Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

Hãy phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử

Bài làm

Thi cử là một hình thức kiểm tra với mục tiêu kiểm tra và đánh giá kiến thức của học sinh. Kết quả của kì thi chính là mức đánh giá điểm gần đúng để người học theo đó mà tiếp tục điều chỉnh, cố gắng đạt được những thành tích như mong muốn. Nhưng hiện nay, rất nhiều bạn coi thi cử là một hình thức có điểm, quan trọng điểm số chứ không quan trọng chất lượng, đó là lí do có nhiều trường hợp không trung thực trong thi cử của người học, đây là một điều đáng phê phán!

Đầu tiên, ta phải hiểu hiện tượng thiếu trung thực trong kì thi là việc mà học sinh không trung thực, không làm bài thi theo đúng khả năng thực sự của mình mà dùng nhiều cách quay cop khác nhau để hòng đạt được một điểm số cao. Để làm điều này thực sự có rất nhiều hình thức, phổ biến nhất đó là mang “phao”, mang tài liệu vào trong phòng thi để quay cop hoặc sao chép bài làm của bạn cùng thi. Dù là bằng hình thức nào thì đó cũng là một hành động lừa dối, không trung thực với người chấm thi cũng như với chính kết quả thi của bản thân mình.

Quay cop là hành động tạo sự thiếu công bằng trong thi cử. Khi mà bạn bè học hành vất vả để có được kì thi tốt thì bản thân lại dùng những biện pháp “nhanh gọn” để được điểm cao mà chẳng mất sức gì. Quay cop như vậy không chỉ khiến cho bản thân dần dần trở nên lười biếng, không chịu học tập chăm chỉ mà còn ngày làm cho kiến thức trở nên mòn đi vì không bao giờ chịu tư duy, sử dụng. Khi những hành vi thiếu trung thực trong kì thi được thực thi một cách trót lọt, dần lâu, người học sẽ không còn tôn trọng tích chất thiêng liêng của một kì thi nữa mà coi đó chỉ như trò chơi mình có thể thắng bằng hình thức gian lận. Thêm vào đó, khi thiếu trung thực trong phòng thi mà để bị phát hiện, không chỉ bài thi bị hủy không xét kết quả mà bản thân học sinh còn bị hạ hạnh kiểm, ảnh hưởng đến cả tương lai về sau trên con đường học vấn. Một bài thi bị điểm kém nhưng không có thái độ sai vẫn đáng châm trước hơn là một bài thi bị đánh dấu do quay cop. Điều này không đơn giản là điểm số mà còn được xét dưới tính chất đạo đức và danh dự. Thiếu trung thực trong nhà trưởng chỉ gây hậu quả nhẹ nhưng thiếu trung thực khi trưởng thành và tự lập sẽ gây ra những hậu quả lớn gấp nhiều lần mà không hề mong muốn, thậm chí sẽ làm ảnh hưởng cả đến người khác.

Việc xảy ra những trường hợp thiếu trung thực trong thi cử lỗi đầu tiên là do học sinh không có ý thức chuẩn bị ôn tập tốt cho kì thi mà chỉ cốt vì điểm cao, đến ngày thi thì chuẩn bị mọi biện pháp để “cứu vãn”. Vậy nên học sinh cần hiểu và ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc học hành và thi cử. Trong lúc học cần học cho nghiêm túc, cho hiệu quả, gần đến kì thi thì cố gắng tập trung cao độ để ôn thi nhưng tránh trường hợp “nước đến chân mới nhảy” sát ngày thi mới bắt đầu học mà cần học từ trước để gần ngày ôn lại, kiến thức đã chắc từ trước để hồi lại sẽ hiệu quả và chắc chắn. Người học cần có tư tưởng cho mình đó là thi cử không phải là để lấy điểm mà là để tụ kiểm tra bản thân để điều chỉnh mình. Điểm thi tốt sẽ là động lực cho bản thân cố gắng và tiếp tục tu dưỡng, còn điểm thi không được tốt thì coi đó là sự nhắc nhở cần thiết để bản thân cố gắng học tập chăm chỉ cùng có phương pháp học hiệu quả hơn trước. Điểm số có thể sửa đổi, không ai đánh giá một người qua điểm số mà là qua cách họ cố gắng khắc phục điểm số và hành động hàng ngày của họ nhằm tu dưỡng bản thân mình. Đối với các giám thị trong phòng thi cũng cần có thái độ nghiêm khắc và xát xao đối với những hành động như vậy để đảm bảo sự công bằng trong thi cử.

Xem thêm:  Soạn bài Tràng giang của Huy Cận

Nếu nhìn tổng thể, thiếu trung thực trong kì thi còn bao gồm cả việc bao che cho người khác quay cop, không những không khuyên ngăn, đứng về điều tốt mà còn cổ súy cho cái xấu phát triển cũng là một hành vi cần tránh xa.

Thiếu trung thực trong thi cử là hành động đáng phê phán, nó sẽ để lại nhiều hậu quả tai hại không chỉ khi đang ngồi trên ghế nhà trường mà còn kéo dài đến tận về sau, là nền móng cho sự suy giảm về mặt đạo đức và lí chí. Học sinh cần hiểu rõ điều này và không mắc phải những sai lầm đáng có trong các kì thi, nhất là những kì thi quan trọng.

Check Also

hot thoi gian nghi hoc cua oc1 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *