Đáp án đề 16 – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5
Hướng dẫn
Đáp án Tả một người công nhân đang làm việc
1. Đọc đoạn thơ, tìm đại từ xưng hô trong lời nói của bà má. Đó là các đại từ: tụi bay, tao, tao, tao, bay, tao. Các đại từ này góp phần biểu thị sự phẫn nộ căm hòn, sự khinh bỉ của bà má yêu nước đốĩ với kẻ thù.
2. Trước hết, em đọc đoạn trích, chú ý tìm đại từ trong lời nói của các nhân vật (lòi đối thoại). Sau đó, đốì với từng đại từ tìm được, em xác định ngôi, sô’của đại từ ấy. Cụ thể, trong đoạn trích có các đại từ sau:
– tôi (Thượng đế gửi lộc cho tôi đây): ngôi thứ nhất, số ít.
– chúng ta (Chúng ta cùng hưởng chứ?): ngôi thứ nhất, sô” nhiều.
– chúng ta, tôi (Chúng ta đâu có cùng thấy, một mình tôi nhặt lên thôi).
– bác, chúng ta (Bác ơi,… chúng ta khốn mất): bác là danh từ được sử dụng như đại từ, ngôi thứ hai, số ít.
– anh, chúng ta (Của bắt được là của anh, chứ đâu phải của chúng ta…): anh là danh từ được sử dụng như đại từ, ngôi thứ hai,số ít.
3. Tham khảo:
Đoạn thơ cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu. Đó là cuộc sông gần gũi với tất cả mọi người như trời đất của ta, cuộc sông tràn đầy tình yêu thương đến từng ngọn lúa, mỗi cành hoa. Cảm động nhất là cuộc sống của Bác luôn vì hạnh phúc của con người. Bác hi sinh cả đời mình vì cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho mỗi đời nô lệ, vì niềm vui và hạnh phúc cho tất cả mọi người (“Sữa để em thơ, lụa tặng già”).
4.
1. Xác định yêu cầu: Tả một người công nhân (hoặc nông dân, thợ thủ công, bác sĩ, y tá,..) đang làm việc.
Chú ý: Tả rõ những hoạt động của người đang làm việc (thể hiện sự say sưa và tinh thần trách nhiệm) nhưng cũng cần nêu được vài nét nổi bật về ngoại hình và tình tình của người đó.
2. Tìm ý, lập dàn bài. (Tương tự cách làm đã gợi ý ở Đề 12, Đề 15 – Chú ý những đặc điểm về hoạt động của người đang làm một công việc cụ thể mà em chọn tả.)
3. Tham khảo:
* Tả người công nhân đang xây nhà
Đầu tiên, anh dùng dao xây xúc một ít vữa phủ đều lên hàng gạch trên cùng của bức tường. Sau đó, anh lấy tay trái nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vừa mới rải. Rồi một tay anh giữ viên gạch, tay kia dùng dao xây gõ nhẹ vào nó. Cuối cùng, anh đưa dao gạt những chỗ vữa thừa nhô ra ở các viên gạch. Ngoảnh đi ngoảnh lại, anh đã xây hết một hàng gạch. Chuyển sang hàng khác, anh đặt viên gạch đầu tiên so le với viên ở hàng dưới. Anh chém ngang một viên gạch thành hai mảnh để chêm vừa kín chỗ so le ở hàng đầu. Đôi tay anh liên tục hoạt động một cách nhịp nhàng, thoải mái. Thỉnh thoảng, anh rút trong túi ra chiếc dây dọi để kiểm tra độ thẳng của bức tường đang xây. Tay cầm đầu dây ngang tầm mắt, anh nheo mắt nhìn và mỉm cười, hài lòng với kết quả việc mình làm,…
(Theo Vũ Đại Hải)
* Tả cô y tá đang tiêm thuốc
Trên bàn tiêm thuốc của cô đã có sẵn chiếc xoong con luộc xơ-ranh và kim tiêm đặt trên bếp điện. Cô mở xoong, hơi nước bốc lên nghi ngút. Mấy ngón tay mảnh mai của cô kẹp chiếc “panh” sáng loáng, thận trọng gắp xơ-ranh rồi lắp kim tiêm, bơm cho thoát hết nước bên trong. Sau đó, cô lấy thuốc vào xơ-ranh, tay trái cầm cái “panh” cặp bông tẩm cồn xoa nhẹ lên đoạn bắp tay gần vai bà. Cô tiêm rất chậm để bà em đỡ đau. Một lát sau, khi hết thuốc, cô lại đặt mảnh bông cồn lên chỗ vừa tiêm rồi rút nhanh kim tiêm. Cô còn day nhẹ mảnh bông cồn trên vết mũi kim tiêm và hỏi ân cần: “Bà có đau lắm không ạ?” Bà em cười móm mém, nói: “Chỉ như con kiến nó đốt thôi cháu ạ! Cháu tiêm cho bà khéo lắm!” Hai lúm đồng tiền lại hiện lên trên đôi má ửng hồng của cô y tá, trông rất xinh.
(Theo Thu Thủy)
* Tả người thợ chạm khắc tượng gỗ
Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê chạm khắc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Ba em kể rằng ngay từ nhỏ, chú đã tỏ ra rất có năng khiếu nên ông nội đã truyền nghề cho chú. Hai cha con em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Bức tượng đang được tạc dở dang. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi đục bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.
(Thực hành Tập làm văn 5, 2003)
Xem thêm Đề 16 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5 tại đây
Theo Dethihay.com