Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”

Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà”

Đề bài: Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu trong tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Bài làm

+ Mở bài

– Giới thiệu qua về tác phẩm và tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn “Chiếc lược ngà’ được sáng tác vào năm 1966 khi miền bắc nước ta đang trong thời kỳ hòa bình còn miền nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất bắc phải lên đường vào nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.

+ Thân bài

– Khái quát cảnh ngộ của bé Thu ba bé đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người cha trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi.

-Với một đứa trẻ chỉ biết mặt ba qua ảnh chắc chắn bé cô bé Thu sẽ không thể nào tiếp nhận một người đàn ông bằng xương bằng thịt làm ba mình ngay được. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé về thăm nhà mấy ngày được ở bên con mấy ngày.

– Qua sự miêu tả về tính cách thì hình ảnh bé Thu là một cô bé cá tính, khá ngang ngạnh nhưng cũng vô cùng sâu sắc và nhiều tình cảm. Bé giống như một con nhím nhỏ thu mình trong chiếc áo da gắn toàn những chiếc gai nhọn, nhưng bên trong là lớp thịt mềm mại, yếu đuối.

Xem thêm:  Bình giảng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

-Tác giả Nguyễn Quang Sáng thật sự có tài miêu tả, và cũng rất có tâm với nhân vật của mình nên mới có thể miêu tả nhân vật thu vừa ngang ngạnh ” bà cụ non” vừa ngây thơ trong sáng, nét hồn nhiên trong veo của một đứa trẻ được tác giả miêu tác khiến người đọc vừa giận vừa thương vừa buồn cười.

-Khi bảo Thu ra gọi ba vào ăn cơm Thứ nhất định không chịu và nhất định không nhận người đàn ông lạ mặt trong nhà làm cha.

– Ngòi bút nhà văn khẳng định một nhân vật giàu tình cảm,có cá tính mạnh mẽ,kiên quyết nhưng vẫn hồn nhiên,ngây thơ.

+ Diễn biến tâm lý của nhân vật Thu chia thành hai giai đoạn

– Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn khi nhân vật Thu chưa nhận ba, lúc này cô bé Thu đúng là một con nhím xù lông lên với người cha của mình. ương bướng nhất quyết không chịu nhận ba, dù đó là người cha mà Thu luôn mong muốn có, và ngày đêm mong chờ gặp mặt từ khi mới sinh ra.

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn mà Thu đã nhận cha.

-Lúc này nhân vật Thu đã gỡ bỏ tấm áo bằng toàn gai nhọn của mình xuống thể hiện rõ là một cô bé hồn nhiên trong veo, thèm khát sự yêu thương của cha. Thu không muốn xa cha muốn cha mãi bên mình.

Xem thêm:  Thuyết minh về tác hại của thuốc lá

-Sự ân hận của cô bé khi biết cha lại phải lên đường đi đánh giặc, ánh mắt lo lắng, tâm trạng tiếc nuối những ngày ở gần cha mà không yêu thương cha khiến cho nhân vật Thu òa khóc, bộc lộ rõ tính cách của một đứa trẻ trước một điều không như ý, bất lực.

– Hình ảnh chia tay của nhân vật Thu và người cha khiến cho người đọc rơi lệ, bởi tác giả Nguyễn Quang Sáng đã viết rất sâu sắc, vừa bình dị trong cách kể vừa khai thác tâm lý nhân vật rất chi tiết khiến độc giả như muốn khóc theo nhân vật Thu vậy.

– Trong giai đoạn hiện nay khi đất nước không còn chiến tranh nữa tuy nhiên vẫn còn nhiều gia đình do kế sinh nhai mà người thân trong gia đình phải lên đường đi làm ăn xa là những người con chúng ta cần biết yêu thương trân trọng tình cảm gia đình mình. Không nên để cái gì mất đi rồi mới biết tiếc nuối.

+ Kết

Truyện ngắn ” Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn hay để lại trong lòng người đọc nhiều cảm xúc vui có, buồn có, bực dọc có thông qua nhân vật Thu tác giả đã nói lên tình cảm cha con ruột thịt rất thiêng liêng đáng trân trọng. Đồng thời qua tác phẩm này tác giả muốn lên án chiến tranh bởi chiến tranh làm cho nhiều gia đình phải ly tán.

    Check Also

    hinh gai xinh hoc sinh de thuong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *