Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Bình giảng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Bình giảng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Bình giảng đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu

Hướng dẫn

NỘI DUNG BÀI VĂN BÌNH GIẢNG THAM KHẢO

Với quan niệm “Văn dĩ tải đạo” đã trở thành chức năng phản ánh của văn học. Điều này đã hiện thực hóa trong quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu. Trong hệ thống thi phàm của mình mà cụ thể là Truyện Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu xây dựng hai tuyến nhân vật: Thiện và ác, đạo đức và gian tà. Ông Quán, Ông Ngư, chú tiểu đồng, Hớn Minh… đều được Nguyễn Đình Chiểu trân trọng đề cao. Họ là những con người lương thiện, giàu lòng thương người, trọng nghĩa khinh tài. Mặt khác, ông cùng kịch liệt lên án vạch mặt bọn người có tâm địa don tôi, xáo quyệt như cha con Võ Thế Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm… Trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn nổi bật lên hai hình tượng đối lập giữa cái thiện và cái ác: ông Ngư – Trịnh Hâm.

Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Đình Chiểu khắc họa chân dung Trịnh Hâm là điển hình của cái xấu, cái ác:

Đêm khuya lặng lẽ như tờ,

Nghênh ngang sao mọc núi mờ sương bay

Trịnh Hâm khi ấy ra tay

Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời

Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời

Cho người thức dậy lấy lời phui pha.

Ghen ghét, đố kị là thói xấu của con người. Nhưng sự ghen ghét, đố kị, độc ác như Trịnh Hâm thì cũng thật là hiếm. Hắn đan tâm hãm hại một con người đang lúc mù lòa, ốm đau, không nơi nương tựa, không có gì để chống đỡ. Hành động tàn ác của hắn cốt do trả thù cho nỗi hận rất nhỏ nhen, thỏa mãn lòng ghen ghét, đố kị cái tài của Lục Vân Tiên trong một cuộc hội ngộ uống rượu giữa bốn người gồm có: Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm.

Một con người củng mang danh sĩ tử, theo nghiệp bút nghiêng củng đọc sách thánh hiền như Trịnh Hâm mà lại có mưu đồ đen tối ngay cả khi Vân Tiên đã không còn có thể đe dọa đến bước đường công danh của hắn thì ắt sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều. Để thê hiện hành động đen tối của mình, hắn đã nghi “Hại Tiên phải dạng mưu này mới xong”. Trước đoạn truyện này, hắn đã lập mưu trói tiểu đồng vào gốc cây cho hổ ăn thịt. Rồi sau đó giả bộ thương xót đưa Vân Tiên xuống thuyền, khi ra đến giữa “vời”, trong đêm tối mịt mùng “nghênh ngang sao mọc, mịt mờ sương bay”, hắn mới “ra tay” hành động.

Xem thêm:  Dựa vào dàn ý đã lập ở tuần 1, em hãy viết một bài văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn cây (hay trong công viên trên cánh đồng, trên nương rẫy, đường phố)

Hai chữ “ra tay” ở câu trên ứng với hai chữ “xô ngay” ở câu dưới đã thực sự tô cáo hành động gian ác, trắng trợn của hắn. Hành động kiên quyết đó lại được che đậy trong một cái ác xảo quyệt của loại người “ném đá giấu tay” bằng cách “giả tiếng kêu trời”. Cái hành động “giả tiếng kêu trời” đã khái quát được cái chân tướng của kẻ giả nhân giả nghĩa. Hắn là hiện thân của cái ác, cái lưu manh trong xã hội thời ấy. Một con người được coi là kẻ có học như hắn mà có cái ác trú ngụ thì thật là nguy hiểm và ghê tởm. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh cùng có nhận xét: “Mỗi oán thù nhân một câu chuyện gọi bằng văn chương trong tâm địa của một tiểu nhân đã dẫn đến những chuyện không ngờ”.

Đối lập với cái ác của Trịnh Hâm là nhân vật ông Ngư, một con người giàu lòng nhân đức và cao thượng.

Sau khi được Giao Long dìu Vân Tiên vào bờ, ông Ngư ra tay cứu vớt kịp thời và hết lòng tận tình cứu chữa.

Hôi con vầy lửa một giờ

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày.

Câu thơ mộc mạc, chân thành, không chút đèo gọt, chỉ thuần túy là kể lại sự việc một cách tự nhiên, giản dị, trong việc cứu chữa bằng phương thức dân dã “vầy lửa”, “hơ bụng”, “hơ mặt mày” tất cả gợi lên sự chân thành, tự nguyện, thương yêu của cả gia đình đói với người bị nạn. Họ là hình ảnh đẹp đẽ của quần chúng nhân dân lao động, những người luôn đứng về phía chính nghĩa. Trong bức tranh thư đậm màu sắc dân gian này, ta thấy ở họ không chỉ có tấm lòng và niềm vui trong lúc cứu người bị nạn mà còn là hành động vô tư không còn tính toán, không cần trả ơn.

Hiểu được hoàn cảnh của chàng, ông Ngư có lời đề nghị Vân Tiên ở lại, sẵn sàng giúp đỡ chàng.

Xem thêm:  Đề 57 – Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Ngư rằng: người ở cùng ta

Hôm mai, hâm hút một nhà cho vui.

Cuộc sống “hâm hút” của ông Ngư thì có gì là thoải mái về vật chất, ông phải vật lộn với biển cả để giành lấy cuộc sống, giành lấy phần đời trước những bão dông của cuộc đời khốn khó. Ông giúp người không đòi sự trả ơn, bởi ông lấy việc nhân nghĩa làm lẽ sống:

Dốc lòng nhân nghĩa chẳng nhờ trả ơn.

Tư tưởng nhân nghĩa không chỉ có một lần Nguyễn Đình Chiểu, đề cập ở đoạn truyện này mà nó bao trùm lên toàn bộ tác phâm ở một đoạn truyện khác, Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi anh hùng hảo hán Lục Vân Tiên đã ra tay cứu giúp Kiều Nguyệt Nga ra khỏi cơn hoạn nạn mà không hề chút tính toán.

Làm ơn há dễ trông người trả ơn

Hoặc ông Tiều sau khi cứu Vân Tiên ra khỏi hang cũng đáp lời tạ ơn chàng: “Làm ơn mà lại trông người hay sao”.

Đối với ông Ngư, quan niệm về nhân nghĩa căn bản giống với quan niệm của Lục Vân Tiên, nhưng có điều hơi khác là ở chỗ là, khi quan niệm ấy gắn với người dân lao động như ông Ngư thì ý nghĩa của quan niệm này lại càng mang tính nhân dân sâu sắc.

Thấy việc nghĩa là làm, là nét đẹp nhân cách của ông Ngư. Nhân cách ấy còn được biểu hiện trong cuộc đời lao động của ông mà Nguyền Đình Chiểu đã cảm nhận bằng cả trái tim và khối óc của mình. Đó là cuộc sống trong sạch, ngoài vòng danh lợi.

Nước trong rửa ruột sạch trơn,

Một câu danh lợi cho sờn lòng đây.

Ông Ngư là người không một chút bận tâm đến cái vòng danh lợi giữa cuộc đời đầy ô trọc, ông dành phần đời của mình để vui với cái nghề chài lưới, tự do giữa thiên nhiên cao rộng, hòa nhập với thiên nhiên, bầu bạn với thiên nhiên, cho nên đối với ông không gì hơn là:

Rày doi mai vịnh vui vầy,

Ngày kia h ứng gió đêm này chơi trăng

Một mình thong thả làm ăn,

Khỏe quơ chài kéo; mệt quăng câu dầm,

Nghêu ngao nay chích mai đầm,

Một bầu trời đất vui thầm ai hay

Kinh luân đã sẵn trong tay,

Thung dung dưới thế vui say trong trời

Thuyền nan một chiếc ở đời,

Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang

Phải nói rằng, thi nhân có những trăn trở, gắn bó với cuộc đời nay lắm mới có cái cảm hứng ngợi ca dạt dào những hình ảnh con người có cái “thung dung dưới thế” lại có cái “vui say trong đời” như ông Ngư, với ông Ngư có cuộc sống thoải mái “ngày hứng gió, đêm chơi trăng” nghêu ngao nay chích mai dầm”… và cuối cùng là một hình ảnh rất đẹp: “Thyền nan một chiếc ở đời – Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”. Những hình ảnh được nói đến trong thơ đều nhằm tôn lên vẻ đẹp nhân cách và quan niệm sống của ông Ngư.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về tình mẫu tử hay nhất

Đây là đoạn thơ hay của tác phẩm, bởi Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm một quan niệm sống, một niềm mơ ước thiết tha của mình qua nhân vật ông Ngư và qua đó, Nguyễn Đình Chiểu cùng muốn nói lên một sự thực của xã hội thời ông đang sống – bên cạnh những cái xấu cái ác thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang như thái sư đương triều, Võ Công, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Cũng còn rất nhiều cái tót, dáng kính trọng, đáng khao khát, tồn tại bền vừng nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài như ông Ngư, ông Tiều, tiểu đồng, bà lão dệt vải trong rừng,., Nhà thơ Xuân Diệu đã nói rất đúng: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của tâm hồn Hô Chiêu” (dẫn theo SGV, tập 1 – Nhà xuất bản Giáo dục).

Đoạn truyện đã xây dựng thành công hai tính cách nhân vật đối lập, một kẻ lòng lang dạ thú dưới cái bộ mặt kẻ sĩ và một người có tâm hồn cao thượng trong cuộc đời bình dị. Nhân vật được miêu tả qua hành động, ngôn ngữ bình dị dân dã. Đặc biệt sự thành công của Nguyễn Đình Chiểu là ông đã để lại một ấn tượng đẹp về nhân vật ông Ngư. Một hình tượng nghệ thuật mang quan điểm trần thuật của tác giả.

*****

Theo Dethihay.com

Check Also

unnamed 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *