Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý nghị luận xã hội về Cho và nhận

Dàn ý nghị luận xã hội về Cho và nhận

Đề bài: Em hãy lập dàn ý nghị luận xã hội về “Cho và nhận”

Bài làm

+ Mở bài

Có một câu ngạn ngữ của nước Anh như thế này “Cuộc sống được tạo dựng bởi cho và nhận, lãng quên và tha thứ).

– Nếu như cuộc sống tựa như một bức tranh lắp ghép với nhiều mảnh ghép cuộc đời khác nhau. Thì cho và nhận luôn là hai mảnh ghép đi đôi cùng nhau, giống như hai mắt xích nối liền không thể tách rời nhau.

+Thân bài:

– Cho là gì? Cho là sự ban tặng, chia sẻ, những cái mà mình đang có cho người khác. Nó có thể là những vật chất hữu hình như cơm áo, gạo, tiền, hay vật tặng nào đó. Nó cũng có thể là tình cái ( cái vô hình mà mắt thường không thể nhìn thấy) là tình yêu thương, sự cảm thông, sẻ chia giữa người với người trong cộng đồng.

– Nhận là gì? Nhận là được cho, tặng hay ban phát một hiện vật cụ thể hữu hình. Hoặc tình cảm, cảm xúc …một thứ vô hình chỉ có thể cảm nhận bằng tấm lòng sự chân thành mà thôi.

– Cho và nhận là một lối sống nó được hình thành từ hàng trăm nghìn năm trong xã hội loài người như một câu nói rất nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu là “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Xem thêm:  Soạn Bài Tôi Đi Học Của Tác Giả Thanh Tịnh

– Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ ai cũng có lúc gặp khó khăn một việc gì đó cần nhận sự giúp đỡ của người khác. Và cũng sẽ có những lúc mình giúp đỡ ai đó trong lúc khó khăn bằng chính khả năng mình đang có. Vì vậy, cho và nhận luôn là xu hướng, là một cặp đôi hoàn hảo đi liền gắn kèm với nhau nếu chúng ta là con người sống trong cuộc đời này.

– Đối với con người: Người ta thường muốn được nhận được sự quan tâm, muốn mở lòng ra với mọi người để cảm thấy ấm áp, hạnh phúc vì một điều gì đó trong tâm hồn

– Khác với khi cho, khi nhận có thể xuất phát từ trạng thái có hoặc vô ý thức khi mình cả, thấy sự cảm động, một hành động kiểu xã giao hay thậm chí là qua loa cho xong chuyện

-Trong xã hội hành động cho và nhận làm cho xã hội thêm gắn kết, văn minh và phát triển hơn.

– Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay “ cho và nhận” cũng đang hình thành những mặt tối, tiêu cực của xã hội giống như việc các nhà quan chức nhận hối lộ và sẽ cất nhắc người hối lộ thăng quan tiến chức, hoặc ký duyệt một dự án nào đó có lợi với người cho. Người nhận do đã nhận quà (thường là vật chất) cần phải có hành động đáp trả lại một cách xứng đáng với món quà mà mình đã nhận. Cho và nhận ở đây thì thật sự nguy hại cho xã hội.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 9: Luyện tập viết hợp đồng

– Là học sinh thì chúng ta nên hiểu thật thấu đáo cho vấn đề cho và nhận, tránh hiểu sai lệch ý nghĩa, hành động của câu nói trên.

+ Kết bài:

-Nhận xét về cho và nhận”

– Cách rèn luyện bản thân

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *