Đề bài: Em hãy lập dàn ý làm sáng tỏ ý kiến “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn”
Bài làm
+ Mở bài:
– Giới thiệu về tác giả Ngô Tất Tố và tác phẩm của ông:
-Tác giả Ngô Tất Tố sinh năm 1893 ở Từ Sơn, Bắc Ninh. Ông sinh ra trong gia đình nông dân nhưng lại có tinh thần tiến bộ và giàu tinh thần chiến đấu.
– Ngô Tất Tố đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm hay đặc sắc. Tuy nhiên, tác phẩm “Tắt đèn” của ông là một tác phẩm kinh điển gây một tiếng vang lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân đã viết “Với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố xui người nông dân nổi loạn”. Có lẽ ý kiến này đúng bởi qua lời văn sắc sảo của mình tác giả muốn người nông dân trong chế độ cũ hãy vùng lên tìm lối thoát cho cuộc đời mình, không nên sống tăm tối mãi.
+ Thân bài:
– Khái quát bối cảnh hình thành và nội dung chính của tác phẩm? Tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố hay ở chỗ nó đã đánh đúng vào cuộc sống xã hội Việt Nam thời đó. Trong khi người nông dân khốn khổ, chịu cảnh một cổ hai tròng vừa chịu sự bóc lột của chế độ phong kiến, vừa chịu sự đàn áp, của thực dân Pháp…Cái nghèo, cái đói của bủa vây, bao quanh lấy họ, bởi cảnh sưu cao, thuế nặng, ruộng đất thì không có quanh năm làm thuê trên chính cánh đồng của mình, nhưng đến mùa vụ lại phải nộp thuế,…khiến họ cứ lao đao mãi không tìm ra lối thoát.
– Nêu ý kiến và phân tích về nhận định của nhà văn Nguyễn Tuân là đúng hay sai? Nhà văn Nguyễn Tuân chỉ muốn đưa ra một quy luật rõ ràng rằng, ở đâu có đàn áp, có áp bức bóc lột, một cách quá mức, thì chắc chắn ở nơi đó tất nhiên sẽ xảy ra chiến tranh. Quy luật này đã có từ hàng ngàn năm nay rồi chứ không phải thời phong kiến mới có.
– Phân tích nhân vật chị Dậu?Năm đó, cả làng đói kém do mất mùa, chồng chị Dậu thì đau ốm liên miên nên không đi làm thuê cho người ta được nhiều, nhà thì toàn trẻ con người ăn thì nhiều mà người làm thì ít. Một mình chị Dậu lo cái ăn cho 4 đứa con cũng đủ nheo nhóc lắm rồi, nên không có tiền nộp thuế thân cho chồng. Chồng chị vì thế mà bị bắt đi, bị tra tấn đánh đập.
– Chị Dậu là người thương chồng, thương con như thế nào?Chị thương chồng nên đã bán đàn chó món của cải duy nhất trong nhà nhưng vẫn không đủ tiền, đau đớn túng quẫn, chị đã nghĩ rất nhiều cách mới gom đủ tiền.
– Vì sao một người thương chồng, thương con như vậy mà phải bán con? Bọn tay sai của quan hung hãn đi từng nhà vơ vét, thúc giục người dân nộp thuế. Nhà chị Dậu có chồng trên 18 tuổi phải nộp thuế, nếu không có tiền nộp họ sẽ bắt chồng chị đi và đánh cho tới chết.
– Hoàn cảnh dẫn tới việc chị Dậu phản kháng lại bọn lính khi chúng tới bắt anh Dậu đi? Mở đầu đoạn trích là cảnh chồng chị Dậu bị ốm, chị nấu được bát cháo loãng cho chồng hút thì bọn lính ập vào định trói tay chồng chị đi. Chị van xin, quỳ lạy bọn chúng. Nhưng chúng nhất định không nghe. Con giun xéo mãi cũng quằn. Chị Dậu không còn cách nào khác đành chống trả.
– Phân tích cách xưng hô thay đổi của chị Dâu khi nói chuyện với bọn lính để thấy được sự phản kháng của chị? Lúc đầu chị xưng con với bọn chúng thể hiện sự nhún nhường cung kính. Sau đó, chị nói “Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ”.Chị Dậu đã chuyển từ trạng thái xuống nước nịnh nọt cầu mong tình thương của bọn ác quỷ sang trạng thái chống đối, thể hiện quan điểm sống, thể hiện quyền làm người của mình. Và cuối cùng “Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem“.
– Giá trị nhân văn của tác giả và tác phẩm? Tác phẩm của Ngô Tất Tố xoay quanh cảnh người dân vào mùa sưu thuế. Những hành động của chị Dậu là kết quả của một quá trình nhẫn nhịn, sự áp bức, bị dày xéo. Nó là hành động bộc phát, khi con người bị dồn tới chân tường thì sẽ phản kháng.
-Qua ngòi bút của mình tác giả Ngô Tất Tố đã thể hiện cái nhìn nhân văn, nhân đạo của mình với những người nông dân khốn khổ trong xã hội cũ.
-Ý nghĩa của câu tục ngữ “tức nước vỡ bờ”? qua ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã được thể hiện thật sống động và đầy thuyết phục. Hành động của chị Dậu mặc dầu là tự phát, song nó cho thấy sức mạnh phản kháng tiềm tàng của người nông dân. Ngô Tất Tố đã cảm nhận được sức mạnh khôn lường ấy bắt nguồn từ ý thức bảo vệ nhân phẩm, từ tình yêu thương.
+ Kết
-Trích đoạn “Tức nước vỡ bờ” cũng chính là minh chứng mạnh mẽ cho quy luật rằng ở đâu có áp bức, bóc lột, ở đó có phản kháng. Tuy trong giai đoạn viết tác phẩm “Tắt đèn” tác giả Ngô Tất Tố chưa gặp gỡ con đường cách mạng của Hồ Chí Minh. Nhưng bằng sự nhạy cảm của mình tác giả đã linh cảm thấy được một cuộc cách mạng giải phóng con người thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than sẽ diễn ra trong nay mai.
Đúng như câu nói nhà văn Nguyễn Tuân vẫn nhận xét rằng: “Ngô Tất Tố, với Tắt đèn đã xui người nông dân nổi loạn…”.