Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý bài: Phân tích ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh

Dàn ý bài: Phân tích ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh

Em hãy lập dàn ý bài: Phân tích ý kiến cho rằng chữ “hồng” là nhãn tự bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh.

A, Mở bài:

-Nói đôi nét về ‘nhãn tự” –mắt chữ trong thơ cổ xưa có vai trò như thế nào trong thơ và giá trị về nghệ thuật và nội dung mang lại.

+Trong thơ Đường luật, đặc biệt là thể thơ tứ tuyệt, thường có nhãn tự (chữ mắt) như là điểm sáng, cái “thần”, linh hồn của bài thơ để bài thơ trở lên có điểm nhấn. Người ta vẫn hay thường nhắc đến một chữ “sầu” trong bài thơ “Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu. Nếu như chữ “sầu” đó đã đọng lại một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong thi phẩm đời Đường, thì chữ “hồng” lại sáng lên một ngọn lửa ấm nóng trong bài thơ “Chiều tối” của chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường giải tù qua một xóm núi hẻo lánh:

B, Thân bài:

-Trích dẫn bài thơ:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò than đã rực hồng.

-Nói đôi nét về không gian và thời gian của khung cảnh trong bài thơ và tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng bị tù đày.

+Vào thời điểm đó, trời chiều đã muộn. Bác bị giải qua một khu rừng heo hút nơi đất khách quê người. Chỉ có một cánh chim nhỏ nhoi mà đã thấm mỏi bay về rừng tìm nơi trú ngụ và một chòm mây cô đơn trôi trên bầu trời, không biết sẽ đi đâu về đâu …

+Có thể nói tâm trạng người tù xa xứ cũng vậy. Cả một ngày lê những bước chân nặng bước vì xiềng xích, mệt mỏi rã rời mà vẫn chưa có điểm dừng chân. Một nỗi buồn thẳm sâu vào cảnh vật khiến cho cảnh “Chiều tối” lại càng thêm vắng vẻ hiu quạnh, lạnh lẽo đó là nỗi buồn nhớ quê hương, tổ quốc, đồng bào, đồng chí của người chiến sĩ cách mạng đang bị giam hãm trong cảnh ngục tù đầy gian truân, vất vả.

-Sau khi kết thúc hai câu thơ đầu thì đến sự chuyển đổi về tứ thơ ở hai câu thơ tiếp

+Nhưng bỗng tứ thơ như chuyển đổi một cách rõ rệt khi người tù đi qua một xóm núi bên đường. Lúc này đây đã không còn cái không khí hiu hắt, lạnh lẽo của cảnh ‘Chiều tối’ nơi núi rừng vắng lặng, câu thơ bỗng như reo vui lên trước một cảnh sinh hoạt đầm ấm nơi xóm núi:

+Con người lao động lại được hiện ra khỏe khoắn, tươi vui, đầy sức sống mặc dù cuộc sống của họ còn nghèo nàn, vất vả. Hình ảnh được gợi nhắc là “cô em xóm núi xay ngô tối” hiện lên thật đẹp trong câu thơ.

-Nhãn tự của bài thơ được chú ý

+Tứ thơ như được chuyển đổi linh hoạt chính là nhờ một chữ “hồng” làm sáng cả bài thơ, đem ấm nồng và sức sống đến cho tác phẩm. “Một chữ hồng mà đủ sức để cân lại với 27 chữ thơ kia, nó làm sáng cả câu thơ, cả bài thơ. Nó là nhãn tự (chữ mắt) của bài thơ”. (Hoàng Trung Thông).

+Nhưng do đâu mà Bác lại có được nhãn tự đó? Do đâu mà một chữ “hồng” đã làm cho người đọc cảm nhận được cái “thần” cái thái của bài thơ, linh hồn của bài tứ tuyệt? Chính là do trong lòng Bác cũng có một ngọn lửa hồng rực sáng như vậy: ngọn lửa của tình yêu cuộc sống, yêu con người không bao giờ tắt trong lòng chủ tịch Hồ Chí Minh.

+Ngay khi phải chịu cảnh tù đày, chân đeo xiềng xích, thì tình yêu ấy vẫn còn, và chất thơ vẫn trào lên để kết tụ lại thành một chữ “hồng” tuyệt đẹp.

+Bài thơ kết lại bằng chữ “hồng “chính là nhãn tự của bài thơ thu được cả linh hồn sức sống của toàn bài. Cả bức tranh bừng sáng bởi chữ “hồng” đó. Nó thể hiện niềm tin tưởng ý chí, nghị lực kiên cường của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.

>>> Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh của ngọn lửa hồng mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp và niềm vui. Ngọn lửa của sự sống vẫn còn lung linh tươi sáng và sưởi ấm mãi muôn đời. Nó vừa mang phong vị cổ điển vừa có phẩm chất hiện đại, dào dạt cảm xúc.

C, Kết bài:

-Khẳng định lại tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng

-Bài thơ không chỉ hay ở nội dung mà còn hay ở tứ thơ và chính nhãn tự ‘hồng” đã làm lên sự thay đổi này.

    Check Also

    hinh gai xinh hoc sinh de thuong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *