Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý bài: Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Dàn ý bài: Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Em hãy lập dàn ý bài: Phân tích truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.

Bài làm

A, Mở bài

-Giới thiệu tác giả: Nhà văn Lỗ Tấn ( 1881-1936 ) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì không có thuốc, Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc,để chữa bệnh cho những người nghèo như cha mình.

+ Tác giả Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX: “Trước Lỗ Tấn, chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạc Nhược ). Lỗ Tấn vinh dự khi được tôn vinh là linh hồn dân tộc. Ông không hề ngại ngần khi vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân để mọi người tìm cách chạy chữa, tự phấn đấu vươn lên, tự cường dân tộc. Tác phẩm chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện, Cố hương…

– Tác phẩm:

+ Tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ.

B, Thân bài:

-Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:

Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược). Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa.

– Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh, chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Có thể nói đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

– Còn về tầng nghĩa thứ hai của tác phẩm “Thuốc” chính là nghĩa hàm ẩn, đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc. Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó. Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu tưởng như vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác.Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

– Tầng nghĩa thứ ba của “Thuốc”, của chiếc bánh bao tẩm máu người được tác giả gửi gắm chính là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. Máu dùng để tẩm chiếc bánh bao kia chính là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân. Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc, là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước,cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Tựu chung lại: Nhan đề của truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

2- Các nhân vật:

a- Hình ảnh đám đông quần chúng:

– Vào buổi sáng sớm, ở pháp trường, lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con thì bị một đám đông xô đẩy nhau ào ào,chen bật lão suýt ngã. Đó là cảnh những người đi xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du. Đám đông này khiến ta dễ dàng liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một người Trung Quốc chống lại người Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.

– Khi trời đã sáng hẳn, quán trà đã rất đông khách của lão Hoa, Cậu Năm Gù,Cả Khang,người râu hoa râm…cùng bàn tán về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ như mặc định rằng anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du có hai người gặp may. May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được thưởng một số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa đã đạt được mục đích của mình là có máu Hạ Du để chấm bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên.

Tóm lại, qua hai sự việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện, ta thấy đám đông quần chúng thật là mê muội. Có thể nói sự hiểu biết và thái độ của quần chúng về những vấn đề của đất nước,về bệnh tật,về cuộc đời còn quá hạn chế. Nói như tác giả Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ.Phải làm thế nào đó để thức tỉnh họ.Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn.

b- Nhân vật Hạ Du:

Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện.

Người cách mạng Hạ Du là một người yêu nước, dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn.

Nhưng anh rất cô đơn,không ai hiểu anh kể cả mẹ anh.Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao.

Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại. Qua hình tượng nhân vật Hạ Du,Lỗ Tấn muốn bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này

C, Kết bài:

-Khẳng định lại tài năng của Lỗ Tấn và tác phẩm mang nhiều thông điệp của tác giả gửi gắm vào đó, đó chính là sự mê muội của một bộ phận người dân Trung Quốc lúc bấy giờ.

    Check Also

    hoaphuong 17 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *