Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý bài: Nói về các liệt sĩ vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn

Dàn ý bài: Nói về các liệt sĩ vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn

Em hãy lập dàn ý cho đề: Viết bài văn nói về các liệt sĩ vô danh trong nghĩa trang Trường Sơn.

A, Mở bài:

Trong hàng triệu anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh trong chiến tranh, bên cạnh những người mà tên tuổi, quê quán đã ghi rõ trên bia mộ, được chính quyền, đồng đội, người thân thường xuyên thăm viếng, khói hương… thì còn có hàng ngàn liệt sĩ vô danh đang nằm ở nghĩa trang liệt sĩ này hoặc còn nằm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Và họ là những liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc. Những người liệt sĩ vô danh không rõ tên tuổi, quê hương gợi lên trong lòng mọi người niềm đau xót xa và lòng tiếc thương vô hạn. Nhưng tên tuổi và chiến công của các anh các chị như đã gắn liền với tên tuổi và chiến công oanh liệt, hào hùng của đất nước.

B, Thân bài:

Trọng tâm cần bàn luận là lòng biết ơn với những thế hệ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc và ý thức trách nhiệm của bản thân với nhân dân, đất nước. Có thể tham khảo dàn ý sau:

– Bày tỏ lòng biết ơn với các anh hùng liệt sĩ:

+ Đất nước Việt Nam đã trải qua hai cuộc chiến tranh giữ nước trường kì, gian khổ, khốc liệt… Có biết bao nhiêu người con ưu tú của dân tộc đã ngã xuống, hi sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc…

+ Các anh là những chiến sĩ đã hi sinh cả tuổi xuân vì sự nghiệp vĩ đại giành độc lập và thống nhất đất nước: “Máu đào của các chiến sĩ Trường Sơn nhuộm thắm màu cờ Tổ quốc”.

+ Sự hi sinh của các anh là vô cùng cao cả và các anh sống mãi cùng hồn thiêng sông núi. Nhưng sự hi sinh nào cũng để lại nỗi đau, niềm thương tiếc, nhất là với những liệt sĩ vô danh “không một tấm hình, không một dòng địa chỉ”. Trước những hàng bia không tên, chúng ta ai cũng cảm thấy bùi ngùi, xót xa. Những người con từ nhiều miền quê của biết bao bà mẹ đã nằm lại trên mảnh đất này.

+ Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi các anh yên nghỉ, nơi các anh về cùng đất mẹ. Nghĩa trang Trường Sơn là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh của con người Việt Nam…

– Nêu hiện thực đất nước hôm nay:

Nhữngngười lính như các anh đã ngã xuống để đất nước Việt Nam “rũ bùn đứng dậy sáng loà” độc lập, thống nhất và phát triển. Nền kinh tế ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ: khắp nơi mọc lên các khu công nghiệp, trường học, bệnh viện… Đời sống nhân dân ổn định và được cải thiện. Vãn hoá, giáo dục được coi trọng, phát triển… Như vậy, sự hi sinh của thế hệ cha anh đã không uổng phí…

– Lời hứa và hành động:

+ Khẳng định lòng biết ơn sâu sắc với sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ. Đứng trước nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, mỗi người chúng ta càng thấm thìa hơn bao giờ hết công lao íủa các thế hệ cha anh và giá trị của nền độc lập, tự do mà họ đã giành lại, gìn giữ cho dân tộc, đất nước.

+ Hướng về cội nguồn, nhớ về Trường Sơn để noi gương những anh hùng liệt sĩ đã hi sinh, cống hiến cho đất nước; thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm cụ thể, thiết thực. Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” đã và đang được các tầng lớp nhân dân nhiệt tình ủng hộ, đặc biệt là lớp thanh niên.

+ Lời hứa thiêng liêng trước hương hồn các liệt sĩ TrườngSơn: quyết tâm vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống hôm nay, hoàn thành bổn phận thiêng liêng của mỗi con người với nhân dân, đất nước, đặc biệt là khi Tổ quốc lâm nguy: “Phải biết sắn bó và san sẻ – Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở – Làm nên Đất Nước muôn đời” (Nguyễn Khoa Điềm).

C, Kết bài:

Khẳng định lại một làn nữa công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã xả thân cho đất nước

    Check Also

    truong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *