Em hãy lập dàn ý đề bài sau: Giải thích bình luận câu nói của Nam Cao trong Đời thừa “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay…” để thấy được tuyên ngôn nghệ thuật đúng đắn của Nam Cao.
A, Mở bài:
-Khái quát ngắn gọn về tác gia Nam Cao và khẳng định những đóng góp của ông trong việc sáng tạo đổi mới văn học. Mặc dù viết về đề tài cũ và có rất nhiều tác giả đã nổi về mảng đề tài đó nhưng Nam Cao vẫn đứng được một vị trí riêng nhờ sáng tạo.
Trích dẫn được trực tiếp câu nói trên
B,Thân bài
*Dẫn dắt vấn đề:
– Tác giả Nam Cao
– Tác phẩm ‘Đời thừa”
* Luận điểm:
1, Nam Cao không bao giờ chấp nhận thứ văn chương dễ dãi, khuôn sáo, mô phỏng, dập khuôn giản đơn, máy móc: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay…”
– Nam Cao luôn luôn phân biệt giữa người thợ khéo tay và người nghệ sĩ chân chính
+ Người thợ khéo tay: Có hiểu biết sâu sắc về nghề nghiệp
Đôi bàn tay tài hoa có thể sản xuất sản phẩm hàng loạt, theo kiểu mẫu cho sẵn- có ít dấu ấn của sự sáng tạo
Là người rất có ích cho cuộc sống.
+ Người nghệ sĩ chân chính: Phải biết rung động trước cuộc sống không đơn thuần phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn in dấu ấn cá nhân của sự khám phá
Nam Cao đã thể hiện ý thức trách nhiệm và lương tâm của người cầm bút trong văn chương nghệ thuật.
-Căn bệnh mô phỏng dập khuôn- công thức, là một thứ bệnh khá phổ biến trong văn chương
+ Trong thơ văn cổ: mô tả ước lệ tượng trưng
+ Trong thơ văn hiện đại: tinh thần lạc quan ta thắng địch thua
Bóng tối- ánh sáng
+ Trong thơ văn thời kì đổi mới: viết về tiêu cực
- Hiện tượng ông giám đốc, cô thư kí
- Phim: nhan đề có chữ “Tình”
+ “Đời thừa”: hộ cũng từng thấm thía: “ Chao ôi! Hắn đã viết những gì….hắn chẳng đem đến một chút mới lạ cho văn chương”
Nam Cao đã lên án gay gắt cái căn bệnh đó, xem đó là sự bất lương, đê tiện, giết chết nghệ thuật do sự cẩu thả, lười biếng
- “Văn chương chỉ dung nạp….”- com đường duy nhất của nghệ thuật chân chính chỉ chấp nhận những nghệ sĩ biết lao động nghiêm túc, đầy sáng tạo.
– Lao động nghệ thuật: quá trình nghiền ngẫm, khám phá, tìm tòi
Sản phẩm tinh thần độc đáo
Mang cá tính của người nghệ sĩ
+ Truyện Kiều, viết dựa theo tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc) nhưng đã trở thành kiệt tác mang dấu ấn của Nguyễn Du
+ M.Gorki: “Một người nghệ sĩ không có cái gì là riêng của mình thì người đó khong có cái gì cả”
+ “Đời thừa”: Hộ đã dằn vặt “Hắn chẳng đem chút mới lạ nào cho văn chương. Thế là hắn là 1 kẻ vo ích, là người thừa”
-Nói sáng tạo nhưng không có nghĩa là sáng tạo tùy tiện, bịa đặt, chạy theo cái mới cái lạ kiểu hiếu kì -> Nhà văn phải sáng tạo thực sự- nghiên cứu, khám phá tâm hồn con người và chân lí đời sống bằng cách:
+ Vượt qua cái bề ngoài (tả chân hời hợt)
+ Thâm nhập vào chiều sâu tâm hồn của con người và bản chất bên trong của đời sống
C, Kết bài
Nhận định trên là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao, chính vì vậy đã khẳng định cũng như chính minh được nhà văn chân chính và tiến bộ