Cảm nhận về bài tùy bút ‘Sài Gòn tôi yêu’ của Minh Hương
Hướng dẫn
…Trước năm 1945, tác giả đã đến sinh sống ở Sài Gòn, trở thành một cư dân 184 của ‘hòn ngọc Viễn Đông’ mà ông gọi là ‘cái đô thị ngọc ngà’. Nhan đề bài kí đã thể hiện tình yêu thiết tha sâu nặng đối với Sài Gòn – ‘Sài Gòn tôi yêu’.
Mấy dòng đầu bài kí, tác giả nói một cách hóm hỉnh qua một số so sánh: ‘Sài Gòn vẫn trẻ. Tôi thì đương già’. Sài Gòn 300 tuổi so với cái tuổi 5.000 năm của đất nước ta thì Sài Gòn ‘còn xuân chán’, ‘như một cây tơ đương độ nõn nà…’.
Minh Hương thổ lộ tình yêu Sài Gòn trong mọi thời tiết và mọi thời gian. Tác giả ‘yêu nắng sớm, một thứ nắng ngọt ngào’’,yêu ‘buổi chiều lộng gió nhớ thương, dưới những cây mưa nhiệt đới bất ngờ’’,yêu thời tiết trái chứng: ‘trời đang iu iu buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh’.Tác giả yêu đêm khuya ‘thưa thớt tiếng ồn’’,yêu những giờ cao điểm, phố phường ‘náo động, dập dìu xe cộ’;yêu làn không khí ‘mát dịu, thanh sạch’vào buổi sáng tinh sương, trên một số con đường nhiều cây xanh. Tinh yêu Sài Gòn của Minh Hương được ông ví với tình cảm của ‘người đàn ông vẫn ôm ấp bóng dáng mối tình đầu chứa chan nhiều ngang trái’.
Sài Gòn rất bao dung và hào phóng ‘bao giờ cũng’dang hai cánh tay mở rộng mà đón nhiều người từ trăm nẻo đất nước kéo đến’. Người Bắc, người Trung, người Nam, người Hoá, người Khơ-me… đã đến ở Sài Gòn, ‘rồi thừa nhận nơi đây là quê quán của mình’. Minh Hương đã đến ở Sài Gòn hơn nửa thế kỉ sao không yêu Sài Gòn, sao không coi Sài Gòn là quê hương thứ hai của mình được?
Tác giả yêu Sài Gòn, rồi yêu hơn con người Sài Gòn với bao phẩm chất tốt đẹp, biểu hiện một ‘phong cách bản địa mang nhiều nét đặc trưng’.Người Sài Gòn ‘ăn nói tự nhiên, nhiều lúc hề hà, dễ dãi’, ‘rất chơn thành, bộc trực’, ‘ít dàn dựng, tính toán’.
Minh Hương đã nêu lên những nét đáng yêu của các cô gái ‘thị thiềng’ Sài Gòn ngày xưa. Tóc ‘buông thõng’ trên vai trên lưng. Đầu đội nón vải trắng rộng vành. Áo bà ba trắng… Quần đen rộng. Hoặc đi giầy bố trắng, hay xăng-đan da, hoặc đi guốc vông trơn trắng nõn, quai da… Rất dễ nhìn, dễ ưa: dáng đi ‘khỏe khoắn, mạnh dạn’; ‘cũng yểu điệu, thướt tha…’, ‘cũng e thẹn, ngượng nghịu..’. Nụ cười ‘thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều thơ ngây’. Cái đẹp của cô gái Sài Gòn ‘thật đơn sơ, đôn hậu’.
Cách giao thiệp của thiếu nữ Sài Gòn rất duyên dáng. Chào người lớn, các cô ‘cúi đẩu, chắp hai bàn tay lại và xá’. Gập bạn bè thì ‘hơi cúi đầu và mỉm cười; cười ngậm miệng, cười chúm chím, cười mỉm mỉm, cười he hé,…’, tùy mức độ thân quen. Đặc biệt là cặp mắt cô gái Sài Gòn ‘sáng rỡ, nhí nhảnh, đôi lúc lại ánh lên vài tia hóm hỉnh’. Cách giao tiếp của thiếu nữ Sài Gòn có vẻ hơi ‘cổ xưa’ nhưng lại rõ ràng ‘dân chủ’, ‘không khúm núm hay màu mè’, ‘không chút mặc cảm, tự ti’. Nghĩa là họ vẫn giữ được phong cách dân tộc, nhưng không còn mang tư tưởng phong kiến, trái lại rất tân tiến.
Có thể nói đoạn văn viết về cô gái Sài Gòn là đặc sắc nhất, vừa tỉ mỉ vừa khái quát, biểu lộ tấm lòng trân trọng, quý mến của Minh Hương. Ta vô cùng thích thú như được thú vị ngắm nghía nhũng bức ảnh chân dung nghệ thuật của các cô gái Sài Gòn trong phòng triển lãm những năm đầu thế kỉ 20..
Tính cách con người Sài Gòn rất đẹp và đáng yêu. Các cô gái, các chàng trai, các giới đồng bào giàu lòng yêu nước, bất khuất, dám xả thân vì chính nghĩa, vì cách mạng và kháng chiến, vì đất nước và nhân dân. Với Minh Hương, tình yêu Sài Gòn gắn liền với tình cảm trân trọng, quý mến, cảm phục những con người Sài Gòn.
Phần cuối bài kí, tác giả viết qua một so sánh đáng yêu: ‘Miền Nam là đất lành thì Sài Gòn cũng là một đô thị hiền hòa’. ‘Đất lành chim đậu’ (tục ngữ). Trước kia, Sài Gòn có nhiều chim, nhưng ngày nay rất ít chim. Những kẻ vô trách nhiệm với môi trường sống, đã ‘đang tay bắn giết chim và dơi của thành phố’.
Chim chóc thì ‘hiếm hoi dần’, dân số lại gia tăng ‘leo lên hơn năm triệu’. Thoáng một chút băn khoăn?
Minh Hương đã tâm sự: ‘yêu Sài Gòn và yêu cả con người ở đây’. Mối tình ấy ‘dai dẳng, bền chặt’. Tác giả ước mong ‘mọi người nhất là các bạn trẻ, đều yêu Sài Gòn như tôi’. Đó là một tiếng nói ‘chơn thành, bộc trực’. Sài Gòn, thành phố 300 tuổi, là Thành Đồng Tổ quốc, là thành phô’ mang tên Bác – thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng – ai mà chẳng tự hào, ai mà chẳng mến yêu.
Bài kí ‘Sài Gòn tôi yêu’ cho ta nhiều ấn tượng. Giọng văn hóm hỉnh, chơn thành thể hiện một cách viết độc đáo, sắc sảo. Chữ nghĩa, ngôn từ gợi lên sắc thái Sài Gòn rất đậm đà: ‘trời đang ui ui’… ‘các cô gái thị thiêng’, ‘chắp hai bàn tay lại và xá’, v.v… Một vài so sánh khá ý vị, nhất là khi nói về một số nét đẹp của thiếu nữ Sài Gòn: ‘cũng e thẹn, ngượng nghịu như vừng trăng mới ló, còn ngập ngừng giấu nửa vành sau áng mây. Nụ cười thiệt tình, tươi tắn và ít nhiều ngây thơ’’,…
‘Sài Gòn tôi yêu’là một bài kí duyên dáng có ít nhiều khám phá, tỏa sáng tính nhân văn. Hay đấy. Cần đọc để thưởng thức, để yêu Sài Gòn hơn nữa.
Theo Baivanhay.com