Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hài Nguyễn Du

Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hài Nguyễn Du

Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hài Nguyễn Du

Bài làm

Truyện Kiều được coi là tác phẩm làm nên tên tuổi của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm được coi là áng thiên cổ kỳ bút lưu danh ngàn đời. Đây là một trong những số ít tác phẩm viết về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa nhưng có sự bày tỏ một cách sâu rộng và rõ ràng về vấn đề nữ quyền. Viết về họ một cách khách quan và cũng nêu lên ý kiến bênh vực cho họ, thấu hiểu cho họ. Đó là một điểm cộng rất lớn vì sự tiến bộ trong tư tưởng của Nguyễn Du, nhất là khi ông cũng đang sống trong thời đại thịnh trị của nền chuyên chế phong kiến với cách nhìn nhận chung như “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”…..Thúy Kiều là nhân vật chính, nhân vật trung tâm và cũng là nhân vật mang tư tưởng trong tác phẩm.

Trong những nhân vật văn chương của mình, dường như ông dành nhiều tình cảm hơn cả cho Thúy Kiều, người con gái “tài hoa nhưng bạc mệnh’. Ông thương Thúy Kiều vì người con gái ấy xứng đáng được yêu thương, tôn trọng. Chỉ vì chữ “hiếu” cho gia đình mà nàng phải chịu cảnh sống 15 năm lưu lạc bèo dạt mây trôi đáng thương vô cùng. Mười câu thơ đầu của đoạn trích Trao duyên gợi mởi về những con đường tương lai khi Kiều quyết định đánh đổi, ngã giá bản thân

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén th.
Sự đâu sòng gió bất k,
Hiu tình khôn lẽ hai b vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Thúy Kiều được Nguyễn Du miêu tả với vẻ đẹp sắc nước hương trời: “Làn thu thủy, nét xuân sơn/ Hoa ghen đua thắm, liễu hờn kém xanh”, với cái tài “Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”, tưởng chừng một người con gái có sắc tài thuộc mạng trời định như vậy sẽ có một cuộc đời đáng sống ấy vậy mà trớ trêu thay, sóng gió đến với nàng và vùi dập nàng không chút thương tiếc.

Xem thêm:  Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó

Thúy Kiều đã từng có một cuộc sông rất ấm êm: “Êm đềm trướng rủ màn tre/ Tường đông ông bướm đi về mặc ai” và còn được tới đỉnh điểm của sự hạnh phúc khi tìm được tình yêu lý tưởng của mình, chàng Kim Trọng – một tài tử văn nhân quá xứng đôi vừa lứa với nàng. Hai người đều là mối tình đầu của nhau, gặp gỡ và nên duyên âu cũng là định mệnh, họ thương yêu nhau thật lòng, còn cùng nhau thề nguyền sống chết đời đời kiếp kiếp bên nhau. Thế nhưng, tai họa bỗng dưng ở đâu ập xuống gia đình Kiều, bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai Kiều bị bắt giải lôi đi, bị nhốt vào ngục tối, bị đánh đập, hành hạ dã man, gia sản bị phong tỏa, tình thế nước sôi lửa bỏng khiến cho Kiều không thể không nghĩ suy. Vì là phận con cả trong nhà, Kiều thấy mình phải có nghĩ vụ mà gánh vác. Trăm phương ngàn kế không ra, Kiều đành phải tính cách cuối cùng, đau đớn vô cùng nhưng nàng cũng tình nguyện bán mình cứu cha và em để gia đình có ngày đoàn tụ. Thúy Kiều chấp nhận buông bỏ buộc sống đoàn viên cùng gia đình, hơn hết, nàng phải chấp nhận rũ bỏ tình yêu với chàng Kim Trọng, Kiều phụ tình chàng Kim, Kiều đau đớn vô cùng. Đoạn trích Trao duyên chính là lời từ biệt của Kiều với mối tình đầu trong sáng và đầy cảm xúc.

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

unnamed file 26 - Cảm nhận 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên trong tác phẩm Truyện Kiều của đại thi hài Nguyễn Du

Thúy Kiu là chị, hơn hết họ lại sống trong xã hội phong kiến với gia giáo lễ nghĩa rất nghiêm khắc, được đặt lên hàng đầu, vậy mà nàng vẫn quỳ xuống lạy để cầu xin sự giúp đỡ của em gái mình. Thúy Kiều đã thực sự hết cách, nàng không còn con đường hay lựa chọn nào khác cả. Thúy Kiều quyết định bán mình, nàng không thể tiếp nối chuyện tình duyên cùng chàng Kim, nói lời từ biệt trước, nàng chính là kẻ phụ tình, nhưng nàng cũng yêu thương, trân trọng tình cảm với chàng Kim vô cùng. Nàng lo lắng cho chàng Kim khi biết chuyện này rồi sẽ ra sao. Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân nối tiếp duyên tình với chàng Kim vì nàng những mong có người đáng tin cậy để thay nàng chắp nối lại duyên hồng. Chuyện này đối với cả ba đều khó khăn. Thúy Kiều cũng không nỡ, sẽ là không đáng cho chàng Kim và cũng là sự thiệt thòi cho Thúy Vân, chính vì vậy mà Kiều mới phải “quỳ lạy” em gái mình, cầu xin sự đồng ý của em.

“Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén th.
Sự đâu sòng gió bất k,
Hiu tình khôn lẽ hai b vẹn hai?”

Thúy Kiều không giấu giếm em điều gì, nàng cũng kể lại cho Thúy Vân mọi sự tình, mong em hiểu rõ. Nàng cũng không quên thêm vào câu chuyện về hoàn cảnh gia đình mình, vì sự lựa chọn của bản thân nàng để em thêm nỗi thương cảm mà đồng ý. Chuyện tình cảm với chàng Kim đối với Thúy Kiều quan trọng vô cùng, sâu đậm vô cùng, phải buông bỏ, lòng Kiều như tan nát thành hàng trăm mảnh nhưng vì chữ ‘hiếu” vì tương lai của gia đình mà Kiều mới phải có những quyết định như vậy, Kiều mong Vân hiểu cho mình.

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Mây và Sóng của Ta-go

“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Bán mình chuộc cha, sẽ bị gả bán, Kiều dường như lường trước được con đường số phận tương lai của nàng. Thúy Kiều đau đơn vô cùng. Nhưng tận sâu thẳm trái tim nàng còn có những niềm lo lắng, sự dằn vặt to lớn hơn. Đó là nàng phụ tình chàng Kim, nàng chẳng con thiết tha gì cuộc sống nữa. Thúy Kiều đau đớn khôn cùng.

Đoạn trích Trao duyên thật sự mang lại cho người đọc nhiều sự xúc động, nhiều cảm xúc đáng suy ngẫm. Thật thương thay cho thân phận nàng Kiều – người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh. Trao duyên – trao duyên tình và cũng là dứt tình, dứt đi những sự bình yên đang có để một mình phải chống chọi với sóng gió cuộc đời đang chờ nàng ở phía trước.

Minh Anh

Check Also

truong 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *