Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Bình luận câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Bình luận câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Bình luận câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Hướng dẫn

Ca dao tục ngữ là kho tàng văn học vô giá mà cha ông để lại cho chúng ta. Nó không chỉ là những kinh nghiệm mà cha ông đã đúc rút hàng ngàn năm mà nó còn là những lời khuyên, những lời răn dạy mà cha ông muốn nhắc nhở con cháu. Nó không những góp phần hoàn thiện con người, cuộc sống hôm nay, mà còn nhắc chúng ta biết ơn, nhớ về quá khứ, nguồn gốc tổ tiên; răn dạy ta biết ơn đối với những người vun đắp cuộc sống cho chúng ta. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một trong những câu tục ngữ biểu hiện rõ nét lời khuyên bảo ấy. Chúng ta nhận xét gì về câu nói ngắn gọn đó?

Để cây ra hoa kết trái và cho trái chín để chúng ta ăn, người trồng nó phải mất rất nhiều mồ hôi và công sức. Có khi người trồng cây chưa được hưởng thành quả của chính mình mà người khác lại được hưởng trước. Câu tục ngữ không chỉ gói gọn trong phạm vi nhỏ hẹp ấy, ý nghĩa của nó còn rộng nhiều hơn. Kết quả ở đây chính là thành quả, kết quả là những gì mà con người đang hưởng thụ hôm nay. Câu tục ngữ mang ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, kín đáo: chúng ta sống phải biết ơn những người đã tạo nên của cải vật chất và tinh thần chúng ta đang hưởng thụ.

Câu tục ngữ đã đưa ra một lời căn dặn, một lời khuyên đối với con cháu về lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước. Mọi sự vật không tự nhiên hiện hữu trên cõi đời, nó có được là nhờ công sức của người làm nên nó. Chúng ta xuất hiện trên cõi đời này là do cha mẹ đã sinh ra ta và nuôi ta khôn lớn, dạy bảo ta nên người. Theo thời gian lớn lên, ai giúp ta nhận thức sâu xa hơn về cuộc sống, con người và đất nước xung quanh ta. Đó là thầy cô, người cha mẹ thứ hai hết lòng dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho ta. Trong từng giờ từng phút ta đã và đang hưởng thụ hay nói một cách khá là ta ăn quả. Bát cơm ta cầm trên tay chính là thành quả của những người nông dân đã tần tảo sớm hôm, dầm mưa dãi nắng. Tấm áo ta mặc là quả của những người dệt vải, in bông; sách vở ta đang học là quả của người làm giấy, người in ấn, của những nhà khoa học… Ta làm sao kể cho hết những quả trên đời này do những bàn tay cần cù lao động tích cực. Không những về vật chất mà cả về của cải tinh thần, ta đã phải chịu ơn của biết bao người. Một bộ phim ta xem là do công sức của những người đạo diễn, diễn viên, người quay phim…

Xem thêm:  Phân tích diễn biến tâm trạng của Rô-mê-ô và Giu-li-ét qua 16 lời thoại trong trích đoạn Tình yêu và thù hận

Những tác phẩm văn chương mà chúng ta được học được đọc là kết quả lao động sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ với khối óc tuôn đầy những cảm hứng văn học, là sự hiểu biết cuộc sống một cách tinh tế. Nhưng hơn hết, người trồng cây ở đây là thế hệ những người đã từng đổ máu xương để mở mang, gìn giữ, xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp từ ngàn xưa đến ngàn sau. Chúng ta một người dân Việt Nam rất đỗi tự hào. Công lao của tổ tiên ta, của lớp người đi trước cũng như hôm nay, ta làm sao quên được. Chúng ta phải ghi khắc trong lòng những chiến công hiển hách của ông cha ta, những tấm gương sáng của bao thế hệ anh hùng, chiến sĩ đã ngã xuống cho nhân dân Việt Nam được sống hòa bình, ấm no, hạnh phúc; các cháu thiếu nhi vui tươi nhảy múa, hát ca dưới ánh trăng vàng.

Những người đã tạo nên những thành quả cho chúng ta hưởng thụ, chẳng lẽ chúng ta lại quay mặt làm ngơ, không coi trọng thành quả lao động của người đi trước. Cuộc sống sẽ vô nghĩa và thiếu ý vị biết bao khi con người sống chỉ biết hưởng thụ chứ không biết nhớ ơn, chỉ biết có hiện tại mà không hề hoài niệm về quá khứ. Lòng biết ơn chính là một truyền thống, đạo lí dân tộc, là niềm tự hào kiêu hãnh của nhân dân Việt Nam từ bao đời nay. Nguyễn Trãi – một đại công thần, một danh nhân nổi tiếng về nhiều phương diện, khi đi ngang sông Bạch Đằng bồi hồi nhớ đến những người đi trước lập những chiến công, ông đã thốt lên:

Xem thêm:  Phân tích ý nghĩa và giá trị Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Việc cũ, ngoảnh đầu ôi đã vắng

Tới dòng ngắm cảnh dạ bâng khuâng!

Câu tục ngữ chỉ ngắn ngủi, nhưng chứa đựng một ý nghĩa lớn, không chỉ nói lên sự vất vả của kẻ trồng cây mà còn là lời căn dặn đối với kẻ ăn quả. Nhưng không chỉ biết ơn kẻ trồng cây là nhớ bằng những lời lí thuyết, hô hào mà phải bằng hành động cụ thể được thực hiện với cả tấm lòng chân thành. Để biết ơn người trồng cây, nhân dân ta đã lấy tên họ đặt cho tên đường, tên trường, tên công viên như đường Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đạo, trường Hai Bà Trưng, công viên Lê Văn Tám… Ta lại có những ngày kỉ niệm để tưởng nhớ, đặc biệt là có những đền đài, khắc tượng để lễ bái, chiêm ngưỡng. Ngày nay, chúng ta thực hiện lòng biết ơn ấy bằng những ngôi nhà tình nghĩa được mọi người ủng hộ hay ngày thương binh liệt sĩ 27/7 hàng năm.

Có được thành quả như hôm nay, người làm nên nó mất rất nhiều công sức, chúng ta cần sử dụng những thành quả một cách có ý thức, không phung phí. Ta bảo vệ và trân trọng, chính là trân trọng sức lao động của những người đã tạo ra thành quả. Hơn nữa, ta không chỉ nâng niu, không phung phí mà còn cần phải phát huy thành quả ấy, sự nghiệp ấy để làm cho đất nước ngày càng phồn vinh, ngày càng ấm no, hạnh phúc. Chúng ta lại tiếp tục trồng cây cho thế hệ đi sau bằng mọi sức lực và ý thức của ta.

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về nghề giáo viên

Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây có một ý nghĩa vô cùng rõ nét và phong phú. Nó có tác dụng sâu rộng trong quần chúng nhân dân, nó thực sự là một chân lí có giá trị đạo đức hết sức to lớn, là lời khuyên bảo chí tình, chí nghĩa của ông cha ta đối với thế hệ hôm nay và mai sau. Nó chính là một cái nền vững chắc để mọi người cùng vươn lên, sống tốt đẹp hơn. Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng. Thế mà trong xã hội nào cũng vậy vẫn còn những tồn tại nhất định; có những kẻ vong ân bội nghĩa, những kẻ chỉ biết ăn chơi phung phí trên máu xương người khác mà không hề ân hận, một gã Lý Thông trong câu chuyện Thạch Sanh – Lý Thông là một tấm gương xấu điển hình mà mọi người đều phỉ nhổ, lên án gắt gao.

Câu tục ngữ là lời dạy bảo của cha ông đối với con cháu, đó là lòng biết ơn của thế hệ đi sau đối với thế hệ trước. Thế hệ đi trước đã dọn đường, đã để lại thành quả cho chúng ta noi theo, chúng ta phải biết quý trọng và gìn giữ những thành quả đó. Câu tục ngữ là hồi chuông cảnh tỉnh những kẻ đang ngủ mê quên đi quá khứ. Nó giúp ta tự hoàn thiện nhân cách mình, đồng thời nó thể hiện một nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

nu sinh dac lak951610 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *