Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Nghị luận xã hội về nghề giáo viên

Nghị luận xã hội về nghề giáo viên

Nghị luận xã hội về nghề giáo viên

Bài làm

Nghề giáo – một nghề nghiệp gian khổ nhưng cũng đầy ắp những niềm vui. Niềm vui đến từ những con điểm 9, điểm 10 đỏ chói trên trang vở học trò, đến từ những chuyến đi dã ngoại vui vẻ, đến từ những tiếng ríu rít trong căn nhà nhỏ khi học trò đến thăm. Tất cả những niềm vui ấy đều đã trở thành những động lực to lớn để mỗi thầy cô tiếp tục thực hiện sự nghiệp “trồng người” cao cả.

Từ những ngày còn ở trường Sư phạm, họ cố gắng học tập, rèn luyện chuyên môn, đi kiến tập ở nhiều trường, tập cách nói, giảng dạy thuần thục khi đứng trên bục giảng, trước mặt các học sinh; tập làm quen với từng thành viên trong lớp, tìm hiểu cách thức sinh hoạt lớp, học hỏi kinh nghiệm các thầy cô đang giảng dạy trong trường,… Để rồi đến khi ra trường lại phải cố gắng xin được vào một trường làm thực tập sinh, tiếp tục rèn luyện, khắc phục những khuyết điểm của bản thân trong cách giảng dạy. Cuối cùng, được vào biên chế – đây có lẽ là thời khắc hạnh phúc nhất của họ. Vì đó chính là thời khắc họ chính thức gia nhập đội ngũ “trồng người”, chính thức có một công việc ổn định và đầy ý nghĩa như ước mơ của họ. Rồi thời gian dần trôi, họ đã dạy dỗ cho biết bao thế hệ học trò, đã ươm mầm cho biết bao ước mơ, đã trở thành hình mẫu cho rất nhiều những hậu bối đã, đang và sẽ nối tiếp họ, cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục.

Mỗi ngày thầy cô đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề; suy nghĩ, lo lắng về những trang giáo án, về phương pháp giảng dạy của bản thân; về các mối quan hệ trong nhà trường; về thái độ, tính cách cũng như thành tích của học sinh. Thầy cô luôn cố gắng giải quyết các vấn đề một cách thấu đáo, nhưng cũng có khi những cố gắng của mình lại không mang đến kết quả như ý muốn. Đôi lúc, thầy cô rất mệt mỏi, bi quan và áp lực, nhưng họ vẫn không từ bỏ sự cố gắng đối với công việc mình đang làm, vì họ tin rằng những cố gắng ấy sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Những lúc ấy, chính những câu hỏi han, những cử chỉ quan tâm đầy chân thành của học trò khiến lòng thầy cô thanh thản và nhẹ lại, có thêm động lực tiếp tục đứng trên bục giảng. Phấn trắng, bảng đen, đó chỉ là những vật dụng thông thường, nhưng lại là những người bạn gắn bó với thầy cô qua bao nhiêu tiết học, bao nhiêu bài giảng. “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi/ Có hạt bụi nào, rơi trên bục giảng/ Có hạt bụi nào, vương trên tóc thầy…” – những câu hát đã đi vào trong tiềm thức của bất kì ai đã từng là giáo viên, bất kì ai đã từng mài đũng quần trên ghế nhà trường. Qua nhiều năm, tóc thầy, tóc cô đã dần bạc trắng, giọng nói đã không còn trong trẻo như xưa; nhưng những kiến thức, những bài giảng, những kỉ niệm dưới mái trường cùng với học trò, với phấn trắng, bảng đen; với những người bạn đồng nghiệp dễ mến và đáng quý sẽ mãi khắc ghi trong lòng họ.

Xem thêm:  Dàn ý phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

Ngày 20/11 – một ngày lễ để mỗi học sinh, toàn xã hội ghi nhớ, tôn vinh công ơn dạy dỗ của mỗi con người đã, đang hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục, đem kiến thức của mình trở thành hành trang của mỗi cô cậu học trò khi bước vào đời. “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề cao quý”. Câu nói ấy đã khẳng định giá trị không thể đong đếm được của nghề giáo. Mỗi giáo viên đều là một bóng cây tỏa mát cho mái trường và tâm hồn của mỗi thế hệ học sinh.

“Vì sự nghiệp mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

(Hồ Chí Minh)

Check Also

nu sinh 20181115 040157 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *