Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích ý nghĩa và giá trị Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Phân tích ý nghĩa và giá trị Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Phân tích ý nghĩa và giá trị Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

Hướng dẫn

Ý nghĩa và giá trị Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

  • Mở bài:

Phạm Tiến Duật là nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Giọng thơ sôi nổi, hồn nhiên trẻ trung tinh nghịch mà sâu sắc, thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện thành công hình tượng người lính và những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn, những con người anh hùng của thời đại anh hùng. Bài thơ về tiểu đội xe không kính được viết năm 1969, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt trên tuyến đường Trường Sơn.

  • Thân bài:

Mở đầu bài thơ lời giới thiệu hóm hỉnh về những chiếc xe không kính: “Không có kính không phải vì xe không có kính”. Câu thơ mang dáng dấp như một câu văn xuôi, một lời giải thích chân thành. Xe không kính không phải do đặc điểm cấu tạo mà trước đây nó vẫn có kính đấy chứ. Người lính giải thích nguyên nhân vì sao từ có kính trở thành không kính: “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”.

Chiến trường ác liệt đạn bom được thể hiện bằng hai động từ mạnh “giật, rung” để diễn tả sự tàn phá khóc liệt của bom đạn Mĩ. Hình ảnh chân thực của những chiếc xe trên đường ra trận vừa thể hiện sự cam go khóc liệt của chiến tranh vừa đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ.

Trên nền cảnh dữ dội, hình ảnh người chiến sĩ xuất hiện với tư thế hiên ngang lái xe ra trận:

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Câu thơ đảo trật tự cú pháp, đưa tính từ “ung dung” lên đầu nhằm tô đậm tư thế, tâm trạng đầy lạc quan và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của người lính lái xe. Các anh “nhìn thẳng”  vào sựu thật, nhìn thẳng vào cuộc chiến. Đó là cái nhìn quả cảm, đầy can đảm khi trực diện mà không hề né tránh, run sợ trước cái chết.

Lái những chiếc xe không kính, người chiến sĩ lái xe gặp bao nhiêu khó khăn nhưng họ đã biến khó khăn kia thành niềm vui, niềm lãng mạng:

Nhìn gió vào xoa mât đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái

Bằng cảm hứng lãnh mạng bay bổng, giọng thơ vút cao khi sà xuống đất. Nhịp thơ dồn dập khoẻ khoắn tràn đầy niềm vui. Điệp ngữ “nhìn thấy” liên tiếp như mở ra cái nhìn thích thú bao quát của núi rừng Trường Sơn trong đôi mắt các anh nhìn. Ngọn gió vô hình được nhân hoá như bàn tay người mẹ thiên nhiên, xoa đi đôi mắt đắng vì thiếu ngủ của cac anh lính lái xe rồng rã đêm ngày. Biểu tượng “con đường chạy thẳng vào tim” vừa mang nghĩa thực, vừa là ẩn dụ tượng trưng cho con đường lí tưởng thời chống Mĩ. Tư thế người lính hoàn toàn làm chủ hoàn cảnh, ung dung tự tại giữa đất trời.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 10: Chí khí anh hùng

Không có kính lại hoá hay để thiên nhiên và người lính càng thêm chan hoà, gần gũi. Khó khăn kia đã mang lại cho người lính niềm vui, phút lãng mạng mộng mơ với ánh sao và cánh chân trời.

Hình ảnh người lính hiện lên thật tinh nghịch, hóm hỉnh và rất trẻ trung khi tiếp tục đối diện với những gian khổ khác trên đường ra mặt trận:

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già Chưa cần rửa thì phì phèo châm điếu thuốc Nhìn nhau mặt lắm cười ha ha

Khẩu khí ngang tàng, đậm chất lính với kiểu nói “Ừ thì”  rất lính. Đó làcách nói khẩu ngữ được đưa vào thơ như các anh sẵn sàng chấp nhận mọi thách thức, lạc quan yêu đời, phớt lờ mọi khó khăn, động viên đồng đội. Khó khăn càng tăng tiến, sau gió bụi là những cơn mưa xối xã của Trường Sơn:

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời Chưa cần thay lái trăm cây số nữa Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi

Giọng thơ rộn rã, tràn đầy sưc sống sôi nỗi của tuổi mười tám đôi mươi. Lạ kì thay, sự khắc nghiệt của khí hậu Trường Sơn lại là cơ hội để các anh tranh thủ kẻ thù lái nhanh hơn, rút gần khoảng cách Bắc – Nam.

Chân dung người lính vừa tinh nghịch vừa ngạo nghễ, ngang tàng. Họ có ý chí vững như thép, có lòng quyết tâm bằng mọi giá phải tiến về giải phóng Miền Nam. Điều đó khiến họ biến gian khổ thành niềm vui, khó khăn thành thuận lợi. Vượt qua “hàng rào lữa” “toạ độ chết” những đoàn xe xanh lá cây rừng đêm ngày vun vút lao đi tiến vào Miền Nam. Tràn ngập trong thơ là sức nặng là những trái tim tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Hình ảnh tiểu đội xe không kính xuất hiện sau với bao mát mát, hy sinh hòa thắm trong tình cảm gắn keeetscuar đồng đội trên mọi nẻo đường xe qua:

Những chiếc xe từ trong bơm rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Hình ảnh “những chiếc xe” xuất hiện sau một chặng đường dài gian khổ như khắc sâu ý nghĩa: không kẻ thù nào cản được bước tiến của đoàn xe. Vượt qua đạn bom, mưa gió, những chiếc xe vẫn tồn tại như ý chí, tinh thần thép của quân đội ta mãi vững vàng không kẻ thù nào ngăn chặn nổi.

Không gian “từ trong bom rơi” là toạ độ chết của “hàng rào lửa”. Hàng ngày máy bay Mỹ ném bom dữ dội cho nên mất mát hy sinh là điều không thể tránh khỏi. Vì thế, sau mỗi trận bom rơi, lại có một tiểu đội mới ra đời. Đây là sức mạnh tiếp nối của biết bao thế hệ. Tình đồng đội thắm thiết trong cái bắt tay tin cậy.

Xem thêm:  Nêu những phẩm chất chung của người nông dân Việt Nam qua Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn) của Ngô Tất Tố và Lão Hạc của Nam Cao

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

Hình ảnh “con đường đi tới” trong thơ mang ý nghĩa hình tượng cho con đường lí tưởng, cho quyết tâm giải phóng Miền Nam của các anh chiến sĩ Trường Sơn. Đường Trường Sơn là con đường thẳng tiến. Nơi đây gian khổ thử thách con người. Nơi không có dấu chân của những kẻ ham sống, sợ chết. Nơi tuổi trẻ cùng hẹn nhau ra trận với niềm vui phơi phới. Bởi vậy, gặp nhau tại đây, họ hiểu họ là những ngừoi đồng chí của nhau. Cho nên, cái bắt tay thay cho lời chào đồng đội. Cái bắt tay kia truyền cho nhau bao sức mạnh niềm tin. “Cửa kính vỡ” là hiện thực khốc liệt của bom đạn nhưng nó lại làm cho người lính gần nhau hơn. Nó là chứng nhân cho tình đồng chí thắm thiết.

Tình đồng đội là cách định nghĩa giản đơn về “gia đình đồng đội” yêu thương:

Bếp hoàng cầm ta dựng giữa trời

Chung bác đũa nghĩa là gia đình đấy!

Thơ lấy chất liệu từ hiện thực chiến trường. Chi tiết “bếp Hoàng Cầm” là chiếc bếp nuôi quân do người anh nuôi Hoàng Cầm sáng tạo. Chiếc bếp hiên ngang dựng giữa trời với ngọn lữa hồng ấm áp như thách thức quân thù. Nó thể hiện sự thông minh, sáng tạo của chiến sĩ ta từ trong gian khổ.

Câu thơ có giọng điệu dể thương như lời giới thiệu đầy tự hào thân thương về “gia đình đồng đội”. Với người lính, chỉ cần chung nhau một bếp lữa hồng, sẻ cho nahu bát cơm chiều, cùng hong khô chiếc áo đẫm mưa rừng là họ là họ coi nhau như tình gia đình ruột thịt. Cách định nghĩa cho thấy tâm hồn họ giản dị mà lớn lao nghĩa tình. Khi tình đồng đội có cả gia đình thì tình cảm đó càng thêm sâu đậm và ấm áp. Sau mỗi cuộc gặp gỡ, chia vui, các anh lại lên đường:

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi đường xanh thêm.

“Chông chênh” từ lấy gợi tả cảm giác chập chờn của giấc ngủ không yên khi đường hành quân vẫn ầm ầm xe chạy. Điệp ngữ “lại đi, lại đi” là khí thế, nhịp bước hành quân. “Trời xanh thêm” là hình ảnh ẩn dụ cho ước mơ và hy vọng. Càng tiến về Miền Nam, niềm tin thống nhất đất nước càng lớn dần. Đó là động lực lớn lao khích lệ các anh vững tay lái tiến công.

Trở lại với hình ảnh những chiếc xe không kính, Phạm Tiến Duật cho người đọc nhìn rõ hơn toàn bộ hình ảnh chiếc xe đã bị hủy hoại khủng khiếp bởi bom đạn của kẻ thù:

Xem thêm:  Soạn bài: Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Không những xe không có kính mà xe cũng không có đèn, không có mui và thùng xe không biết bao nhiêu vết thương.  Hình ảnh người lính lái xe dũng cảm kiên cường:

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim

Phụ từ “vẫn” làm lời thơ mạnh mẽ, dứt khoát. Xe vẫn chạy. Không một trở lực nào có thể ngăn cản được tốc độ và hướng tiến của đoàn xe. Con đường phía trước “chạy thẳng vào tim”. Con đường gọi hay trái tim tha thiết gọi. Không có đèn để soi đường trong đêm tối nhưng các anh đang đi theo “ánh lửa từ trái tim mình”

Câu theo cuối với ngữ điệu nhẹ thênh mà triết lí lại vô cùng sâu sắc “chỉ cần trong xe có một trái tim”. Trái tim, hình ảnh hoán dụ xuất hiện cuối câu thơ đầy sức biểu cảm. Trong cái cụ thể của hình ảnh đó là bao nhiêu yêu thương, căm giận, bao nhiêu mong nhớ, đợi chờ… Trái tim thắm đó là “nhãn tự” bật sáng chủ đề bài thơ, lý giải nguồn sức mạnh lơs lao giúp chúng ta thắng Mĩ. Bài thơ có kết cấu đối lập độc đáo. Đối lập giữa vô số cái “không” là một cái “có”. “Có một trái tim” là hình ảnh đầy sức biểu cảm trong bài thơ.

Cụm từ: thùng xe có xước là cách nói giảm nhẹ. Thực tế, những chiếc xe làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn không có chiếc nào còn nguyên vẹn thùng xe. Mui xe có vai trò bảo vệ bộ máy giờ cũng không còn nữa. và đèn xe, một bộ phận không thể thiếu của xe khi chạy đêm cũng vỡ từ bao giờ. Thế mới thấy, người lính lái xe không ngững phải vượt qua sự truy kích của kẻ thù mà còn điều khiển một phương tiện không đảm bảo an toàn, trên một tuyến đường hiểm nguy như Trường Sơn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quả thực là phi thường. Mỗi chuyến xe trở về an toàn là một thành tích, một kì công, một chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc chiến chống kẻ thù.

  • Kết bài:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật thơ của Phạm Tiến Duật. Đó là một giọng thơ hồn nhiên, tinh nghịch dí dỏm, thông minh. Bài thơ là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, nhịp thơ sôi nổi trẻ trung, tràn đây sức sống. Từ đó làm hiện rõ vẻ đẹp của người lính Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, lạc quan bất chấp mọi khó khăn, gian khổ chiến đấu vì Miền Nam, vì sự nghiệp thống nhất nước nhà.

Theo Baivanhay.com

Check Also

nu sinh d0181115 040156 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *