Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện “Bánh chưng, bánh giầy”
Bài Làm
Sự tích về chiếc bánh chưng, bánh giầy là một sự tích gắn liền với những ngày lễ hội truyền thống của nước ta. Mỗi khi Tết đến, xuân về mỗi gia đình đều quây quần bên nhau thơm mùi thơm khói bếp với cánh hoa đào thơm khoe sắc thắm, những câu đối đỏ được treo trong mỗi gia đình. Đó là khi chúng ta thấy trên bàn thờ tổ tiên xuất hiện những món bánh truyền thống của dân tộc mình, đó chính là bánh chưng, bánh giầy.
Sự tích về chiếc bánh chưng và bánh giầy nói về vua Hùng Vương vì tuổi cao sức yếu, ông muốn nhường lại ngai vàng của mình cho một trong mười mấy người con trai của mình. Nhưng vua Hùng Vương muốn tìm được một người thật xứng đáng. Chính vì vậy, ông đã họp các con lại và nói với các con của mình rằng “Sắp tới là ngày lễ lớn của đất nước ta, các con hãy dâng lên cho ta một món lễ vật quý hiếm của mình. Nếu ai tìm được lễ vật khiến ta ưng ý ta sẽ nhường lại ngai vàng của mình cho người đó”.
Tất cả các hoàng tử đều cảm thấy hào hứng, muốn tìm được món quà nào đó được vua cha ưng ý nhất, mong được kế vị ngai vàng. Bởi được làm vua thì đó chính là ước mơ của tất cả mọi người, sẽ có quyền sinh quyền sát trong tay, có thể biến đất nước trở nên giàu mạnh phát triển theo như ý muốn của mình.
Trong số những người con trai của vua Hùng Vương có một chàng trai là con thứ mười tám của vua tên là Lang Liêu, thái tử vốn mồ côi mẹ từ nhỏ lại sống gắn bó với nghề nông nghiệp đồng ruộng, có lòng nhân hậu thương người chăm chỉ làm việc tạo ra nhiều nông sản.
Nhưng Lang Liêu lại không có báu vật gì quý giá để dâng lên vua cha nên lòng chàng vô cùng lo lắng. Chàng hoang mang nhiều ngày, càng gần tới ngày tổ chức lễ hội thì Lang Liêu càng lo lắng.
Những người khác đã có nhiều người tìm được nhiều báu vật quý giá dâng lên vua cha nên Lang Liêu lo lắng lắm, có vị hoàng tử tặng đôi chim công, tay gấu, chả phượng…Toàn là những báu vật của đời, nhưng Lang Liêu thì không có khả năng tìm được những thứ ấy.
Sau bao nhiêu tháng lo lắng, một hôm Lang Liêu ngủ trưa bỗng chàng ngủ mơ thấy một vị tiên ông hiện lên dậy nàng cách để làm thứ bánh dâng lên vua cha. Những loại bánh đó đều được làm từ lúa gạo những thứ hoa màu, nông sản mà Lang Liêu luôn có sẵn. Một loại bánh có hình vuông làm từ gạo nếp nương, bên trong nhân bánh có đỗ xanh và thịt lợn. Bên ngoài, được gói bằng lá rong xanh. Chiếc bánh hình vuông này được gọi là bánh chưng, biểu tượng của trái đất hình vuông.
Chiếc bánh chưng được gói lá dong xanh biếc tạo nên màu sắc vô cùng hấp dẫn, bên trong là gạo nếp thơm ngon, lớp đỗ vàng cùng với vị béo ngậy của thịt lợn ướp tiêu tạo nên một món bánh vô cùng quý giá.
Loại bánh thứ hai chính là bánh giầy, được làm từ gạo nếp nương sau khi đồ thành xôi cho dẻo sẽ được giã nhuyễn, rồi làm lớp nhân đỗ bên trong tạo thành hình tròn trắng ngần được gọi là bánh giầy.
Ngày lễ đã tới, các hoàng tử cùng nhau dâng lễ vật lên vua cha, vua Hùng Vương vô cùng ưng ý vì loại lễ vật nào cũng quý giá cả. Nhưng vua Hùng Vương đặc biệt thích loại bánh do Lang Liêu dâng lên. Nên ông đã truyền gọi Lang Liêu vào để hỏi chuyện. Lang Liêu đã nói lên ý nghĩa vuông tròn của hai loại bánh chưng và bánh giầy là biểu tượng của trời tròn đất vuông, thể hiện sự toàn vẹn nhất quán của trời đất bao la, khiến nhà vua vô cùng hài lòng.
Khi nhà vua nếm thử hai loại bánh đều cảm thấy bất ngờ vì hai loại bánh này rất ngon, các quần thần trong triều đều khá hào hứng và thích thú với hai loại bánh này.
Vua Hùng Vương cảm thấy vui mừng vì tìm thấy những thứ bánh có ý nghĩa lớn sâu sắc để có thể dâng lên tổ tiên, chính vì vậy, sau khi họp bàn vua Hùng Vương đã truyền lại ngai vàng của mình cho người con trai thứ mười tám của mình Lang Liêu. Ông tin rằng tài năng và phẩm chất tốt đẹp của Lang Liêu sẽ giúp cho đất nước luôn giàu mạnh, bình yên.
Câu chuyện về chiếc bánh chưng bánh giầy nói lên xuất xứ nguồn gốc của hai loại bánh truyền thống của dân tộc ta. Hai loại bánh này có những ý nghĩa riêng thể hiện cho sự tròn vẹn hợp nhất của trời đất. Chính vì vậy, trong những ngày lễ lớn người ta thường dùng hai loại bánh này để cúng tổ tiên, dâng lên thánh thần nhằm cầu cho trời đất bình an, mưa thuận gió hòa, mùa vụ tươi tốt.
Thông qua câu chuyện ta thấy nhân vật Lang Liêu ở hiền nên gặp lành được tiên ông giúp đỡ, thể hiện sự lên ngôi của người làm nông nghiệp, những con người chăm chỉ sẽ có lúc được đền đáp xứng đáng bởi thành quả lao động của mình.
Đông Thảo