Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 8 / Phân Tích Bài Thơ Nhớ Rừng Lớp 8 Của Tác Giả Thứ Lễ

Phân Tích Bài Thơ Nhớ Rừng Lớp 8 Của Tác Giả Thứ Lễ

Đề bài: Phân Tích Bài Thơ Nhớ Rừng Lớp 8 Của Tác Giả Thứ Lễ

Bài làm

Một trong những tên tuổi mở đầu và làm sáng lên phong trào Thơ mới cùng với Phan Khôi, Nguyễn Bính, Nguyễn Nhược Pháp, không thể không nhắc đến cái tên Thế Lữ. Nhà thơ Thế Lữ tên khai sinh là Nguyễn Thứ Lễ, được biết đến với một văn phong độc đáo cùng lối chơi thơ khác lạ, các tác phẩm của ông đều khá đặc sắc và rất riêng, tiêu biểu có thể nói đến tác phẩm Nhớ rừng.

Bài thơ mượn lời của một con hổ trong vườn thú để nhớ về thời kỳ chúa tể sơn lâm trong khu rừng của mình.

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt.

Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”

Mở đầu bài thơ, con hổ đã nói lên nỗi buồn và lòng căm hờn của mình khi bị nhốt trong cũi sắt. Chiếc cũi sắt đã bó buộc, xiềng xích một vị sơn hùng quen chạy nhảy trong những cánh rừng rộng lớn. Cảnh tù ấy đã khiến cho ngày tháng trôi qua bỗng chốc hóa thành chậm chạp như nhích từng phút giây. Mượn lời của chú hổ, nhà thơ dường như đang nói về bản thân mình cùng nhân dân trước những xiềng xích của bè lũ thực dân. Chúng đã biến cuộc sống tự do bản năng của con người vào sự kìm kẹp, tù túng của một chế độ thuộc địa.

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ.

Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa”

“Nhớ cảnh sơn lâm bóng cà cây già

Xem thêm:  Bài văn mẫu lớp 8: Em hãy kể lại kỷ niệm sâu sắc của em với người bạn thân

Với tiếng giỏ gào ngàn, với giọng nguồn hét núi.

Với khi thét khúc trường ca dữ dội

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc

Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc

Là khiến cho mọi vật đều im hơi…

Ta biết ta chúa tế cả muôn loài,

Giữa chốn hào hoa không tên, không tuổi”.

Con hổ tự nhận mình trong cảnh tù đày này chỉ là một tao đoạn sa cơ. Đó không phải là sự chấm hết, sự kết thúc mà chỉ là một thời kỳ khó khăn biến động của cuộc đời. Trong thời kỳ ấy, nó xót thương ai oán cho thực tại và nhớ về những ngày tự do mà nó vốn phải có. Đây là sự hồi tưởng về một thời oanh liệt của vị chúa sơn lâm khi còn ở đất trời của mình. Khi ấy chỉ một ánh mắt quắc lên trong đêm tối cũng khiến cho mọi vật đều im hơi lặng tiếng.

“Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối,

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt

Để ta chiếm lấy riêng phấn bí mật

Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?”

Đây có thể nói là những câu thơ hay nhất trong tác phẩm. Từng câu thơ đều gợi nhớ lại từng ngày tháng giây phút trong tự do hạnh phúc, được hòa mình vào với thiên nhiên đất trời của chú hổ. Bầu trời trong ký ức của chú hổ là một bầu trời tự do với những sự phong phú của sản vật, sự tươi tắn sinh sôi nảy nở của thiên nhiên. Những câu thơ liệt kê nhiều hình ảnh biểu tượng (ánh trăng, bờ suối, cây xanh) cùng với những trạng thái, hành động của chú hổ (say mồi, lặng ngắm, giấc ngủ tưng bừng) đã khiến cho cuộc sống của chú hổ khi xưa trở nên sinh động và không bao giờ là nhạt nhẽo, vô vị. Bên cạnh đó, đoạn thơ cũng sử dụng nhiều động từ mạnh cùng với các từ láy để giúp cho nhịp điệu của bài thơ vừa thêm phần uyển chuyển, vừa có nhạc họa bên trong càng minh chứng cho người đọc thấy rằng cuộc sống khi xưa là một cuộc sống vô cùng thú vị, ý nghĩa và dạt dào cảm xúc. Điều ấy càng trái ngược và làm nổi bật cái thực tại tù túng hiện nay. Trong chiếc cũi sắt mà con hổ chỉ có một hành động, một việc làm duy nhất là nằm dài trông ngày tháng dần qua, con hổ càng thấy tiếc nuối và lưu luyến những tháng ngày khi trước hơn bao giờ hết. Niềm tiếc thương ấy đã khiến nó bật lên “than ôi”, một tiếng than từ tận đáy lòng đầy chua xót và tủi hờn của một con vật từng dũng mãnh và uy nghiêm.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ Nhặt

“Hỡi oai linh cảnh nước non hùng vĩ

Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị

Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa

Nơi ta không còn được thấy bao giờ

Có biết chăng trong những ngày ngao ngán

Ta đang theo giấc mộng ngàn thu

Để hồn ta phảng phất được gần ngươi

Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”

Đoạn thơ kết bài là lời chốt hạ cho những nỗi niềm của chú hổ. Đó là lời tưởng niệm, là tiếng nói kêu than tới cuộc sống tự do và vẻ vang so với thực tại và niềm uất hận ngàn trùng. Bởi vì sự nhớ nhung và khát khao mãnh liệt với bối cảnh tự do, con hổ chỉ còn cách lạc vào trong những giấc mộng dài miên man để được trở về với những cánh rừng. Đây cũng chính là tâm trạng và khát vọng của nhà thơ trước thời thế vận mệnh của đất nước. Đất nước đang bước vào những tháng ngày đen tối, nhân dân đang ôm một nỗi căm hờn uất hận với quân cướp nước. Những người thi nhân như Thế Lữ, tầng lớp trí thức có những cái nhìn nhận đánh giá sắc sảo về thời cuộc càng sốt sắng, khó chịu với những tình cảnh như thế.

Bài thơ Nhớ rừng không chỉ là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất cho phong cách thơ Thế Lữ mà còn là một trong những bài thơ để lại dấu ấn sâu đậm của phong trào thơ mới. Không tuân theo những quy tắc về liêm luật vần vận, không những gò bó về ngôn từ thể thức nhưng vẫn đầy tính nghệ thuật và chan chứa ý nghĩa, giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm là một trong những tiếng kêu của con người trước thời cuộc, vận mệnh để ghi dấu lại một thời kỳ của xã hội xưa.

Check Also

7128 1494911290046 1013 310x165 - Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam Bài làm Cây tre là biểu tượng của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *