Đề bài: Soạn Bài Đặc Điểm Của Văn Nghị Luận Lớp 7 | Văn Mẫu
Bài làm
I. Luận điểm, luận cứ và lập luận
1. Luận điểm
Xét văn bản Chống nạn thất học:
– Luận điểm chính: chống nạn thất học. Luận điểm này được nêu ra dưới dạng nhan đề, câu khẳng định.
– Câu văn thể hiện luận điểm:
+ “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”
+ “Mọi người Việt Nam thì phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, … mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà,…”
– Luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của cả bài.
– Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
2. Luận cứ:
– Lí lẽ:
+ Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân để dễ bề bóc lột nhân dân ta.
+ Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, như thế thì đất nước ta không thể tiến bộ được.
+ Nay chúng ta đã dành được độc lập, vì vậy, một trong những công việc cần thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.
+ Mọi người phải hiểu biết, biết chữ, có kiến thức để hiểu biết những quyền lợi của mình và tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”
– Dẫn chứng:
+ Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ
+ Chồng dạy cho vợ, anh dạy cho em, con cái dạy cho cha mẹ,…
+ Phụ nữ lại càng cần phải biết chữ để tham gia ứng cử
– Những luận cứ ấy đóng vai trò làm cơ sở cho luận điểm.
– Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu.
3. Lập luận.
– Văn bản “Chống nạn thất học” lập luận theo kiểu tổng – phân – hợp.
– Trình tự lập luận:
+ Nêu lí do: Vì sao phải chống nạn thất học? Chống nạn thất học để làm gì?
+ Từ các lí do, nêu ra các biện pháp để chống nạn thất học: Chống nạn thất học bằng cách nào?
+ Cuối cùng kêu gọi mọi người sốt sắng giúp sức chống nạn thất học.
II. Luyện tập
Văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội” (sgk/9-10)
– Luận điểm: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
– Luận cứ: + Có thói quen tốt và thói quen xấu
+ Có những người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa
+ Tạo được thói quen tốt rất là khó. Nhưng nhiễm thói xấu thì dễ
– Dẫn chứng:
+ Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách,… thói quen tốt
+ Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự là thói quen xấu
+ Vứt rác bừa bãi, …làm cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề
+ Ném chai vỡ, cốc vỡ ra đường gây nguy hiểm
– Lập luận: Tổng – phân – hợp. Theo trình tự: Đưa ra thói quen tốt ->Thói quen xấu (có dẫn chứng cụ thể) và những tác hại của thói quen xấu-> Khuyên mọi người nên xem lại mình và cần tạo ra thói quen tốt.