Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / [Văn 7] Biểu cảm về người thân (người mẹ kế) – bài viết số 3

[Văn 7] Biểu cảm về người thân (người mẹ kế) – bài viết số 3

[Văn 7] Biểu cảm về người thân (người mẹ kế) – bài viết số 3

Bài làm

“Mấy đời bánh đúc có xương

Mấy đơi mẹ kế mà thương con chồng”

Tôi nghe người ta hay hát với nhau những lời như thế từ cái ngày dì Nhung bước chân vào nhà tôi. Nhưng kì lạ thay, tôi chẳng thể nhìn dì với ánh mắt của đứa con chồng. Tình thương của dì dành cho tôi đã chinh phục trái tim ngây thơ của tôi và khiến tôi nghĩ dì chính là mẹ của mình.

Mẹ tôi mất sau những ngày nằm đau đớn trên giường bệnh, lúc ấy tôi chỉ là một đứa bé lên ba nên hình ảnh của mẹ tôi chỉ ẩn hiện sau những lời kể của mọi người. Tôi đã sống với bà ngoại đến khi tôi lên 6 tuổi, ba tôi đau buồn nên vùi đầu vào công việc, ba nhận nhiều công trình hơn và đi công tác thường xuyên. Rồi một ngày ba dẫn dì về ra mắt hai bên gia đình. Chẳng hiểu sao bà ngoại tôi lại chính là người đứng ra làm đám cưới cho ba với dì. Một đám cưới nhỏ diễn ra trong sự chứng kiến của dòng họ. Không hiểu sao tôi vẫn thấy đôi mắt dì đau đáu nỗi buồn. Tôi sợ phải nhìn vào đôi mắt sâu thẳm ấy vì đôi mắt lúc nào cũng mang nhiều tâm sự. Dì Nhung không đẹp như những mụ phủ thủy hóa phép thành dì ghẻ để mê hoặc chồng người. Cái khuôn mặt xương xương gầy gầy mang nhiều nếp nhăn, vầng trán rộng nhiều suy tư, lo nghĩ. Tôi vẫn thường đòi chải tóc cho dì, tóc dì dài lắm, tôi có thể thỏa thích tạo những kiểu tóc khác nhau trên đó. Ba tôi vẫn bảo dì cắt đi cho mát nhưng dì không thích. Những buổi chiều dì gội đầu ngồi hông tóc bên hiên nhà, tôi cứ nghĩ áng mây trời nào trôi lạc đến đây. Mọi người xung quanh chẳng hiểu vì sao ba tôi thành đạt lại trẻ tuổi lại không cưới một cô gái trẻ hay ít nhất một người phụ nữ xinh đẹp mà cưới dì. Dì không còn trẻ nữa, thật ra dì bằng tuổi ba nhưng chắc đến độ tuổi nào phụ nữ sẽ trông già hơn đàn ông. Tôi chẳng cần quan tâm lời người ta khác nói vì tôi hiểu dì tôi chẳng khác nào người mẹ.

Thật ra ban đầu tôi vốn ghét dì ấy, một lẻ đương nhiên của cái tuổi lên 6, 7 còn chưa hiểu sự đời. Tôi nhớ ngày đầu tiên về ra mắt gia đình, tôi đã hề chào hỏi dì dù ba và bà tôi đã căn dặn nhiều lần. Cái người phụ nữ xa lạ đó tự dưng vào ngôi nhà bình yên của chúng tôi và trở thành mẹ tôi, thay thế người mẹ mà tôi tưởng tượng là cô tiên trên trời kia. Có lẻ tôi bị những thành kiến về người mẹ ghẻ trong truyện cổ tích và những lời bàn tán của mọi người tác động. Tôi đã khóc lóc suốt những ngày sau đó và năn nỉ ba đừng cưới dì. Nhìn ba buồn rượi rượi và cả đêm không ngủ, bà ngoại đã tâm sự với tôi, ngoại bảo dì không xấu như tôi nghĩ, bà lớn tuổi rồi cần người thay mẹ chăm cho tôi. Cái cô bé ương bướng quen được cưng chìu như tôi làm gì biết nghĩ cho người khác. Đêm trước ngày cưới, tôi đã lén dùng kéo cắt hư chiếc áo dài cưới mà ba chuẩn bị cho dì. Dì biết tôi làm điều ấy. Tôi đợi chờ cơn thịnh nộ từ ba và cái liếc mắt của dì, nhưng không. Mọi chuyện diễn ra vô cùng bình thường, dì mặc chiếc áo bà ba thay áo cưới và cười thật tươi với tôi. Tôi ức lắm kể hết với ngoại, ngoại buồn bã nhìn tôi nói “con đã sai rồi”, Bà kể với tôi rằng đêm ấy ba rất tức giận vì đứa con ngỗ ngược, chẳng ai trong nhà có thể làm chuyện đó ngoài tôi. Ba đã đem roi định đánh tôi nhưng dì ngăn lại. Dì đã khóc xin ba đừng đánh, tôi còn nhỏ dại nên chưa hiểu chuyện, dì vẫn thích mặc áo bà ba trong ngày cưới. Nghe bà kể nước mắt tôi ứa ra và ân hận. Bao nhiêu năm qua dì thay mẹ chăm sóc tôi cho tôi cảm nhận được tình thương của mẹ. Dì không phải là người mẹ hoàn hảo lúc nào cũng ngọt ngào với con. Dì nghiêm khắc những lúc tôi nghịch ngợm, không nghe lời nhưng cũng có lúc lại cười đùa với tôi như một người chị. Dì dạy tôi cách làm thuyền bằng cây, cất nhà chòi bằng lá và đủ thứ trò chơi trên đời. Dì mang cả tuổi thơ tưởng đã mất về lại với tôi. Tôi thương dì từ lúc nào không hay chỉ biết giờ mỗi ngày đi học về tôi đều sà vào lòng dì cho dì chải tóc rồi kể dì nghe những chuyện ở lớp. Ba tôi cũng vui vì điều đó. Bà tôi thì vẫn chọc tôi giờ thương dì quên cả bà rồi. Gia đình tôi không như những ngày đầu dì đến nữa mà trở nên ấm áp, vui vẻ. Nhờ bàn tay khéo léo của tấm lòng của dì, bà tôi khỏe mạnh và tươi trẻ hơn, ba cũng thích cười hơn ngày trước. Hàng xóm cũng dần thích dì và chuyền nhau câu chuyện dì ghẻ thương con chồng. Họ mến dì còn vì tính dì xởi lởi, tốt bụng.

Xem thêm:  Soạn bài Tôi Đi Học – Thanh Tịnh ngữ văn lớp 8, tóm tắt bố cục

Có phải mẹ tôi trên trời hóa thân vào dì để đến chăm sóc tôi hay dì thay mẹ đến an ủi những ngày tôi thiếu mẹ. Tôi chỉ biết rằng giờ đây tôi thương dì như người mẹ của mình. Tôi không thể thiếu dì mỗi ngày và cảm thấy nợ dì nhiều quá. Tôi chỉ muốn gọi dì bằng mẹ nhưng dì lại bảo tôi dì không thể thay thế mẹ con, mẹ chỉ có một trên đời. Tôi tự nhủ bản thân phải chăm chỉ để học thật tốt cho dì vui và với tôi dì là mẹ.

Theo Dethihay.com

Check Also

nu sinh d20181115 040205 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *