Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Trình bày cảm nhận về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Trình bày cảm nhận về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Trình bày cảm nhận về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du

Hướng dẫn

Đề bài: Độc Tiểu Thanh Kí được sáng tác dựa trên nỗi đồng cảm, xót xa về người con gái tài hoa nhưng bạc mệnh Tiểu Thanh. Dựa vào văn bản thơ đã học, anh chị hãy trình bày cảm nhận về bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của tác giả Nguyễn Du.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí: Một trong những bài thơ chữ Hán đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, đó chính là Độc Tiểu Thanh kí.

2. Thân bài

– Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ NGuyễn Du viết để thể hiện nỗi xót xa, đồng cảm với nàng Tiểu Thanh, người con gái sống cách Nguyễn Du 300 năm

– Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du đã gợi mở trước mắt độc giả khung cảnh rộng lớn nhưng hoang tàn của Tây Hồ.

–> Vườn hoa Tây Hồ vốn là nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp được người đời ngưỡng mộ thì nay cũng hóa gò hoang với cái trống vắng, lạnh lẽo đầy ám ảnh.

– Cầm trên tay mảnh giấy tàn, nơi lưu giữ lại tài năng, tâm sự của Tiểu Thanh, cảm xúc của nhà thơ bỗng nặng trĩu khi tiếc thương cho con người tài hoa nhưng đoản mệnh ấy.

– Đến hai câu thơ tả thực, Nguyễn Du đã làm sáng tỏ cho những cảm xúc trầm lắng, buồn thương được thể hiện trong hai câu thơ đề của bài thơ

– hình ảnh son phấn và văn chương nhằm mục đích nhắc lại bi kịch đầy xót xa của cuộc đời nàng Tiểu Thanh, dù chỉ là những vật vô tri vô giác nhưng vì sự đố kị của người đời mà nó cũng phải chịu chung cảnh bị chà đạp

Xem thêm:  Đề số 4 – Đề kiểm tra Học kì II Tiếng Việt lớp 5

– Nỗi oan trái của cuộc đời Tiểu Thanh có lẽ không ai có thể hiểu thấu, bởi đó bản án mà con người tài hoa như nàng phải mang.

– Câu hỏi tu từ “chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa” ẩn chứa bao đau đớn, xót xa, từ nỗi đồng cảm với nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du gắn mệnh mình trong dòng cảm xúc về sự trăn trở đầy bi thương.

3. Kết bài

Bằng tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, dù là 300 năm sau hay hơn nữa, Nguyễn Du vẫn là người nghệ sĩ tài năng đáng trân trọng với những giá trị tinh thần không gì có thể phủ nhận.

II. Bài tham khảo

Đại thi hào Nguyễn Du không chỉ nổi tiếng với tập thơ Nôm “Đoạn trường tân thanh”mà ông còn đạt được rất nhiều thành công với những bài thơ chữ Hán. Một trong những bài thơ chữ Hán đặc sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, đó chính là Độc Tiểu Thanh kí.

Một đặc điểm chung trong tất cả những tác phẩm thơ văn của Nguyễn Du đó chính là tinh thần nhân đạo sâu sắc, ông luôn dùng ngòi bút tài năng, tấm lòng nhân đạo của mình để bênh vực, ca ngợi và trân trọng đối với những con người tài năng nhưng phải gánh chịu sự nghiệt ngã, bất công của số phận.

Độc Tiểu Thanh kí là bài thơ NGuyễn Du viết để thể hiện nỗi xót xa, đồng cảm với nàng Tiểu Thanh, người con gái sống cách Nguyễn Du 300 năm. Nàng là người con gái xinh đẹp, tài năng nhưng lại có số phận đầy oan nghiệt, đau đớn. Ngay cả khi nàng chết đi, đứa con tinh thần của nàng là những tập thơ cũng trở thành đối tượng của sự căm phẫn nhỏ nhen.

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư

Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

Dịch:

Vườn hoa bên Tây Hồ đã thành bãi hoang rồi

Trước song một mình nhớ tới người xưa qua một tờ giấy viết”

Mở đầu bài thơ, Nguyễn Du đã gợi mở trước mắt độc giả khung cảnh rộng lớn nhưng hoang tàn của Tây Hồ. Vườn hoa Tây Hồ vốn là nơi có cảnh sắc tuyệt đẹp được người đời ngưỡng mộ thì nay cũng hóa gò hoang với cái trống vắng, lạnh lẽo đầy ám ảnh. Trong không gian hoang tàn, tịch mịch ấy tác giả Nguyễn Du bỗng xót xa, đau đớn khi đọc câu chuyện về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh. Cầm trên tay mảnh giấy tàn, nơi lưu giữ lại tài năng, tâm sự của Tiểu Thanh, cảm xúc của nhà thơ bỗng nặng trĩu khi tiếc thương cho con người tài hoa nhưng đoản mệnh ấy.

Đến hai câu thơ tả thực, Nguyễn Du đã làm sáng tỏ cho những cảm xúc trầm lắng, buồn thương được thể hiện trong hai câu thơ đề của bài thơ:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu

Văn chương vô mệnh lụy phần dư”

Dịch:

(Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương)

Mượn vật để nói người, ở đây hình ảnh son phấn và văn chương nhằm mục đích nhắc lại bi kịch đầy xót xa của cuộc đời nàng Tiểu Thanh, dù chỉ là những vật vô tri vô giác nhưng vì sự đố kị của người đời mà nó cũng phải chịu chung cảnh bị chà đạp, hủy hoại không thương tiếc: son phấn bẽ bãng, văn chương bị đốt dở. Hai câu thơ đã thể hiện sự tàn nhẫn đến vô nhân của đám người chỉ biết đố kị của cái tài hoa. Có thể thấy tác giả Nguyễn Du vô cùng nhạy cảm với thuyết “hồng nhan bạc mệnh”, “tài mệnh tương đố”.

Xem thêm:  Thuyết minh về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi (văn 10)

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn

Phong vận kì oan ngã tự cư”

Dịch:

(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang)

Nỗi oan trái của cuộc đời Tiểu Thanh có lẽ không ai có thể hiểu thấu, bởi đó bản án mà con người tài hoa như nàng phải mang. Nàng có tài, có sắc nhưng cuộc sống lại chẳng được như ý muốn. Cái “mệnh” bạc này cũng không phải của riêng Tiểu Thanh mà cũng là số phận chung của rất nhiều người tài hoa. Đến đây có không ít độc giả liên tưởng đến cuộc đời lắm truân chuyên, bất hạnh của nàng Kiều, một con người tài hoa nhưng cũng phải gánh chịu số phận bất hạnh, đau khổ.

“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng”

Câu hỏi tu từ “chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa” ẩn chứa bao đau đớn, xót xa, từ nỗi đồng cảm với nàng Tiểu Thanh, Nguyễn Du gắn mệnh mình trong dòng cảm xúc về sự trăn trở đầy bi thương. Nàng Tiểu Thanh tài hoa 300 năm sau vẫn được người đời nhớ đến, trân trọng, vậy liệu bản thân nhà thơ 300 năm sau hậu thế còn ai nhớ đến không?

Câu hỏi này đến nay chúng ta có thể tự tìm thấy câu trả lời rõ ràng nhất. Bằng tài năng và tấm lòng nhân đạo sâu sắc, dù là 300 năm sau hay hơn nữa, Nguyễn Du vẫn là người nghệ sĩ tài năng đáng trân trọng với những giá trị tinh thần không gì có thể phủ nhận.

Theo Vanmautuyenchon.com

Check Also

anh hot girl hoc sinh cap 3 om nhau 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *