Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 8 / Tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác qua 2 bài thơ ”Ngắm trăng” và ”Đi đường”

Tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác qua 2 bài thơ ”Ngắm trăng” và ”Đi đường”

Đề bài: Tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của bác qua 2 bài thơ “Ngắm trăng” và “Đi đường”

Bài làm

Đọc Nhật kí trong tù nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Con đọc trăm bài trăm ý đẹp

Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

Vần thơ của bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

Chất thép chất tình hòa quyện trong thơ Bác tạo nên nét đẹp rất giêng của người thi sĩ – Chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt hai bài thơ ” Ngắm Trăng”, “Đi đường” trong nhật kí của bác thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của bác.

Chất thép chất tình là nội dung chủ yếu của tập thơ và biểu hiện cụ thể trong hai bài thơ này là tinh thần lạc quan và tình yêu thiên nhiên của bác.

Trước hết tình yêu thiên nhiên của bác được thể hiện xuyên suốt trong hai bài thơ.

Dù trong ngục tối bị đọa đày nhưng bác giường như quên đi thực tại của mình mà khao khát có rượu có hoa mà thưởng trăng cho trọn vẹn, đây là tình yêu thiên nhiên mãnh liệt vượt lên trên hoàn cảnh.

Trước cảnh đẹp của đêm trăng bác bối rối xốn xang không biết làm thế nào cho xứng với vẻ đẹp của trăng. Câu hỏi tu từ đã phản ánh tâm trạng rất nghệ sĩ của Bác.

Xem thêm:  Ông Trần Thanh Đạm có nhận xét: Thơ ca dân gian bay trên đôi cánh vần điệu, còn truyện dân gian du hành trên cỗ xe tình tiết. Hãy bình luận ý kiến trên

Người và trăng ung dung tự do tự tại tìm đến với nhau giao hòa giao cản. Song sắt của nhà tù không thể chắn giữa đôi bạn.

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt

Nguyệt tòng song khích khán thi gia”

Trăng luôn luôn là người bạn tri kỉ của bác tìm đến chia sẻ bầu bạn động viên an ủi Bác. Bằng nghệ nhật đối, nhân hóa bác đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên tha thiết của mình. Sự hoán đổi vị trí Nhân – Minh Nguyệt ở câu 3 thành Nguyệt – Thi gia câu 4. Bác khẳng định không chỉ vẻ đẹp thiên nhiên cuốn hút con người mà con người cũng được nâng lên thành vẻ đẹp để chiêm ngưỡng thiên nhiên.

Bị giải hết nhà lao này đến nhà lao khác, trèo đèo, vượt suối, chân tay xiềng xích. Vậy mà người vấn ung dung tận hưởng, được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên khi lên đến đỉnh núi cao.

” Trùng giao…

… miên gian” đó là phần thưởng tuyệt vời nhất cho người đi đường chèo hết từ lớp núi này đến lớp núi khác cả một không gian bao la bát ngát mở ra trước mắt. Tình yêu thiên nhiên là nét đẹp trong tâm hồn bác.

Hai bài thơ không chỉ bộc lộ tình yêu thiên nhiên của bác mà còn thể hiện sâu sắc tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

Kẻ thù chỉ có thể giam cầm thể xác của người còn tinh thần thì hoàn toàn tự do ung dung thanh thản chấn song sắt chắn giữa người tù và vầng trăng tri kỉ là hiện hữu của sự khắc nghiệt tù đầy vậy mà chỉ bằn chữ ” kháng”<nhìn, xem> bác đã phá tan sự hiện hữu của ánh trăng ấy, người và trăng hoàn toàn đến với nhau. Đó là sự vượt ngục tinh thần của bác.

Xem thêm:  Giải thích và chứng minh câu nói “Thất bại là mẹ thành công”

Đúng như bác đã viết bài đề từ ở bìa tập thơ.

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn lên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao”

Đặc biệt hơn nữa ta thấy tinh thần này được bộc lộ sâu sắc trong bài ” Đi Đường “. Bài thơ có hai tầng đĩa từ việc đi đường Bác tin tưởng con đường ấy gian khó chồng chất:

“Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan

Trùng san chi ngoại trùng san”

Các điệp ngữ nhấn mạnh sự khó khăn mà người chiến sĩ phải đối đầu đó cũng là trải nghiệm của người đi đường. Người chiến sĩ hi sinh cuộc đời cho dân cho nước nhưng bác một mực tin tưởng rằng khó khăn rồi sẽ lùi lại kết thúc nhường bước cho người chiến sĩ chạm đỉnh vinh quang thắng lợi niềm tin đúng là động lực bác vượt mọi khó khăn thử thách trước mắt tiếp tục bền bỉ trên con đường tranh đấu dân tộc.

Hai bài thơ đều viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, cô đọng hàm xúc lời ít ý nhiều. Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan kết hợp hài hòa trong thơ bác nói chung và trong hai bài thơ nói riêng. Đó là cảm hứng chủ đạo của tập Nhật kí trong tù thể hiện vẻ đẹp tâm hồn ý chí nghị lực của bác đó cũng là biểu hiện cụ thể của chất thép chất tình chất thi sĩ và chiến sĩ.

Xem thêm:  Thuyết minh về thơ Đường.

Ngắm Trăng, Đi Đường là hai bài thơ tuyệt hay thể hiện sâu sắc tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan của Bác. Học tập tư tưởng của người chúng ta luôn mở lòng với thiên nhiên và rèn cho mình ý chí nghị lực vượt khó để gặt hái thành công.

Check Also

hoaphuong 17 310x165 - Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam Bài làm Cây tre là biểu tượng của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *