Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 8 / Thuyết Minh Về Con Trâu Việt Nam

Thuyết Minh Về Con Trâu Việt Nam

Đề bài: Thuyết Minh Về Con Trâu Việt Nam

Bài làm

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cái cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây trâu đó ai mà quản công.

Từ xưa đến nay, dòng họ nhà tôi đã gắn bó cực kì thân thiết với con người. Đặc biệt khi nói tới làm nông là phải nhắc tới họ nhà Trâu chúng tôi – những đối tượng gián tiếp làm ra những hạt gạo trắng ngần.

Trước kia, dòng họ nhà tôi vốn là trâu rừng, do được con người thuần hóa nên mới ở nhà phụ họ cày bừa. Chúng tôi thuộc nhóm trâu đầm lầy, đặc biệt thích những vùng bùn lầy và có thể ngâm mình hàng giờ dưới những vũng bùn mát mẻ. Điểm khác biệt của chúng tôi với loài trâu cạn là có bộ lông ngắn, thưa và màu đen với lớp da dày. Đặc biệt là cặp sừng to rộng ở trán như hai thanh gươm sắc bén, giúp chúng tôi tự vệ và giao đấu trong những cuộc cạnh tranh, nó như là sự oai phong đầy hiên ngang. Ngoài ra, chúng tôi có thân hình chắc khỏe, vạm vỡ có điều hơi thấp hơn so với mấy anh bò. Bụng chúng tôi rất lớn, luôn phình to, có thể chứa được vài chục kilogam cỏ mỗi ngày. Mông căng tròn cộng thêm chiếc đuôi dài, phe phẩy như chiếc chổi giúp xua đuổi lũ ruồi, muỗi đáng ghét. Do không có hàm trên nên việc nhai cỏ của chúng tôi đôi lúc gặp khó khăn, thường thì nhai thức ăn sơ sơ sau đó nuốt xuống bụng, vào lúc rảnh rỗi chúng tôi lại nằm quây quần bên bóng râm, chậm rãi nhai lại số cỏ đó. Nhờ vậy mà chúng tôi có thể hấp thụ toàn bộ chất dinh dưỡng có trong cỏ tươi.

Xem thêm:  [Văn 8] Kể về một việc tốt em đã làm khiến bố mẹ vui lòng – bài viết số 2

Về mùa sinh sản, mỗi năm chỉ đẻ một lứa và mỗi lứa cũng chỉ một nghé con, những chú nghé mũm mĩm trông thật là dễ thương. Thường những chú trâu non thường có cân nặng từ 22-25 kg. Như đã nói, chúng tôi là bạn của nhà nông, có nhiệm vụ giúp họ cày cấy để công việc ruộng đồng được thuận lợi hơn. Chắc chắn mọi người đã từng nghe câu tục ngữ “con trâu đi trước, cái cày theo sau”, đó chính là công việc quen thuộc của chúng tôi.

Vào buổi sáng, chúng tôi sẽ vác lên vai một cái cày, rồi theo sự hướng dẫn của các bác nông dân mà cày ruộng. Lực kéo của chúng tôi khá cao, trung bình nằm khoảng 0,36 – 0,4 mã lực, chúng tôi rất khỏe nên mới có thể vác nổi cái cày nặng trịch như thế mà cày hết thuở ruộng này đến thuở ruộng khác, mỗi ngày có thể cày từ 3-4 xào ruộng.

Chúng tôi rất tự hào mà nói rằng, chúng tôi rất chăm chỉ, dù đồng ruộng có khó cày đến đâu, thì dòng họ tôi cũng cần mẫn làm cùng với người nông dân, mà góp phần tạo ra lúa gạo trắng thơm, chỉ mong rằng chúng tôi sẽ được mọi người yêu quý. Ngoài việc làm ruộng ra, thì chúng tôi cũng có thể kéo xe, chở hàng,…Và có một bài đồng giao để giới thiệu các đặc điểm của họ nhà trâu chúng tôi như thế này:

Xem thêm:  Phân tích bài thơ ‘Qua Đèo Ngang’của Bà Huyện Thanh Quan

“Con trâu có một hàm răng

Ăn cỏ đồng bằng, uốn nước hồ ao

Còn sống mày ở với tao

Khi chết tao cầm dao xẻ thịt mày

Thịt mày nấu cháo lênh bênh

Da mày làm trống tụng kinh trong chùa

Sừng tao lấy tiện con cờ

Cán dao, cán mác, lược dày, lược thưa”.

Có thể nói chúng tôi rất có ích ho con người. Đối với các em nhỏ, thì chúng tôi là một phần không thể thiếu trong kí ức tuổi thơ của họ. Để phụ gia đình thì chiều chiều các em thường đi chăn trâu. Các em dẫn bọn tôi đến một cánh đồng cỏ bát ngát, chúng tôi thỏa sức mà nhai gặm cả chiều. Có khi, tôi thấy các em chơi thả diều, nằm thong dong bên bóng cây, cứ mải miết nhai rồi nhìn những cánh diều bay cao vút trông thật thích thú. Thật là một bức tranh đồng quê thanh bình. Nhưng đôi khi cũng không thiếu sự sôi động, các em bẻ lá mà chơi đánh trận giả – thật dễ thương, và chúng tôi – từ những người được chăn đã trở thành những người bảo mẫu, đứng ở đó mà ngắm nhìn các em. Và rồi sau những giờ sôi động đso thì các em lại nằm lên lưng bọn tôi đi về.

Mặt khác, chúng tôi còn góp phần tô đậm nền văn hóa Việt Nam thông qua các lễ hội như: troi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng, hay lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên,… Ngoài ra, vào Sea Game 22 – 2003, chúng tôi – chú trâu đã được vinh dự chọn làm biểu tượng của giải đấu này.

Xem thêm:  Thuyết minh về Hoa Sen

Tóm lại, chúng tôi – trâu là những con vật hiền lành, dễ thương, có ích cho con người trong nhiều mặt: đời sống, tinh thần. Vì vậy, các bạn phải biết yêu quý và bảo vệ chúng tôi, những chú trâu – người bạn của nhà nông.

Check Also

nu sinh lop 12 sa735311 310x165 - Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam Bài làm Cây tre là biểu tượng của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *