Home / Văn mẫu tiểu học / Văn mẫu lớp 5 / Tập làm văn –Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Tập làm văn –Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Tập làm văn –Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Hướng dẫn

Tập làm văn – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

1. Viết văn kể chuyện

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một hay một số nhân vật. Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa.

– Những lưu ý khi viết văn kể chuyện:

+ Nhân vật trong văn kể chuyện có thể là người, là con vật, đồ vật, cây cối,… được nhân hoá.

+ Cần kể lại hành động, lời nói, suy nghĩ,… của nhân vật vì hành động, lời nói, suy nghĩ,… nói lên tính cách của nhân vật ấy.

+ Khi cần miêu tả ngoại hình nhân vật trong bài văn kể chuyện, nên chọn tả những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu có thể góp phần nói lên tính cách hoặc thân phận của nhân vật và làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.

Bài tập 1. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi.

Giấc mơ đêm Rằm

– Cháu nhìn kìa! – Bà tôi chỉ lên bầu trời đêm Trung thu. – Trên ông trăng có cây đa đấy. Có cả chú Cuội nữa.

Tôi nhìn theo, A, đúng rồi, có cây đa thật.

– Bà ơi, chú Cuội là ai hà bà?

– Chú Cuội cũng bé như con ấy. Chú Cuội chân trâu cho nhà trời, mải chơi để trâu ăn lúa, nhà trời phạt, bắt ngồi gốc cây đa…

Tôi căng mắt nhìn. Chú Cuội ngồi đâu nhỉ? Con trâu đâu? ông trời là ai mà ác thế? Hôm kia, thằng Quyết đi chăn trâu, cũng để trâu ăn lúa, nhưng mẹ nó chỉ mắng và phát khẽ cho nó một cái rồi thôi. Đằng này…

“Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ân lúa gọi cha ời ời…”

Có tiếng hát từ rất xa vọng lại,

– Bà ơi, ai hát thế hả bà?

– Chị Hằng hát đấy. – Bà tôi thì thầm.

– Chị Hằng là ai ạ? – Tôi tò mò.

– Chị Hàng cũng là người nhà trời, nhưng chị Hằng thương Cuội bị phạt nên hát cho chú Cuội nghe đỡ buồn đấy.

Giọng bà vẫn thì thầm. Giỏ nhẹ thổi. Tôi cố căng mắt để nhìn. Rồi tôi chợt thấy mình bồng bềnh, người nhẹ hẳn đi. Tôi thấy mình được ngồi trên lưng chim đại bàng bay lên mặt trăng. Tôi đã nhìn thấy chú Cuội. Không hiểu sao chú Cuội lại giống thằng Quyết đến thế. Mà chú Cuội bị trói kìa. Tôi vung cây kiếm lửa lên. Những sợi dây trói đứt tung. Tôi nắm tay chú Cuội cùng cưỡi lên lưng đại bàng bay về. Chúng tôi lượn vòng trước sân nhà và nhìn thấy cái Tâm đang vẫy chúng tôi. Chúng tôi đỗ xuống. Mâm cỗ Trung thu nhà tôi vẫn còn. Bà tôi dang tay ôm chầm lấy chúng tôi vào lòng.

Xem thêm:  Suy nghĩ về vai trò của lí tưởng trong cuộc sống con người

(Theo Kao Sơn)

a) Nhân vật người kể chuyện trong câu chuyện trên là ai?

b) Trong câu chuyện trên, đoạn nào là thực, đoạn nào là mơ?

c) Giấc mơ của cậu bé có bóng dáng của những câu chuyện cổ tích nào?

d) Trong giấc mơ của cậu bé, em thấy điều gì là thú vị nhất? Vì sao?

Bài tập 2. Hãy kể tiếp câu chuyện dưới đây theo ý của em.

Thần May Mắn

Một cô bé hiếu động đã tháo tung chiếc đồng hồ treo tường, gắn vào đó cậu bé đánh trống để mỗi khi đồng hồ điểm 12 giờ sẽ vang lên một hổi trống vui tai, Nhưng công việc không thành. Cô bị phạt nhốt trong phòng…

Chợt có ai đứng ngoài cửa sổ. Cô bé nhìn ra và thấy một ông già râu trắng như cước, trìu mến nhìn cô.

– Ông là ai? – Cô bé ngạc nhiên hỏi.

– Ta là Thần May Mắn.

– ôi! Ông có thể cho cháu ba điều ước không?

– Được chứ! Thế cháu ước điều gì trước tiên?

– Cháu muốn ra khỏi căn phòng này.

– Nào, nắm lấy tay ta,

Thần May Mắn giúp cô bé bay vút qua cửa sổ, ổn vào những đám mây bồng bềnh. Thần May Mắn hỏi cô bé:

– Thế điều ước tiếp theo của cháu là gì vậy?

(…)

2. Viết văn miêu tả

– Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. Bài văn miêu tả cần nêu (hoặc thể hiện) được tình cảm, ấn tượng của người tả đối với sự vật được miêu tả.

– Những lưu ý khi viết văn miêu tả:

+ Tả đồ vật: Nên tả bao quát toàn bộ đồ vật, rồi tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật ; cần quan sát kĩ đồ vật, phát hiện những đặc điểm riêng của đồ vật để miêu tả.

+ Tả cây cối: Có thể tả lần lượt từng bộ phận của cây hoặc tả cây theo từng thời kì phát triển ; cần nêu lên ích lợi của cây.

+ Tả con vật: Cần tả được hình dáng, thói quen sinh hoạt và hoạt động chính của con vật.

+ Tả cảnh: Có thể tả từng phần của cảnh hoặc tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.

+ Tả người: Cần tả được ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt,…) và tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách cư xử với người khác,…) của người được miêu tả.

Bài tập 1. Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi.

Chùa Tây Phương

Chùa Tây Phương được dựng xây trong khung cảnh núi sông thanh tĩnh. Đây là một ngôi chùa đẹp, làm vinh dự cho nền kiến trúc và mĩ thuật cổ xưa của dân tộc ta.

Chùa gồm ba toà nhà cổ kính bàng gỗ đẹp, xếp hàng hình chữ tam. Giữa ba toà nhà có hai sân nhỏ xây hai bể nước lớn. Bể nước làm gương phản chiếu ánh một tròi để ngôi chùa thêm ánh sáng. Ánh sáng toả ra trong chùa lung linh, dìu dịu.

Mỗi toà nhà được kiến trúc hai tầng, tám mái, lợp ngói hình lá đề. Ngói cỡ to và dày, trông hơi giống mũi hài. Các mái uốn cong mềm mại gắn tứ linh (bốn con vật được coi là linh thiêng ngày xưa: rồng, lân, rùa, phượng) bằng sành rất thanh thoát. Trên các mái đều chạm rồng, phượng, hoa sen, lá dâu, lá mẫu đơn, tia mặt trời, mặt trăng,.., Các chân cột được làm bàng đá xanh, chạm hình cánh sen. Rui mè trên mái nhà đều có mộng ô vuông, lót ngói nhiều màu, tưởng chừng mái chùa được choàng tấm áo hoa xuân hay khoác ngoài tấm cà sa nhà Phật vậy!

Xem thêm:  Đề số 1 – Đề kiểm tra Học kì II Tiếng Việt 5

Bước vào trong chùa, 16 vị La Hán rất bình dân với 46 tượng lớn nhỏ để ở phía trước bái đường và chính diện. Nghệ thuật tạo hình ở các pho tượng tinh xảo và rất điêu luyện. Mỗi pho tượng đều có một nét riêng biệt, càng xem càng hấp dẫn.

Chùa Tây Phương tiêu biểu cho nền nghệ thuật độc đáo đầy sáng tạo của cha ông ta và là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam.

(Theo Đất nước ngàn năm – Tập một, 1974)

a) Hãy lập dàn ý cho bài văn trên.

b) Phần thân bài có mấy đoạn văn? Ý chính của mỗi đoạn là gì?

c) Em thích hình ảnh nào hoặc câu văn nào trong bài văn? Vì sao?

Bài tập 2. Đọc đoạn mở bài sau và trả lời câu hỏi.

Đêm qua, khi hai mắt ríu lại, em mơ thấy mặt đất bỗng nhiên không có một bóng cây xanh, nhà cửa đứng trơ trọi buồn tẻ, chim chóc cũng rủ nhau bay đi đâu hết, gió ngừng thổi… Trẻ con chúng em không có loại hoa quả gì để ăn, bữa cơm không có rau xanh… Hoảng hốt, em bừng tỉnh dậy, chạy vội ra vườn: ôi! Cây khế cơm đầu nhà vẫn còn. Cành khế như sà xuống vẫy chào em.

a) Mở bài trên đây giới thiệu cây gì?

b) Đó là mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp?

c) Để giới thiệu cây khế, người viết đã bắt đầu từ sự việc gì? Cách giới thiệu đó có gì hay?

Bài tập 3. Dựa vào bài thơ sau đây, em hãy viết bài văn tả hoa cúc vàng.

Hoa cúc vàng

Suốt cả mùa đông

Nắng đi đâu hết

Trời đắp chăn bông

Còn cây chịu rét

Sớm nay nở hết

Đầy sân cúc vàng

Thấy mùa xuân đẹp

Nắng lại về chăng

Ô chẳng phải đâu

Mùa đông nắng ít

Cúc gom nắng vàng

Vào trong lá biếc

Chờ cho đến Tết

Nỏ bung thành hoa

Rực vàng hoa cúc

Ấm vui mọi nhà

>>Xem đáp án tại đây.

Tags:Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt · Tập làm văn · Tiếng Việt 5

Theo Dethihay.com

Check Also

ao dai2 310x165 - Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em Bài làm Nhắc về kỷ niệm tuổi thơ, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *