Suy nghĩ về tình cảm cha con trong chiến tranh qua tác phẩm Chiếc lược ngà
Hướng dẫn
-Nguyễn Quang Sáng là nhà văn Nam Bộ nên hầu như ông chỉ viết về cuộc sống và con người của vùng đất này. Chiếc lược ngà là một trong những truyện ngắn đặc sẳc cùa ông được viết trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh bom đạn ác liệt của chiến tranh nhưng truyện ngắn này lại tập trung nói về tình người, cụ thể là tình cha con của người chiến sĩ cách mạng. Chiến tranh gây bao chia lìa, tang tóc đau thương nhưng tình cảm cha con thì không gì có thể chia cắt được.
–Ông Sáu đi kháng chiến khi bé Thu, đứa con gái đầu lòng mới hon một tuổi. Mãi đến khi con lên tám, ông mới có dịp về thăm nhà. Con bé không nhận ông Sáu là cha vì vết sẹo dài trên má khiến ông không giống với bức ảnh chụp chung vớị má. Đen lúc bé Thu nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Tinh cha con thiêng liêng trỗi dậy mãnh liệt trong em khiến cho mọi người xúc động. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu thương vào việc làm một chiếc lược bằng ngà để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn của giặc, ông Sáu bị thương nặng. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược ngà cho người bạn, với ý nhò’ mang về quê trao tận tay cho con gái thân yêu của mình.
-Sau nhiều năm xa cách, ông Sáu chỉ thấy con qua tấm ảnh nhỏ luôn mang theo bên người. Đen lúc được về thăm nhà, bao nỗi nhớ thương chất chứa từ lâu nên ông Sáu không kiềm được niềm vui khi nhìn thấy bé Thu. Xuồng chưa kịp cập bến, ông vội nhảy lên bờ để mong được ôm con vào lòng,, được nghe con gọi tiếng ba. Nhưng thật trớ trêu, bé Thu lại tỏ ra sợ hãi và ngờ vực. Ông Sáu càng muốn gần con thì bé Thu lại càng tỏ ra lạnh nhạt và xa lánh.
-Tâm lý và thái độ của bé Thu được nhà văn thuật lại rất sinh động qua hàng loạt các chi tiết vừa cảm động, vừa buồn cười: Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nỏ ngơ ngác, lạ lùng. Lần đầu tiên nhìn thấy người đàn ông lạ, lại ximg là ba, con bé hết sức ngạc nhiên và sợ hãi, mặt nó bỗng tải đi, và vụt chạy và kêu thốt lên: má má.
-Khi má bảo gọi ba vào ăn cơm, nó nhất quyết không chịu. Má ép quá, bé Thu chỉ gọi trống không: Vô ăn cơm. Kể cả lúc má đi vắng, nó lâm vào thế bí, muốn nhờ ông Sáu chắt bớt nước nồi cơm đang sôi mà cũng vẫn nói trống, nhất định không chịu gọi là ba. Ông Sáu lặng im xem nó làm cách nào. Bé Thu lấy vá múc nước ra, vừa múc, vừa lầu bầu tức giận. Bữa cơm, ông Sáu âu yếm gắp cho con cái trứng cá vàng ươm. Bé Thu bất ngờ lấy đũa hất rơi xuống đất. Ông Sáu không nén được tức giận, đánh con một cái vào mông. Bé vùng vằng bỏ ăn, chèo xuồng về nhà bà ngoại bên kia sông. Lúc cởi dây xuồng, nó còn cố ý khua dây xích kêu để tỏ ý bất binh.
-Sự ương ngạnh của bé Thu đúng là tâm lý và tính cách trẻ con nên không đáng trách. Trong hoàn cảnh chiến tranh, Thu còn quá nhỏ nên không thể hiểu được những tình thế khấc nghiệt éo le. Phản ứng rất tự nhiên chứng tỏ bé Thu có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc và chân thật. Trong thái độ cứng đầu của bé ẩn chứa cả sự kiêu hãnh dành cho người cha thân yêu, tức là người đàn ông trong tấm hình chụp chung với má.
-Khi đã nhận ra cha, cảm xúc và hành động của bé Thu biểu hiện thật mãnh liệt, khác hẳn lúc trước. Trước lúc lên đường, ông Sáu đang bịn rịn chia tay thì bất chọt bé Thu cất tiếng gọi ba và tiếng kêu như xé lòng. Đó là tiếng ba mà nó cô đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng ba như nổ tung từ đáy lòng nó. Nó vừa kêu, vừa chạy tới, nó nhảy thót lên và dang hai tay lấy cổ ba nó. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa…Thì ra Thu không nhận ba chỉ vì cái vết thẹo dài trên má của ông Sáu. Vì thế trong phút chia tay, tình yêu và nỗi mong nhớ đối với người cha xa cách bấy lâu đã bùng ra thật mạnh mẽ, khiến bé Thu bối rối cuống quýt. Chứng kiến cảnh ngộ éo le của cha con ông Sáu, nhiều người không cầm được nước mắt.
-Qua việc miêu tả diễn biến tâm lý, ngôn ngữ và hành động của bé Thu, nhà văn đã làm rõ một số nét trong tính cách nhân vật. Tình cảm cha con của bé Thu thật sâu sắc, mạnh mẽ, nhung cũng thật dút khoát, rạch ròi. Cá tính của bé Thu cứng cỏi đến mức ưong ngạnh nhưng thực ra Thu vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ. Tác giả tỏ ra am hiểu và diễn ta rất sinh động những tình cảm trẻ tho’ trong sáng.
-Sức hấp dẫn của truyện toát ra từ cốt truyện đơn giản nhưng chặt chẽ, cùng những yếu tố bất ngờ mà hợp lý. Chuyện bé Thu lúc đầu không nhận cha, rồi lại biểu lộ những tình cảm rất nồng nhiệt đầy xúc động với cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ đã gây được hứng thú cho người đọc, nhất là khi hiểu đưọc diễn biến hợp lý ở bên trong các sự việc, hành động có vẻ mâu thuẫn.
-Tình cảm cha con sâu nặng đã được tác giả thể hiện kĩ lưỡng hơn khi ông Sáu ở căn cứ kháng chiến trong rừng sâu. Vì thương con, ông Sáu quyết tâm tìm cho được khúc ngà voi để làm cây lược tặng bé Thu. Ông cưa từng chiếc răng lược thận trọng, tỉ mẩn và cố công như người thợ bạc. Chiếc lược ngà đã trở thành một kì vật quý giá, thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi nỗi ân hận dằn vặt bấy lâu và ấp ủ bao nhiêu tình cảm nhớ thương con. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con như nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của ông Sáu. Nhưng rồi một tình cảnh đau thương đến với cha con ông Sáu. Ông đã hi sinh khi chưa kịp trao tận tay đứa con gái chiếc lược ngà.
-Tình cảm cha con ông Sáu thật cảm động là nhờ cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống bất ngờ nhưng vẫn tự nhiên và hợp lý. Giọng kể mộc mạc, ngôn ngữ gần với khẩu ngữ và mang màu sắc Nam Bộ. Đặc biệt nhà vân rất thành công trong việc miêu tả tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế và chính xác. Qua lời kể chuyện của bác Ba, các chi tiết, sự việc, nhân vật trong truyện đều được phản ánh chân thực, rõ nét góp phần nêu bật nội dung tư tưởng của tác phẩm.
-Chúng ta có được cuộc sống no đủ, hạnh phúc ngày hôm nay là nhờ vào sự đánh đổi xương máu của biết bao thế hệ cha ông đi trước. Do đó, trách nhiệm cùa chúng ta là biết trân trọng cuộc sống của mình ngày hôm nay để cố gắng học tập, rèn luyện sao cho xứng đáng với công ơn dạy dỗ của cha mẹ và kì vọng của xã hội vào một thế hệ tương lai có đủ phẩm chất. Chúng ta biết yêu thương những người xung quanh và mở rộng trái tim mình để cho cuộc sống trở nên ý nghĩa và tươi đẹp biết hơn.
-Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã diễn tả một cách xúc động tình cảm thắm thiết, sâu nặng của cha con ông Sáu. Trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, tình cảm thiêng liêng ấy càng cao đẹp và ngời sáng.
-Câu chuyện không chỉ nói lên tình cha con thiêng mà còn gợi cho người đọc suy ngẫm và thấm thìa những đau thương, mất mát mà chiến tranh mang đến cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình. Vì vậy mà ý nghĩa tố cáo, lên án chiến tranh xâm lược của truyện khá sâu sắc.
Theo Dethihay.com