Soạn Bài viết số 5 giúp học sinh vận dụng các thao tác lập luận phân tích khi viết bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích văn xuôi.
I. MỤCTIÊU ĐỀ KIỂM TRA
– Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năngtrong chương trình học kì 1, môn Ngữ văn lớp 12.
– Đề kiểm tra bao quát một số nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm củachương trình Ngữ văn 12 học kì 2 theo các nội dung Văn học, Làm văn, với mụcđích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của HS thông qua hình thứckiểm tra tự luận.
Cụ thể, đề kiểmtra nhằm đánh giá trình độ học sinh theocác chuẩn sau:
– Đọc văn:
+ Nhớ vàhiểu được những kiến thức cơ bản về tác phẩm.
– Làm văn:
+ Nắmvững thao tác lập luận phân tích.
+ Nghịluận một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
II. HÌNHTHỨC ĐỀ KIỂM TRA
Hìnhthức: tự luận.
Cáchtổ chức kiểm tra: cho học sinh làm trong 90 phút.
III.THIẾT LẬP MA TRẬN
– Liệt kê tất cả các chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình môn Ngữvăn lớp 12, học kì.
– Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trậnđề kiểm tra (theo các bước như minh họa ở trên).
– Xác định khungma trận.
MA TRẬN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5- MÔN NGỮ VĂN 12
THỜI GIAN 90 PHÚT
IV. BIÊN SOẠN ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 5
ĐỀ BÀI VIẾTSỐ 5 – LỚP 12
THỜI GIANLÀM BÀI: 90 PHÚT
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thựchiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian.Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đấtnước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vàothành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các conđều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các conmột bài học cuối cùng”.
Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi:“Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?”. Họ đồng thanh trả lời rằng đangngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: “Trênbãi cỏ hoang này có những cây gì?”. Học trò đồng thanh đáp: “Trên bãihoang mọc toàn cỏ dại ạ!”.
Nhà hiền triết nói: “Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọctoàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dạinày?”. Các học trò nhìn nhau hết sức ngạcnhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điềuhuyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đềgiản đơn như thế.
Một người lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần cómột cái cuốc là xong hết ạ!”.
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nóitiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!”.
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một ngườikhác.
Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lêncũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: “Diệt cỏphải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong hết!”.
Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài họchôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nóichuyện sau”.
Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dạinăm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồiquây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới.
(Sưu tầm)
Câu 1. Văn bản trên viết vềchuyện gì?
Câu 2. Xác định phong cách ngônngữ của văn bản?
Câu 3. Giải thích ý nghĩa ẩn dụcủa các hình ảnh: cỏ dại, ngô lúa.
Câu 4. Theo anh (chị), nhà hiềntriết muốn truyền cho các học trò bài học nào?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Cảm nhận của anh chịvề hành động Mị chạy theo A Phủ trong “ Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài.
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
Theo Dethihay.com