Home / Bài văn hay / Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Bài tập làm văn soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội lớp 8 ngắn gọn giúp các bạn học sinh nắm rõ kiến thức về khái niệm, cách sừ dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội để từ đó học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình.

Soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Hướng dẫn soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

I- Từ ngữ địa phương

– Bắp và bẹ ở đây ở đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào là từ địa phương, từ nào được sử dụng trong toàn dân?

– Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.

II. Biệt ngữ xã hội

a. Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là “mẹ”, có chỗ lại dùng “mợ”. Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ “mẹ”- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ “mợ” vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là “mợ”, gọi cha là “cậu”.

b. Từ “ngỗng” có nghĩa là điểm hai- hình dạng con ngỗng giống điểm 2

– Điểm yếu, từ “trúng tủ” có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

– Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.

Xem thêm:  Soạn bài Thạch Sanh

III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội

1. Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội

– Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

– Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

2. Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như “mô”, “bầy tui”, “ví”… nhằm:

  • Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ
  • Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

Luyện tập

Bài 1 (trang 58 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)
Từ ngữ địa phương Từ ngữ toàn dân
Má (nam bộ) Mẹ
Bọ (Nghệ Tĩnh) Cha
Mô ( Nghệ Tĩnh) Đâu
Cây viết ( Nam bộ) Cây bút
Trái thơm (Nam bộ) Quả dứa
O ( Hà Tĩnh)
Con tru ( Trung bộ) Con trâu
Heo (nam bộ) Con lợn
Bài 2 ( trang 59 sgk Ngữ văn 8 tập 10)

– Biệt ngữ của học sinh:

  • Từ “gậy” – chỉ điểm 1
  • Từ “học gạo” – học nhiều, không chú ý tới những việc khác
  • Từ ” quay cóp”- nhìn tài liệu trong giờ thi, giờ kiểm tra
  • Từ “trượt vỏ chuối”- chỉ việc thi trượt
Xem thêm:  Tả con đường từ nhà đến trường

– Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến xưa: trẫm, khanh, long bào, ngự gia, ngự bút, long bào…

– Biệt ngữ của bọn lưu manh, trộm cắp ở thành phố: chọi, choai, xế lô, dạt vòm, rụng, táp lô…

Bài 3 (trang 59 sgk Ngữ Văn 8 tập 1)

Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:

a. Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

b. Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp

c. Khi làm bài tập làm văn

d. Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

e. Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

Bài 4 ( trang 59sgk Ngữ văn 8 tập 1)

Ví dụ:

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

(Ca dao)

Bầm ơi, có rét không bầm

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

(Bầm ơi, Tố Hữu)

Trèo lên trên rẫy khoai lang

Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

( Hò ba lí của Quảng Nam)

Trên đây là bài tập làm văn soạn bài từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, chúc các bạn làm tốt bài văn của mình!

Theo Baivanhay.com

Check Also

hoaphuong 17 310x165 - Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Suy nghĩ câu “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”

Đề bài: Trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau: “Vượt qua nỗi …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *