Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 8 / Soạn Bài Ngắm Trăng Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Soạn Bài Ngắm Trăng Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Đề bài: Soạn Bài Ngắm Trăng Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2 | Văn Mẫu

Bài làm

Câu 1: So sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ:

– Câu thứ hai của nguyên tác có nghĩa là “Trựớc cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?” Câu thơ dịch (Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ) đà bỏ đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi “nại nhược hà?” (biết làm thế nào?). Dịch là “khó hững hờ” thì lại cho thấy nhân vật trừ tình quá bình thản, có phần… hững hờ, chứ không rung cám mạnh mẽ như trong câu thơ chừ Hán.

– Hai câu sau của bài thơ chừ Hán có kết cấu đăng đối đáng chú ý, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau:

“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,

Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

Ở mỗi câu, chữ chỉ người (nhân, thi gia) và chữ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song); mặt khác, hai câu còn tạo thành một cặp đối, cũng nhânnguyệt, minh nguyệtthi gia đối với nhau. Với kết cấu đó, bài thơ có một hiệu quả nghệ thuật riêng đáng kể. Hai câu thơ dịch đà làm mất đi cấu trúc đăng đối, tức cũng giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra, câu thơ dịch thứ tư có hai từ gần đồng nghĩa (nhòm, ngắm) rõ ràng là chưa cô đúc; đó là chưa kể chữ nhòm ở đây không được nhã (nhất lại là nhòm khe cửa!)

Câu 2: Các bậc tao nhân mặc khách xưa thường chỉ ngắm trăng trong khi thảnh thơi, thư thái và thường gắn với uống rượu, thưởng hoa. Còn Bác Hồ, “chẳng được tự do mà thưởng nguyệt” như vậy mà Người đã ngắm trăng trong hoàn cảnh đặt biệt: trong ngục tù:

Xem thêm:  Tập làm văn 6 đề 3: Hãy kể lại truyệnThạch Sanh

“Ngục trung vô tửu diệc vô hoa

Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”

Trong tù, rõ ràng là không có rượu, cũng không có hoa. Và ý thơ của Người cũng không nhằm mục đích kể cái thiếu thốn, khó khăn, không miêu tả hiện thực trần trụi của nhà tù, mà thể hiện tâm thế và khát vọng của người tù. Bởi “trước cảnh đẹp đêm nay” mà có rượu, có hoa thì người ngắm trăng đã không phải “nại nhược hà?” – bối rối, băn khoăn. Nhưng đó là sự bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ bởi trăng đẹp thế mà không có hoa và rượu để thưởng trăng cho trọn vẹn. Nỗi băn khoăn cho thấy một tâm hồn thanh thản, yêu cái đẹp vượt lên gian khổ, khó khăn của ngục tù để mơ được thưởng trăng thật đủ đầy, trọng vẹn. Nếu như ở những bài thơ khác, Bác thường thưởng trăng vào lúc đêm khuya, khi “không ngủ vì lo nỗi nước nhà” (Cảnh khuya), có lúc Bác đón trăng sau khi đã “bàn việc quân”: “khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền” (Rằm tháng giêng), khi khác Người lại lỡ hẹn với trăng: “Việc quân đang bận xin chờ hôm sau” (Tin thắng trận). Còn lần này Bác có cả ngày dài để mong trăng, đón trăng. Vậy mà khi trăng đến thì lại không có rượu và hoa những nghi thức giản dị mà trang trọng để đón trăng. Điều đó khiến cho Người bối rối, băn khoăn. Sự bối rối ấy cho ta thấy tình cảm yêu mến, thái độ trân trọng của Bác đối với trăng – một người bạn tâm giao.

Câu 3:

Hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán Vọng Nguyệt, có cấu trúc đăng đối: nhân – nguyệt; nguyệt – thi gia; song – song. Điều đó có nghĩa là giữa người và trăng là song sắt nhà tù chắn giữa nhưng đã thành vô nghĩa. Từ trong ngục tối người vẫn hướng ra ngoài để thưởng thức vẻ đẹp của trăng và trăng cũng vượt qua song sắt để đến “khán thi gia” (ngắm nhà thơ). Tình cảm giữa người và trăng đã tạo nên một khoảnh khắc thật kì diệu. Không một âm thanh, không một tiếng động, tất cả đều im lặng trong giây phút giao hòa mãnh liệt của người và trăng. Cấu trúc đăng đối của hai câu thơ đã làm nổi bật được “tình cảm song phương” mãnh liệt của cả người và trăng. Cả hai đều có hành động (hướng – khán, tòng – khán) cho thấy sự chủ động tìm đến giao hòa cũng nhau, để ngắm nhau say đắm, cho thỏa nỗi yêu thương. Khoảnh khắc giao hòa kì diệu ấy khiến cho mọi khó khăn, gian khổ của ngục tù đều biến mất, chỉ còn lại lãng mạn, mộng mơ, làm cho tâm hồn con người trở nên đẹp, để người thành nhà thơ hay bởi trăng tinh tế đã nhận ra cốt cách thi nhân trong người tù đặc biệt ấy nên mới có sự gặp gỡ – giao hòa kì lạ và kì diệu ấy.

Xem thêm:  Lời kêu gọi bình thường mà trang trọng (Về bài Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000) – Bình giảng Ngữ Văn 8

Câu 4:Qua bài thơ Ngắm trăng, chúng ta thấy Hồ Chí Minh vừa là một nghệ sĩ có tâm hồn tinh tế, yêu say vẻ đẹp thiên nhiên vừa là một chiến sĩ cách mạng có bản lĩnh phi thường. Bài thơ toát lên phong thái ung dung tự tại của người chiến sĩ giữa chốn ngục tù, làm nổi bật một tinh thần thép vượt lên khó khăn, gian khổ, một tâm hồn tự do hướng đến thiên nhiên. Đó là biểu hiện sức mạnh tinh thần to lớn ở người chiến sĩ vĩ đại Hồ Chí Minh.

Câu 5: Những bài thơ của Bác viết về trăng

– Bài Tin thắng trận:

Trăng vào cửa sổ đòi thơ,

Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau,

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu,

Ấy tin thắng trận Liên khu báo về.

(Năm 1948)

– Bài Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lổng cố thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ:

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

(Năm 1947)

– Bài Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu)

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.

(Năm 1948)

– Trăng trong thơ của Bác có nhiều sắc vẻ, trạng thái khác nhau.

+ Trăng được cảm nhận ở hoàn cảnh ngục tù, hay giữa trời nước bao la, lúc bận việc quân, lúc thư nhàn…

+ Trăng hiện lên như tri âm, tri kỷ với Người

Check Also

thay co1 310x165 - Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam Bài làm Cây tre là biểu tượng của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *