Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân
Hướng dẫn
A- KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM
Bài văn được viết theo lối kể, tả. Khi đọc, cầnchúýđoạnnào kể, đoạn nào tả, đoạn nào vừa kể, vừa tả đếcógiọngđọcthích hợp. Ngừng nghỉ đúng chỗ các dấu câu. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, đặc điểm, tính chất của người và sự vật.
B- TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI
1-Phân đoạn: Bài văn chia làm 4 đoạn để luyện đọc.
-Đoạn 1: Từ đầu đến… “sông Đáy xưa”.
-Đoạn 2: Tiếp đoạn 1 cho đến… “bắt đầu thổicơm”.
-Đoạn 3: Tiếp đoạn 2 cho đến… “xem hội”.
-Đoạn 4: Phần còn lại của văn bản.
2-Nội dung bài:
Câu 1: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu?
Trả lời: Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
Câu 2: Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm.
Trả lời: Việc lấy lửa trước khi nấu cơm là một công việc thử thách sự khéo léo của mỗi dội. Khi tiếng trống hiệu vừa dứt thì bốn người của bốn đội trèo lên bcm cây chuối bôi mỡ bóng nhẫy để lấy nén hương cắm ở trên ngọn. Khi mang được nén hương xuống, người dự thi được phát ba que diêm để châm vào nén hương cho cháy thành ngọn lửa.
Câu 3: Tìm những chi tiết cho thấy thành viên của mỗi đội thổi cơm thi đều phối hợp nhịp nhàng ăn ý với nhau.
Trả lời: Đó là những chi tiết:
-Trong lúc một thành viên của đội làm nhiệm vụ lấy lửa thì các thành viên khác, mỗi người làm một việc: người vót những thanh tre già thành những chiếc đũa bông, người thì giã thóc, người thì giần sàng thành gạo, người thì lấy nước nấu cơm, các đội vừa đan xen uốn lượn trên sân đình trong sự cổ vũ của người xem.
Câu 4: Tại sao nói việc giật giải trong các cuộc thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng?
Trả lời: Việc giật giải trong các cuộc thi là niềm tự hào khó có gì sánh nổi đối với dân làng là vì: Việc giật giải chứng tỏ đội thi là đội tài giỏi nhất không chỉ có kĩ thuật nấu cơm trắng, dẻo và không có cháy mà còn là đội biết cách tổ chức phối hợp hoạt động của các thành viên trong đội rất khoa học, hợp lí.
* Nội dung chính: Qua việc mô tả lễ hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân, tác giả thể hiện tình cảm yêu mến và niềm tự hào đối với một nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hóa của dân tộc.