Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 8 / Soạn Bài Câu Cảm Thán Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Soạn Bài Câu Cảm Thán Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Đề bài: Soạn Bài Câu Cảm Thán Ngữ Văn Lớp 8 Tập 2

Bài làm

I. Đặc điểm hình thức và chức năng

a. Trong những đoạn trích trên, các câu sau là câu cảm thán:

Hỡi ơi lão Hạc! (đoạn a)

Than ôi!

b. Đặc điểm hình thức cho biết đó là câu cảm thán: có những từ ngữ cảm thán (Hỡi ơi, than ôi) và dấu chấm than khi viết.

c.Chức năng của câu cảm thán:

– Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Người nói (người viết) có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cảm thán, cảm xúc của người nói (người viết) được biểu thị bằng phương tiện đặc thù: từ ngữ cảm thán.

– Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng… (ngôn ngữ trong văn bản hành chính công vụ) và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài toán (ngôn ngữ trong văn bản khoa học) là ngôn ngữ “duy lí”, ngôn ngữ của tư duy logic và thuần túy trí tuệ, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ biểu lộ rõ cảm xúc.

– Câu cảm thán xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hằng ngày hay ngôn ngữ văn chương.

II. Luyện tập

Bài tập 1: Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích trên đều là câu cảm thán, chỉ có các câu sau (các câu có chứa những từ ngữ cảm thán) mới là câu cảm thán:

Xem thêm:  Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ry

– (a): Than ôi!; Lo thay!; Nguy thay!

– (b): Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

– (c): Chao ôi, có biết đâu rằng: hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình thôi.

Bài tập 2:

– Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu trên:

a. Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến

b. Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra.

c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (Trước Cách mạng tháng Tám)

d. Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.

– Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc, nhưng không có câu nào là câu cảm thán, vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này, đó là từ ngữ cảm thán.

Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu:

a. Món quà của chị đã làm em bất ngờ và xúc động biết bao!

b. Chao ôi! Cảnh bình minh trên biển thật đẹp!

Bài tập 4: Đặc điểm hình thức và chức năng của các kiểu câu: câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán được khái quát trong bảng sau:

Các kiểu câu

Đặc điểm hình thức

Chức năng
Từ ngữ Dấu câu
Câu nghi vấn Ai, gì, nào,

sao, tại sao,

đâu, hay,

bao giờ, bao nhiêu

À, ư, hả, chứ

Có… không

Dấu câu Dấu chấm hỏi, dấu chấm lửng, Dùng để hỏi, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, phủ định,…
Câu cầu khiến Hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào Dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,…
Câu cảm thán Ôi, than ôi

Hỡi ơi, chao ơi, trời ơi

Thay

Biết bao, xiết bao

Biết chừng nào

Dấu chấm than Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

Check Also

anh hot girl nu sinh ca tinh 310x165 - Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam Bài làm Cây tre là biểu tượng của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *