Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Soạn bài Bến Quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Soạn bài Bến Quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn có được một phong cách văn chương vô cùng độc đáo. Truyện ngắn của ông mang cảm hứng đời tư thế sự, thông qua nhân vật Nhĩ trong tác phẩm “Bến quê” cũng thể hiện rõ được rõ văn phong của tác giả. Đây cũng chính là một trong những tác phẩm quan trọng trong chương trình Ngữ văn 9, đặc biệt trong việc chọn lựa tác phẩm để thi thì không thể bỏ qua được “Bến Quê”. Để giúp cho các em có thêm kiến thức nền tảng, chắc chắn khi học bài thì hãy cùng theo dõi bài soạn văn hôm nay mà Giải Văn mang đến cho học sinh.

Soạn bài Bến Quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Bài làm

Tóm tắt tác phẩm Bến Quê

Nhĩ được biết đến là người đàn ông từng đi nhiều vùng đất nhưng cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh. Khi ở giường bệnh, anh nhìn sang bãi bồi bên kia sông nơi bến quê quen thuộc biết bao nhiêu và lúc bấy giờ anh dường như cũng đã lại mới nhận ra vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê mình. Thế rồi cũng khi trên giường bệnh thì Nhĩ mới có thể cảm nhận được nỗi vất vả, tình thương, đức hi sinh của vợ mình. Lúc này đây Nhĩ cũng luôn luôn khát khao đặt chân lên bãi bờ bên kia sông Hồng thế nhưng bệnh tật không cho phép. Nhĩ cũng đã nhờ đứa con trai mình, thế nhưng người con không hiểu được ước muốn của cha mình mà vẫn bị những trò chơi hấp dẫn khiến đứa con nhỡ mất chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Và Nhĩ nhận ra được một điều đó là trong cuộc sống thì con người ta thật khó tránh được những cái vòng vào, chùng chình của cuộc sống và chỉ có thể dứt ra khỏi nó thì mới có thể hướng đến những giá trị đích thực của cuộc sống.

Bố cục của bài “Bến quê”:

– Phần 1 (từ đầu … cửa sổ nhà mình): Tại đây là những xảm nhận của Nhĩ về thiên nhiên và bãi bồi bên kia sông.

– Phần 2 (Phần còn lại): Đó cũng chính là những cảm nhận của Nhĩ về con người và cuộc sống.

Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ Văn 9 Tập 2): Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào hoàn cảnh như thê nào? Xây dựng tình huống ấy, tác giả nhằm thể hiện điều gì?

– Nói về hoàn cảnh nhân vật Nhĩ: Nhĩ là một nhân vật ở ở thời trẻ đi nhiều, không sót một nơi nào trên Trái Đất cả. Thế nhưng khi bệnh tật không đi được nữa anh mới lại có dịp để phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông hồng và nhận ra được vẻ đẹp tảo tần và những khó khăn vất vả của người vợ.

Xem thêm:  Phân tích truyện Làng của Kim Lân

>>> Tác giả Nguyễn Minh Châu cũng đã nhắn nhủ mọi người đó chính là cuộc sống và số phận con người đầy bất thường, có biết bao nhiêu nghịch lí, nên biết trân trọng những giá trị tốt đẹp quanh mình.

Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Trong những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ở cảnh ngộ bị buộc chặt vào giường bệnh, Nhĩ đã nhìn thấy những gì qua khung cửa sổ và anh khao khát điều gì? Vì sao Nhĩ lại có niềm khao khát ấy và điều đó có ý nghĩa gì?

– Ngay ở những ngày cuối đời, nhân vật Nhĩ cũng đã thấy ngoài cửa sổ có vòm trời như cao hơn. Anh nhìn thấy được những bông hoa bằng lăng cuối mùa, sông Hồng màu đỏ nhạt, bãi bồi màu mỡ…

– Thông qua đó còn thể hiện được một niềm khao khát của Nhĩ chính là đặt chân lên bãi bồi bên kia sông Hồng cho dù chỉ một lần. Ở Nhĩ vẫn luôn luôn khao khát như vậy vì anh chợt nhận ra mình đã bỏ quên đi tất cả những vẻ đẹp bình dị, gần gũi ngay quê mình. Bất chợt anh như nuối tiếc về quãng đời của mình.

>>>Thông qua đây người đọc như nhận thấy được đó cũng chính là một sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, một giá trị bình thường mà con người hay bỏ quên.

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Vì sao có thể nói ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu ở thiên truyện này rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo? Phân tích sự miêu tả tâm lí nhân vật Nhĩ để khẳng định nhận xét ấy.

Nhận xét về ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo được thể hiện rõ ràng ở hai Phương diện đó là tinh tế cũng như mang được màu sắc nhân đạo:

– Sự tinh tế: Có thể nhận thấy được sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Minh Châu cũng đã miêu tả được thật chân thực những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, những suy nghĩ về cuộc đời rất cụ thể và sâu sắc biết bao nhiêu. Chúng ta có thể nhận thấy được thiên nhiên qua con mắt của Nhĩ lúc này đây hiện ra thật đẹp (đó chính là những chùm bằng lăng, con sông Hồng có màu đỏ nhạt,…).

– Tiếp đến chính là tinh thần nhân đạo: Nguyễn Minh Châu cũng đã đặt nhân vật vào cảnh hiểm nghèo làm bật lên khát vọng sống. Để nhân vật của mình ngay chính vào những ngày cuối đời và để cho nhân vật tự bộc bạch ra những tâm tư, tình cảm nguyện vọng của mình. Và ở đây, trong những ngày tháng khó khăn thì với anh gia đình vẫn là ddiefu tuyệt nhất!.

Soạn bài Bến Quê của nhà văn Nguyễn Minh Châu

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Ở đoạn kết truyện, tác giả đà tập trung miêu tả chân dung và cử chỉ của nhân vật Nhĩ với vẻ rất khác thường. Hây giải thích ý nghĩa của các chi tiết ấy

Có thể nhận thấy được tất cả những chi tiết miêu tả chân dung và cử chỉ của Nhĩ với vẻ khác thường ở đoạn cuối truyện thì người đọc cũng nhận thấy được ở Nhĩ lúc này đây dường như cũng đã cố thu nhặt hết mọi sức lực và Nhĩ như lo cho cậu con trai. Nhĩ như sợ cậu con trai cũng giống như mình lại làm bỏ lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Nguyễn Minh Châu cũng đã lại muốn thức tỉnh chúng ta đó chính là khi cuộc sống có quá nhiều vòng vèo, mỗi người như đang sa vào những trò chơi, những điều vô thưởng vô phạt trong cuộc sống để rồi có lúc khó dứt khỏi được để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi luôn bên cạnh ta. Hạnh phúc đâu phải tìm đâu xa chứ!

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Nhiều hình ảnh, chi tiết trong truyện này mang tính biểu tượng. Hãy tìm một số hình ảnh, chi tiết như vậy và nêu ý nghĩa biểu tượng của chúng. (Gợi ý: hình ảnh bãi bồi bên kia sông, bờ sông bên này bị sụt lở, chi tiết anh con trai sa vào đám chơi phá cờ thế,…)

Có thể kể ra được một số hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng trong tác phẩm:

– Đó chính là hình ảnh bãi bồi, bến sông và cả ảnh sắc thiên nhiên ngoài khung cửa sổ ngoài ý nghĩa thực

– Hình ảnh những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, không chỉ vậy mà có tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của nhân vật Nhĩ lúc gần sáng… Tất cả dường như cũng đã gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng của cuộc đời.

– Hình ảnh của đứa con trai ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo của đường đời mà không biết mình đang đánh mất đi những giá trị bình dị.

Câu 6 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Truyện ngắn này chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm của nhà văn về con người và cuộc đời. Tìm trong văn bản đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề của truyện và nêu cảm nhận của em về đoạn văn.

– Người đọc như nhận thấy được ở đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề truyện là đoạn văn Nhĩ nhận ra đứa con trai ham chơi và đứa con dường như cũng đã quên cả việc bố nhờ, mà câu văn đã nói rất đúng: Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến …không bao giờ giải thích hết được.

Xem thêm:  Soạn bài: Đồng chí – Ngữ văn 9 Tập 1

– Ý nghĩa đoạn văn trên: Đoạn văn như cũng đã thể hiện một triết lí mà nhà văn muốn gửi gắm trong tác phẩm. Đó chính là trong cuộc sống thì con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Hơn nữa con người như cũng đồng thời thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống.

Luyện tập

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc đoạn đầu của truyện và nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của tác giả trong đoạn văn ấy.

Nguyễn Minh Châu cũng đã sử dụng nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở đoạn đầu đs chính là việc miêu tả thiên nhiên cũng giống như miêu tả tâm lý nhân vật. Người đọc sẽ không quên được hình ảnh của các bông hoa bằng lăng tuy mới nở thôi những lại còn mang một màu sắc nhợt nhạt.

>>>Cảnh như cũng đã gợi tình và đây cũng chính là thiên nhiên đã được Nguyễn Minh Châu nhuốm màu tâm trạng, mọi thứ dường như cũng đều vui vẻ và vô cùng buồn bã.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2): Đọc đoạn văn và cho biết ý nghĩa của đoạn văn

Thông qua đây ta nhận thấy được đây cũng chính là đoạn văn nêu lên những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ và đứa con trai. Ta cũng nên biết được lúc này như Nhĩ chỉ bảo con đi một đoạn đường rất ngắn, thế nhưng đứa con lại đi vòng vèo. Từ đó, nhân vật Nhĩ cảm nhận sâu sắc hơn về con người và lẽ sống trong cuộc đời.

Bến quê của Nguyễn Minh Châu quả thực là một trong những truyện ngắn giàu tính triết lý và mang lại cho chúng ta một bài học sâu sắc. Hãy luôn luôn trân trọng những gì xung quanh mình, yêu thương nó, đừng vô tâm để một ngày có hối thì cũng đã muộn. Giải Văn cũng đã bám sát nội dung trong SGK giúp cho các em tiện theo dõi hơn.

Chúc các em học tốt!

Minh Nguyệt

Sau đây là một số bài soạn có trong chương trình văn 9, các em có thể tham khảo thêm:

Soạn bài Đoàn Thuyền Đánh Cá

Soạn bài Những Ngôi Sao Xa Xôi

Soạn bài Đồng Chí

Soạn bài Chị Em Thúy Kiều

Soạn bài Bàn Về Đọc Sách

Check Also

anh girl xinh hoc sinh cap 3 rang khenh 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *