Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Qua ca dao, người bình dân Việt Nam đã thể hiện được những tình cảm thiết tha và cao quý của mình. Lấy dẫn chứng là những bài ca dao đã được học, em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

Hướng dẫn

Ca dao không những là tiếng nói của khối óc mà chủ yếu còn là tiếng nói trái tim của nhân dân ta. Thật vậy, trong hàng ngàn năm sống, làm việc và chiến đấu đã qua, cha ông ta đã bày tỏ tình cảm buồn vui của mình trong vô vàn câu ca dao gợi cảm. Qua đó, chúng ta cảm nhận được những tình cảm thiết tha và cao quý của người Việt Nam mình thật rõ rệt.

Đầu tiên, tiếng nói trái tim ấy thể hiện khá sinh động tình yêu quê hương đất nước của cha ông ta. Đó là niềm tự hào, gắn bó khăng khít với bao danh lam thắng cảnh của nơi chôn nhau cắt rốn.

Điều này dễ hiểu. Thời xưa, điều kiện đi lại khó khăn, hiểu biết của mỗi người đều có hạn, ít ai hình dung được hết một dải gấm vóc non sống trải dài từ Bắc chí Nam của đất nước mình. Do vậy, mỗi người, ai cũng gắn bó máu thịt với làng mạc quê hương, ruộng lúa, bờ tre, ngọn rau, tấc đất của mình. Chính vì lẽ đó mà người dân xứ Lạng tự hào:

Đồng Đăng có phố Kì Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh

Ai lên xứ Lạng cùng anh

Bỏ công bác mẹ sinh thành ra em.

Người con của mảnh đất xứ Nghệ cũng hãnh diện về quê hương mình: Đường vô xứ nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Xưa kia hay ngay cả bây giờ, trong hàng triệu người Việt Nam, có biết bao người chưa một lần đặt chân đến Kinh Kì (Đông Đô, Thăng Long, Hà Nội), mảnh đất trái tim Tổ quốc. Thế nhưng ai lại không xúc động tâm hồn khi nghe thấy những lời ca thắm thiết:

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương Mịt mù khói tỏa ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Dù yêu một cây đa bến nước vô danh, hay yêu bức “họa đồ” của một vùng “non xanh nước biếc” hữu danh nào đó, thì đấy cũng là khởi điểm của tình yêu đất nước, là tình cảm cao quý, thiêng liêng đối với hồn thiêng sống núi Việt Nam.

Chính từ tình yêu cao cả ấy mà mỗi người Việt Nam xác định được một thái độ tình cảm đúng đắn, đối xử với nhau, “chị ngã em nâng”, “lá lành đùm lá rách”, hỗ trợ nhau trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Khi ấy, lòng yêu nước thể hiện ra ở tình cảm đồng bào máu thịt:

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bầu và bí tuy là khác giống, nhưng vẫn là nghĩa chị tình em, vì cùng sinh trưởng chung trên một giàn. Con người đâu khác. Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh và địa vị xã hội khác nhau, nhưng mọi người vẫn tồn tại trong cùng chung một đất nước. Trong quá trình dài lâu sống chung với nhau như thế, tình cảm hình thành, phát triển, trong ngôn ngữ Việt Nam chúng ta có từ đồng bào để chỉ “người trong một nước”. Từ đó, một câu ca dao đầy gợi cảm đã nảy sinh từ nghìn xưa, đến nay ai ai cũng nhớ nằm lòng:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Trong ca dao Việt Nam, tình yêu đất nước đồng bào thiết tha, nồng thắm bao nhiêu thì tình cảm gia đình càng thiết tha nồng thắm bấy nhiêu. Điều này đã rõ. Gia đình từ nghìn xưa vốn là đơn vị cơ bản của đất nước. Gia đình thuận hòa, êm ấm là góp phần làm nền một xã hội phồn vinh hạnh phúc. Aicũng biết trong tình cảm gia đình, cao quý nhất là tình cảm của con cái đối với các bậc sinh thành. Ca dao có biết bao câu tuyệt đẹp về mối quan hệ này:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kinh cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Đặc biệt, ca dao có những câu tuyệt đẹp về tình cảm mẹ con:

Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa

Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.

Vì thế, khi chia xa, phải rời mẹ, có người con nào không khỏi bâng khuâng đau xót:

Chiều chiều chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Trân trọng tình cảm gia đình, nhân dân ta đề cao tình yêu vợ chồng gắn bó nồng thắm, thủy chung. “Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn”. Cả trong cảnh ngộ đói nghèo, khổ cực, người bình dân vẫn yêu đời:

Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

Bởi lẽ họ nghĩ là:

Thà rằng ăn bát cơm rau

Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.

Trong cuộc sống, nhân dân phải làm việc vất vả, thường xuyên va chạm với biết bao trở ngại chông gai, hiểm nguy, cùng cực, nhưng từ nghìn xưa, người lao động vẫn luôn giữ được lòng son sắt với cuộc đời, Có gì nhọcnhằn hơn công việc một nắng hai sương, dầm mưa dãi gió, để mong sao có được “dẻo thơm một hạt”. Thế mà họ làm nên được bao khúc hòa ca lao động:

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Mỗi thành viên một việc làm, kể cả con trâu nữa chứ! Đủ thấy đối với nhà nông, thật đúng “con trâu là đầu cơ nghiệp”, nên được họ yêu thương biết mấy. Thử nghe lời họ thủ thỉ với con trâu:

Trâu ơi! Ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

Cấy cày vốn nghiệp nông gia

Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công

Bao giờ cây lúa còn bông

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Gắn bó khắng khít với thiên nhiên, hơn ai hết, người nông dân cảm thấy yêu mến, hãnh diện trước bức tranh thiên nhiên hào phóng, tươi đẹp, có cả phần xương máu, mồ hôi của cha ông bao đời, của cả chính mình góp phần tô điểm:

Đứng bên niđồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Chính lòng yêu đời, niềm lạc quan, đã giúp người lao động vượt lên mọi gian khổ để vui sống, vững tin:

Công lênh chẳng quản bao lâu

Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.

Cho dù phải lâm vào cảnh đời đau thương tủi cực, phải lỡ bước sa chân, người nông dân hướng thiện, trước sau vẫn giữ vẹn một tấm lòng nhân hậu thủy chung, nào khác con cò trong câu ca dao gợi cảm: dù chết vẫn muốn được chết trong sạch, thanh cao:

Có xáo thời xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bởi vậy, có người so sánh vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân với hoa sen:

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Là phương tiện để bày tỏ tiếng nói trái tim, nói chung, ca dao đã thể hiện khá sinh động, tuy chưa phải là đầy đủ và toàn diện những sắc thái tình cảm thiết tha và cao quý của nhân dân lao động, nhưng cũng đủ cho ta thấy một đời sống tinh thần phong phú, đa dạng của những người đã sản sinh ra nó.

Ngày nay đọc lại, ai cũng thấy ngoài giá trị nghệ thuật văn chương, ca dao còn có giá trị nhân văn to lớn.

Cảm nhận về bài ca dao sau:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài làm

Hình ảnh quê hương đất nước được nói đến nhiều trong ca dao, dân ca. Có “đường vô xứ Nghệ quanh quanh – Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Nơi ải Bắc xa xôi là “Đồng Đăng có phô" Kì Lừa – Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”, Huế đẹp mộng mơ có “Núi Truồi ai đắp mà cao – Sống Hương ai bới, ai đào mà sâu?…”. Và có cảnh sáng sớm mùa thu trên Hồ Tây, nơi kinh thành Thăng Long “ngàn năm văn vật”:

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Mịt mù khói tỏa ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

Bài ca dao mang màu sắc một bài thơ cổ điển, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.

Cảnh vật Hồ Tây được miêu tả thật nên thơ: hình ảnh, màu sắc, đường nét, âm thanh hài hòa, sống động. Những khóm trúc ven hồ, cành lá um tùm rậm rạp, đeo nặng sương mai “la đà” sát mặt nước, sát mặt đất, rung rinh, đu đưa trước làn gió nhẹ. Từ láy tượng hình “la đà” – một nét vẽ thoáng và gợi cảm, đầy ấn tượng:

Gió đưa cành trúc la đà,

Cây tre, cây trúc rất gần gũi, thân thuộc với con người Việt Nam. Tre, trúc là cảnh sắc làng quê. Tre, trúc là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn người thiếu nữ quê ta:

Trúc xinh trúc mọc bờ ao,

Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.

Sau khi tả cành trúc, tác giả nói về âm thanh gần, xa:

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương.

Câu ca dao ngắt thành hai nhịp chẵn 4-4, hai vế tiểu đối cân xứng, hòa hợp như âm thanh tiếng chuông đền Trấn Vũ và tiếng gà gáy sang canh từ làng Thọ Xương vọng tới. Đền Trấn Vũ còn gọi là đền Quan Thánh nằm cạnh Hồ Tây là nơi thờ đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Tiếng chuông Trấn Vũ ngân lên trong sương sớm như ru hồn người vào huyền thoại, lắng hồn núi sống ngàn năm, để ta yêu hơn non nước quê nhà: “Quán Trấn Vũ nắng mưa nào chuyển, lưỡi gươm thiêng còn để tích giam Rùa” (Tụng Tây Hồ phú – Nguyễn Huy Lượng). Tiếng gà gáy sang canh… lại làm ta tỉnhmộng, song lại nhịp sống đời thường dân đã “Lao xao gà gáy rạng ngày, Vai vác cái cày, tay dắt con trâu…”.

Cùng với tiếng gà gáy báo sáng là nhịp chày giã đó làm giấy ở phường Yên Thái vang lên rộn rã, nhịp nhàng. Lụa làng Trúc, giấy Yên Thái là sản phẩm nức tiếng kinh kì Thăng Long từ thời nhà Lí xa xưa, là niềm tự hào của những người thợ thủ công tài hoa:

Lụa làng Trúc vừa thanh vừa bóng

May áo chàng cùng sóng áo em.

(Ca dao)

Chày Yên Thái nện trong sương chểnh choảng

Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co

Liễu bờ kia bay tơ biếc phất phơ

Thoi oanh ghẹo hai phường dệt gấm…

(Tụng Tây Hồ phú)

Tiếng gà gáy, tiếng chày giã đó đã diễn tả nhịp sống lao động cần mẫn của nhân dân ta nơi ba mươi sáu phố phường. Qua âm thanh ấy, ta cảm nhận được cuộc sống sôi nổi của nhân dân ta một thời thanh bình, no ấm và yên vui.

Nhà thơ dân gian như đang đứng trầm ngâm, lặng ngắm cảnh Hồ Tây lúc sáng sớm.

Mùa thu, sáng sớm cảnh vật phủ mờ sương khói. Phốphường, làng mạc, cảnh vật, cỏ cây “mịt mờ” trong “ngàn sương” và “khói tỏa”. Sương phủ trắng bao la; mênh mông và mịt mù. Huyền ảo và thơ mộng quá. Câu thơ cổ kính, chứa chan thi vị:

Mịt mù khói tỏa ngàn sương.

Từ láy tượng hình “mịt mờ” và hình ảnh ẩn dụ “ngàn sương” đã làm cho câu ca dao mang màu sắc cổ điển, dẫn dắt cảm xúc người đọc liên tưởng đến những vần cổ thi.

Cuối bài ca dao là hình ảnh Hồ Tây trong sương sớm được ví với “mặt gương”. Biện pháp tu từ ẩn dụ được vận dụng thần tình, vẽ lên một cảnh sắc tuyệt đẹp: “Mặt gương Tây Hồ”. Hồ Tây yên tĩnh mênh mông và bao la, nước trong xanh, phẳng lặng như một tấm gương khổng lồ. Hồ Tây, qua hàng nghìn năm là một thắng cảnh của thành Thăng Long cốđô của các triều đại Lí, Trần, Lê, chói lọi trong sử sách, biểu tượng thiêng liêng của hồn nước nghìn năm. Ngày nay, nó là Hà Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài ca dao làm đẹp tâm hồn mỗi con người Việt Nam, nó làm ta thêm yêu Hà Nội. Nhớ Thăng Long nghìn xưa, lòng ta bồi hồi tự hào về nền văn hiến Đại Việt.

Cảm nghĩ vềbài ca dao:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thân em nhưchẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài làm

Bài ca dao này có hai cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng và cái đẹp của cô gái thăm đồng. Cả hai cái đẹp đều được miêu tả rất hay. Cái hay ỗ đây là cái hay riêng của bài ca dao này, không thấy có ở bất kì một bài ca dao nào khác.

Phân tích bài ca dao này, nhiều người thường chia ra hai phần: phần trên (hai câu đầu) là hình ảnh cánh đồng; phần dưới (hai câu cuối) là hình ảnh cô gái thăm đồng. Thực ra không hoàn toàn như vậy. Bởi vì, ngay từ hai câu đầu, hình ảnh cô gái thăm đồng đã xuất hiện hết sức rõ nét và sống động. Cụm từ “mênh mông bát ngát” được đặt ở vị trí cuối cùng. Trước đó, trước khi nói đến sự mênh mông bát ngát của cánh đồng, cô gái đã tự miêu tả và giới thiệu rất cụ thể về chỗ đứng cũng như cách quan sát cánh đồng của mình. Hình ảnh cô gái thăm đồng hiện lên với tất cả dáng điệu của một con người năng nổ, tích cực. Đứng “bên ni” rồi lại đứng “bên tê” để ngắm nhìn, quan sát cánh đồng từ nhiều phía, dường như cô muốn thâu tóm, nắm bắt, cảm nhận cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của đồng lúa quê hương.

Cả hai câu đầu đều không có chủ ngữ, khiến cho người nghe, người đọc rất dễ đồng cảm với cô gái, tưởng chừng như đang cùng cô gái đi thăm đồng, đang cùng cô “đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng…” và ngược lại. Nhờ vậy mà cái cảm giác về sự mênh mông, bát ngát của cánh đồng cũng lan truyền sang ta một cách tự nhiên và ta cảm thấy như chính mình đã trực tiếp cảm nhận, rút ra và nói lên điều đó.

Nếu như ở hai câu đầu, cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng lúa quê hương để chiêm ngưỡng sự “bát ngát mênh mông” của nó, thì ở hai câu cuối, cô gái lại tập trung ngắm nhìn, quan sát và đặc tả riêng một “chẽn lúa đòng đòng” và liên hệ so sánh với bản thân mình một cách rất hồn nhiên:

Em như chẽn lúa đòng đòng

Phất phơ giữa ngọn nắng hồng buổi mai.

Từ “em” ở đầu câu trên có người ghi là “thân em”. Trong ca dao truyền thống, nhất là trong ca dao tình yêu, những từ “em” và “thân em” được dùng khá phổ biến. Nói chung đó là những từ có nghĩa khác nhau, nhưng riêng trong bộ phận ca dao than thân, hai từ đó lại được dùng và được coi là đồng nghĩa. Ví dụ:

Thân em như con cá rô thia

Ra sống mắc lưới, vào đìa mắc câu.

Em như con hạc đầu đình

Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay.

Ở bài ca dao này, dùng từ “em” thích hợp hơn cụm từ “thân em”. Vì đây không phải là ca dao than thân. Hơn nữa, hai câu đầu của bài ca dao này đã được làm theo thể thơ tự do (mỗi câu kéo dài trên mười tiếng), nếu câu thứ ba dùng từ “em” thì hai câu cuối sẽ trở về với thể thơ lục bát chính thức, nghiêm chỉnh, như thế hiệu quả thẩm mĩ sẽ cao hơn.

Hình ảnh “chẽn lúa đòng đòng” tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh “ngọn nắng” thật độc đáo. Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì cũng phải có “gốc nắng”và “gốc nắng” chính là mặt trời vậy.

Bài ca dao quả là một bức tranh tuyệt đẹp và giàu ý nghĩa.

Bình giảng bài ca dao sau:

Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bẽn ni đồng, cũng bát ngát mênh mông

Thân em như chẽn lúa đòng đòng.

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Bài làm

Có câu hát nào đẹp như ca dao dân ca? Ca dao dân ca đã hòa nhập một cách hồn nhiên, kì diệu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi người. Ca dao dân ca Việt Nam giàu bản sắc, vô cùng đẹp đẽ và phong phú. Nó là tiếng hát tâm tình nơi bờ xôi ruộng mật, nơi bến cũ đò xưa., lưu truyền trong dân gian, phản ánh cuộc sống và ước mơ của nhân dân ta từ bao đời nay. Có những khúc hát ru ngọt ngào chứa chan tình nghĩa. Có những bài hát giao duyên say đắm lòng người. Có những bài ca nói về đất nước quê hương, với nương dâu, ruộng lúa, với hình ảnh người dân quê một nắng hai sương, cần mẫn, hiền lành, đáng yêu. Cánh cò “bay lả bay la”, có đầm sen “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Cô thôn nữ tát nước đêm trăng “múc ánh trăng vàng để đi”,… tất cả đều đem đến cho lòng ta biết bao niềm thương nỗi nhớ. Ấy là ca dao. Ấy là tuổi thơ của mỗi chúng ta.

Cánh đồng làng quê và hình ảnh cô thôn nữ được nói đến trong bài ca dao sau đây là hình ảnh thân thuộc đáng yêu đối với mỗi người Việt Nam từ ngàn xưa:

Đứng bên ni đồng ngó bên tể đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

Ca dao thường được viết bằng thể thơ lục bát. Nhưng ở bài ca dao này, nhà thơ dân gian đã viết bằng thơ lục bát biến thể, mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ. Cô thôn nữ không làm chuyện văn chương thơ phú như ai, mà cô chỉ nói lên những rung động, những cảm xúc tự nhiên, hồn nhiên của lòng mình khi ngắm nhìn cánh đồng lúa thân yêu của làng mình. Trước mắt là cánh đồng lúa “bát ngát mênh mông… mênh mông bát-ngát”, thẳng cánh cò bay, càng trông càng “ngó”, càng thích thú tự hào. Câu ca dài mãi ra cũng với chân trời, với sóng lúa:

Đứng bên ni đồng ngó bên têđồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên têđồng ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

“Ngó” gần nghĩa với với nhìn, trông, ngắm nghía… Từ “ngó” rất dân dã trong văn cảnh này gợi tả một tư thế say sưa ngắm nhìn không chán mắt, một cách quan sát kĩ càng. Cô thôn nữ “đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng” rồi lại “đứng bên tê đồng ngó bên ni đồng”, dù ở vị trí nào, góc độ nào, cô cũng cảm thấy sung sướng tự hào trước sự “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” của cánh đồng thân thuộc. Hai tiếng “bên ni” và “bên tê” vốn là tiếng nói của bà con Thanh, Nghệ dùng để chỉ vị trí “bên này”, “bên kia”, được đưa vào bài ca thể hiện đức tính mộc mạc, chất phác của cô thôn nữ, của một miền quê. Nghệ thuật đảo từ ngữ “mênh mông bát ngát // bát ngát mênh mông” góp phần đặc tả cánh đồng lúa rộng bao la, tưởng như không nhìn thấy bến bờ “lúa hai mùa cuộn sóng, đến chân trời”… Có yêu quê hương tha thiết mới có cái nhìn đẹp, cách nói hay như thế!

Tục ngữ có câu: “Ngắm núi, nhìn sống, trông đồng, trông chợ”. Nghĩa là ngắm nhìn sống núi để biết xứ lạ ít hay nhiều nhân tài; trông đồng, trông chợ mà biết miền quê giàu hay nghèo. Cánh đồng lúa là cảnh sắc của làng quê ta. Cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” nói lên sự giàu có của quê “em”. Bằng tấm lòng yêu mến, tự hào nơi chôn nhau cắt rốn của mình, mảnh đất đã thấm biết bao máu và mồ hôi của ông bà tổ tiên, của đồng bào từ bao đời nay thì nhà thơ dân gian mới có thể viết nên những lời ca mộc mạc mà đằm thắm nghĩa tình đọc lên làm xao xuyến lòng người như vậy. Câu ca không hề nói đến màu xanh và hương thơm của lúa, sắc trắng của cánh cò “chớp trắng” trên nền trời xanh bao la, mà ta vẫn cảm thấy cái ngào ngạt của “hương lúa nếp thơm nồng”, “mùa thu hương cốm mới”, nơi bờ ruộng mật quyện lấy tâm hồn ta. Nhờ thế, ta yêu thêm đất mẹ quê cha, với hoài niệm tuổi thơ:

Đất hiền như tuổi thơ,

Cánh cò bay trong sắc trời lá mạ.

(Lê Anh Xuân)

. Hai câu tiếp theo nói về cô thôn nữ ra thăm đồng. Niềm vui sướng trào dâng trong lòng. Nhìn lúa tốt tươi rồi cô nghĩ về mình. Cô không mặccảm thân phận mình là “hạt mưa sa”, “là tấm lụa đào”, là “củ ấu gai”… như ai đó, thân phận vui ít buồn nhiều. Trái lại, cô đã so sánh mình với chẽn lúa đòng đòng trên cánh đồng quê hương. “Chẽn lúa” còn gọi là dảnh lúa, một bộ phận của khóm lúa. “Chẽn lúa đòng đòng" nói lên sự trưởng thành, sinh sôi nẩy nở, hứa hẹn một mùa nặng hạt, trĩu bông. Hình ảnh so sánh “Thân em như chẽn lúa đòng đòng” gợi tả một vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi, một sức lực căng tràn hứa hẹn. Đây là một hình ảnh trẻ trung, khỏe khoắn, hồn nhiên nói về cô gái Việt Nam trong ca dao, dân ca:

Thân em như chẽn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

“Phất phơ” là nhẹ nhàng đung đưa, uốn lượn… “Chẽn lúa đòng đòng” phất phơ nhẹ bay trước làn gió trên đồng nội một buổi sớm mai hồng tuyệt đẹp. “Em” sung sướng hân hoan thấy hồn mình phơi phới niềm vui trước một bình minh đẹp. Có thể dùng hình ảnh “tia nắng”, “làn nắng” mà ý câu ca dao vẫn không thay đổi. Nhưng “ngọn nắng” hay hơn, sát nghĩa hơn, vì đó là làn nắng, tia nắng đầu tiên của một ngày nắng đẹp, ánh hồng rạng đông đang nhuốm hồng ngọn lúa đòng đòng xanh ngào ngạt.

Hai câu cuối bài ca hội tụ bao vẻ đẹp nói lên một tình quê vơi đầy. Vẻ đẹp màu xanh của lúa, màu hồng của nắng ban mai… vẻ đẹp duyên dáng, xinh tươi của cô thôn nữ và vẻ đẹp căng tràn nhựa sống của chẽn lúa đòng đòng trên cánh đồng bát ngát mênh mông. Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ chính xác, hình tượng và biểu cảm. Giá trị thẩm mĩ của bài ca là ở cách nói mộc mạc, bình dị mà hồn nhiên, đáng yêu. Hai tiếng “thân em” gợi ra trong lòng người thưởng thức ca dao, dân ca một trường liên tưởng về hình ảnh cô gái làng quê: trinh trắng, dịu dàng, cần mẫn, thuỷ chung… những nàng “môi cắn chỉ quết trầu”, rất đáng yêu, đáng nhớ? Đọc bài ca dao này có người tự hỏi: buổi sớm mai hồng của mùa xuân hay mùa thu? Mùa xuân mới có “ngọn nắng hồng ban mai” đẹp rực rỡ như thế. Vả lại đã có thiếu nữ thì phải có mùa xuân. Người đọc xưa nay vẫn cảm nhận là cô thôn nữ vác cuốc ra thăm đồng một sáng sớm mùa xuân đẹp.

Tóm lại, bài ca dao nói về mùa xuân, đồng xanh và thôn nữ. Cảnh và người rất thân thuộc, đáng yêu. Cảnh vừa có diện vừa có điểm, câu ca đồng hiện không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật “đơn sơ mà lộng lẫy”. Thơ lục bát biến thể sống động, lối so sánh ví von đậm đà, ý vị. “Thơ ca là sự chắt lọc tâm hồn, là tình yêu ta mơ ước…”. Đọc bài ca dao “Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng…”, ta cảm thấy như thế, hương quê và tình quê làm vương vấn tâm hồn ta, đem đến cho ta “tình yêu và mơ ước”.

Bình giảng bài ca dao Bài ca chàng thợ mộc.

Bài làm

Tiếng hát giao duyên, tỏ tình của trai gái làng quê xưa được thể hiện trong ca dao, dân ca rất hay, rất đậm đà: “Gặp đây Mận mới hỏi Đào…”, “Hôm qua em đi hái dâu..”. “Tát nước đầu đình…”, và “Bài ca chàng thợ mộc”.

Với 20 câu lục bát đi liền một mạch, qua ánh mắt và nụ cười, chàng thợ mộc tài hoa và đa tình mượn chuyện chạm trổ của mình để tỏ tình với cô thônnữ.

Bốn câu đầu ấm áp với bao tình quê vơi đầy. Chàng trai đã xưng danh, xưng nghề, xưng quê hương bản quán. Cũng như nhiều thiếu nữ khác đã bẽn lẽn nói về mình: “Em là cô gái đồng trinh…”, “Em là con gái kẻ Mơ…”, chàng trai thật đàng hoàng tự tin nói với cô thôn nữ:

Anhlà thợ mộc Thanh Hoa

Làm cầu, làm quán, làm nhà khéo thay!

Lựa cột anh dựng đòn tay,

Bào trơn, đóng bén nó ngay một bề.

Tục ngữ có câu: “Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Kinh Kì”, hoặc: “Thợ mộc xứ Thanh ở quanh Thuận Quảng”. Thợ mộc dù tài giỏi đến đâu cũng chỉ được gọi là phó cả. Chỉ có thợ mộc làm cung điện vua chúa mới được gọi là thợ cả. Xây cung điện thời Lê – Trịnh, thời Nguyễn sau này, phần lớn là thợ mộc Thanh Hoa. Câu đầu của bài ca dao này có dị bản ghi là “Anh làm thợ mộc Thanh Hoa”, vì quen miệng theo đà ba chữ “làm” trong câu ca thứ hai nên mới nhầm lẫn như vậy! Một chữ “là” biểu lộ biết bao tự hào về quê hương bản quán, về nghề nghiệp truyền thống của mình. Không phải là một tay “đục đẽo” tầm thường, mà anh chính là thợ mộc Thanh Hoa từng xâydựng cung điện, nổi danh tài ba. Ba câu tiếp theo, anh tự khẳng định mình là một người làm ăn giỏi, một thợ mộc giỏi toàn diện, nổi danh tài ba, biết “Làm cầu, làm quán, làm nhà”, biết “lựa cột dựng đòn tay”, biết “bào trơn đóng bén”. Hai chữ “khéo thay” là tự khen, tự khoe tài là để tỏ tình với cô gái mà anh đang yêu, nên rất dễ thương và được chúng ta đồng tình. Vả lại, thói đời xưa nay vẫn thế “Gái tham tài, trai tham sắc”. Câu 3, 4 chỉ theo đà mà nói, chứ có tài cán gì ở cái việc “bào trơn, đóng bén…” mà khoe?

Mười câu ca dao tiếp theo, bằng biện pháp liệt kê, anh thợ mộc Thanh Hoa nói với cô thiếu nữ về nghệ thuật chạm trổ về những con giống. Mỗi con vật được chạm trổ đều có đôi, có đàn; con nào cũng đều mang một hình thù, một dáng vẻ khác nhau, trong trạng thái động. Nghệ thuật chạm trổ đạt đến trình độ cực kì điêu luyện, sáng tạo, đẹp mắt và hấp dẫn.

Đình đền, cung điện… mới chạm rồng; vật linh thiêng trong nhóm tứ linh: long, li, quy, phượng. “Long vân giao hội”… là những bức thêu, bứcchạm đã được nghệ thuật cổ phương Đông quy phạm, làm biểu tượng cho cái đẹp, cho uy quyền của đế vương. Anh thợ mộc Thanh Hoa cũng chạm rồng, nhưng chỉ là “Trên thì rồng ấp, dưới thì rồng leo”. Con rồng dưới bàn tay chạm trổ của anh đã được cách điệu đậm đà màu sắc nghệ thuật dân gian, và trong một chừng mực nào đó, nó gợi ra một khát vọng sống trong sinh sôi nảy nở, trong hạnh phúc tròn đầy, tươi vui.

Bốn cửa anh chạm bốn dê,

Bốn con dê đực chầu về tổ tông.

Dân gian quan niệm con quạ và con dê là hai loài vật tình nghĩa nhất. Đã từng có lời ca truyền tụng:

Quạ còn mớm mồi lại,

Dêcòn giữ lễ quỳ,

Khuyên ai đạo làm con,

Đọc sách nên có hiểu.

Bức chạm “Bốn con dê đực chầu về tổ tông” biểu lộ một cách kín đáo về một tấm lòng ân nghĩa thuỷ chung, thoáng hiện chất hóm hĩnh, tinh nghịch, phong tình. Sau lời giới thiệu chạm bốn con dê đực là một tiếng cười khẽ đưa duyên…

Anh khoe tài, không chỉ biết chạm dê, chạm rồng mà còn biết chạm những con vật gần gũi với đời sống dân dã, gắn bó với mọi người nơi đồng nội, trong vườn tược của mỗi gia đình chốn quê:

Bốn cửa anh chạm bốn hoa,

Trên là hoa sói, dưới là hoa sen.

Bốn cửa anh chạm bốn đèn,

Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ.

Mèo bắt chuột, gà gáy… con vật nào cũng đáng yêu, có ích, sống động, biểu tượng cho đức tính chăm chỉ, cần mẫn, hay lam hay làm. Bức chạm lươn thật kì lạ! “Thân lươn bao quản lấm đầu” ấy đã được chàng thợ mộc Thanh Hoa chạm trổ rất bay bướm và có thần:

Bốncửa anh chạm bốn lươn,

Con thì thắt khúc, con trườn bò ra.

“Thắt khúc” và “trườn bò ra” là hai nét chạm cực khéo, làm cho con vật đơn sơ, bình dị được nghệ thuật “thổi hồn vào”. Có thể nói, năm bức chạm dê, chạm rồng, chạm mèo, chạm gà, chạm lươn, bức nào cũng sống động, khéo léo, tài ba. Qua những bức chạm ấy, anh thợ mộc Thanh Hoa kín đáo thổ lộ với người bạn tình một nỗi ước mong về cuộc đời có âm dương, có đôi lứa, có no đủ sung túc, có hòa hợp yên vui, được sống hạnh phúc trong một mái ấm gia đình do tài năng anh tự vun đắp nên.

Nói xa rồi anh nói gần, anh đã làm cho thiếu nữ “Lặng nghe lời nói như ru..”, Chàng thợ mộc giới thiệu bức chạm hoa:

Bốn cửa anh chạm bốn hoa,

Trên là hoa sói, dưới là hoa sen.

Có hoa thì hương thơm ngào ngạt như hoa sói. Có hoa thì rực rỡ “Nhị vàng, bông trắng, lá xanh – Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” như hoa sen. Bức chạm này cũng gởi gắm bao nét tài hoa, thơ mộng, bởi lẽ “Lòng đời chắc nặng lắm – Hoa sói hoài không thôi” (Hoa về – Huy Cận).

Sau bức chạm hoa là bức chạm đèn. Mỗi cây đèn soi tỏ một nét tâm tình dưới tổ ấm gia đình hạnh phúc. “Một đèn dệt cửi, một đèn quay tơ” hướng về cô nàng khéo tay hay làm. Cây đèn thứ ba: “Một đèn đọc sách ngâm thơ” chiếu sáng một tâm hồn thanh cao nho nhã. Cây đèn thứ tư là “cây đèn thần”, cây đèn ước hẹn chờ mong “đèn thương nhớ ai – mà đèn không tắt”,… Lời tỏ tình thật hồn nhiên, chân tình, duyên dáng:

Một đèn anh để đợi chờ nàng đây.

Đó là một tiếng nói yêu thương, nồng nàn, dịu ngọt, một tiếng nói có mùi thơm của hương hoa, có ánh sáng của lửa đèn và chứa chan hi vọng về ngày mai hạnh phúc.

Tóm lại, bài ca dao Bài ca chàng thợ mộc là một trong những bài ca dao tỏ tình hay nhất, ý vị nhất. Tất cả 20 câu lục bát là lời độc thoại của chàng thợ mộc về quê quán, nghiệp nghề, về tài hoa.. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài để tỏ tình. Con người tài hoa, đa tình ấy mới đáng yêu làm sao!

Cấu trúc vần thơ, câu thơ cân xứng kết hợp với các biện pháp điệp ngữ, liệt kê làm cho lời tỏ tình trở nên duyên dáng, hồn nhiên, dung dị như tấm lòng hồn hậu, chan chứa yêu thương và khát khao hạnh phúc lứa đôi của chàng thợ mộc Thanh Hoa. Câu ca nào cũng ngọt ngào đằm thắm để thương để nhớ trong lòng người bao lâu nay một vẻ đẹp tình tứ, duyên dáng cân xứng, hài hòa. Cuộc sống vốn thế, tình yêu vốn thế:

Trên thì rồng ấp / /dưới thì rồng leo

Con thì bắt chuột / / con leo xà nhà

Đêm thì nó gáy // ngày ra ăn vườn

Con thì thất khúc / / con trườn bò ra

Trên là hoa sói / / dưới là hoa sen

Một đèn dệt cửi / / một đèn quay tơ.

Bài ca chàng thợ mộc còn là một bài hát ngành nghề đậm đà ý vị mang tình quê hương. Con người có bàn tay vàng ấy đã đem tài nghệ, tài hoa làm đẹp cuộc đời, xây đắp hạnh phúc cuộc đời trong tình yêu và hi vọng: Một đèn anh để đợi chờ nàng đây.

Có thực tài và dám đàng hoàng đem tài hoa ra để tỏ tình, để giao duyên như chàng thợ mộc Thanh Hoa mới thật đáng yêu.

Trình bày cảm nhận về bài ca dao:

Đất Quảng Nam chưa mưa đà nhấm

Rượu hồng đào chưa thấm đã say

Bạn về nằm nghĩ gác tay

Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta.

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian, ca dao là‘ những viên ngọc quý. Kho tàng ca dao đất Quảng nói riêng cũng có nhiều bài tiêu biểu, được các nhà sưutầm nghiên cứu đánh giá cao. Bài ca dao dưới đây là một ví dụ:

Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm

Rượu hồng đào chưa nhấm đã say

Bạn về nằm nghĩ gác tay

Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta.

Trước tiên phải nói rằng bài ca dao này có những dị bản, đó là đặc tính của văn học truyền miệng, về âm tiết, cũng có nhiều dị biệt, mà lâu nay đã có nhiều bài viết và bàn luận các từ chưa mưa đà (dấu huyền) thấm (chữ â)hay chưa mưa đã (dấu ngã) thắm (chữ ă) và “chưa nhấm (chữ â) đà (dấu huyền) say hay chưa nhắm(chữ ă)đã(dấu ngã) say.

Nội dung bài ca dao nói lên tình cảm đậm đà chung thủy của con người xứ Quảng đối với tao nhân mặc khách nói chung và tình cảm nam nữ nói riêng.

Cho dù một số từ có khác nhau về chữ, về dấu, một phần có thể do ngữ điệu phát âm từng vùng, nên kí tự có thể sai lệch. Nhưng hai câu đều nói lên một vùng đất màu mỡ, dù chưa mưa đất cũng đã đủ độ ẩm cho việc cấy trồng (chưa mưa đà thấm) hoặc đã cấy trồng rồi, trời chưa mưa cây cối vẫn đủ độ ẩm để xanh tốt (chưa mưa đã thấm).

Bài ca dao dùng chữ nhấm là chính xác. Ý nghĩa câu thơ đều nhằm nói lên thứ rượu ngon của địa phương đem đãi khách quý. Ởđây rượu ngon đến mức mới ngửi thấy hơi đã say. Câu thơ nói lên trọn tình trọn nghĩa với khách, mà ở đây là người bạn tình.

Hai câuđầu, các tác giả dân gian đã vận dụng các thể hứng, tỉ, phú… của thơ ca dân gian truyền thống để mở ra một không gian tình cảm nhằm chuyển đến đỉnh điểm của nội dung bài thơ cho hai câu tiếp theo.

Tình ta như chất đất đồng quê màu mỡ, như rượu quý quê hương thơm ngon. Hay nói một cách khác, tình ta như “bát nước đầy” dang tay mở rộng lòng ra đón mà bạn lại chưa hiểu hết cho. Hai câu thơ như nhắn gửi, như hờn dỗi của sự thầm trách đáng yêu:

Bạn về nằm nghĩ gác tay

Hỏi nơi mô ơn trượng, nghĩa dày bằng ta.

Lời thơ mang sắc thái khuyên nhủ, giãi bày (bạn về nằm nghĩ gác tay) suy xét chín chắn và so sánh cân nhắc kĩ càng để đừng nhầm lẫn tình cảm của người “ơn trượng, nghĩa dày” với người vô ơn bạc nghĩa.

Tóm lại, bài ca dao mới đọc tưởng như chỉ nhằm đề cập cảnh giàu dẹp và tình người chung chung của đất Quảng. Nhưng thực ra, đây là một bài ca dao về tình bạn thủy chung, tình yêu nồng thắm của một đôi traigái, cụ thể hơn, đó là tình cảm của một chàng trai đất Quảng. Đây là một bài ca dao hay, giàu tính chân thực, một viên ngọc quý trong kho tàng ca dao, dân ca chẳng những của đất Quảng mà là của cả nước.

Xem thêm:  Top 100 những câu nói hay về sách khai mở tâm hồn của bạn

Suy nghĩ về câu ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài làm 1

Trong cuộc sống hàng ngày, đôi khi chúng ta vẫn còn gặp những hiệntượng con cái bất hiếu, vô lễ với cha mẹ. Những hành vi vô đạo đực đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức của dân tộc, xúc phạm đến tình mẫu tử thiêng liêng. Để khuyên răn, giáo dục họ về đạo làm con, ông cha ta từ xưa đã có một bài ca dao rất nổi tiếng mà không một người Việt Nam nào không thuộc:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Công cha nghĩa mẹ thật là to lớn và vô tận biết bao! Sự to lớn của công cha được ca ngợi, được sự so sánh với hình ảnh cao vời vợi của núi Thái Sơn, một ngọn núi cao nổi tiếng ở Trung Quốc, mà ngày xưa trong thơ văn, các nhà văn nhà thơ thường mượn hình ảnh này để nói lên cái lớn lao của sự vật. Và nước trong nguồn là dòng nước chảy không bao giờ cạn là hình ảnh được dùng để thể hiện sự vô tận, vô cùng của nghĩa mẹ, của công mẹ. Ca ngợi công lao vừa to lớn, vừa bất tận của cha mẹ, bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn phận làm con, đạo làm con phải thờ mẹ kính cha, phải cho tròn chữ hiếu. Đạo là đường lối phải theo cho phù hợp với luân lí xã hội. Hiếu là lòng kính yêu của con cái đối với cha mẹ. Thờ, kính là sự yêu mến, sự tôn trọng và chăm lo một cách tôn kính. Toàn bài ca dao đã phản ánh một vấn đề đạo đức là làm con phải có hiếu với cha mẹ. Đó là hành vi đạo đức được bao đời ca ngợi.

Tại sao con cái phải có hiếu với cha mẹ? Đó chính là vì cái công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ đối với con cái. Không có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không có bản thân mỗi người chúng ta. Công đức sinh thành của cha mẹ ta thật không gì sánh bằng. Biết ơn cha mẹ trước tiên và sâu xa nhất là biết đến công ơn này. Cha mẹ là người sinh ra ta, đồng thời cha mẹ cũng là có công nuôi dưỡng ta bao năm tháng, từ một đứa trẻ ngây thơ trở thành một trang thiếu niên có hiểu biết. Cơm ăn, áo mặc hàng ngày, thuốc thang chữa trị khi ta đau cán và biết bao vật dụng cho ta, tất cả đều do công sức lao động gian lao, vất vả và tấm lòng bao la của cha mẹ. Ta hiểu biết điều hay lẽ phải, biết cách cư xử trong gia đình, trong xã hội cũng nhờ công lao dạy bảo, giáo dục của cha mẹ. Rồi ta được đi học mở mang kiến thức, cũng là nhờ công lao và tình thương của cha mẹ. Thật đúng là cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể. Để đáp lại sự sinh thành và dưỡng dục ấy, đạo làm con phải giữ tròn chữ hiếu. Đó chính là đền đáp xứng đáng của người con đối với cha mẹ. Và đây cũng là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội, trong cuộc sống.

Ngoài ra, câu ca dao còn rất đúng vì nó là một giá trị đạo đức to lớn, đem lại nhiều lợi ích trong cuộc sống, nhất là nó không bị phai mờ mà còn tồn tại cho đến ngày hôm nay. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, chúng ta vẫn còn gặp những câu tục ngữ mang ý nghĩa tương tự:

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.

Những lí lẽ và dẫn chứng trên đã một lần nữa khẳng định sự đúng đắn của câu ca dao trên, khẳng định đó cũng chính là một chân lí của cuộc sống, một cơ sở đạo đức của xã hội, của con người.

Tuy nhiên, hiếu với cha mẹ đồng thời phải hiếu với nhân dân như Bác Hồ đã dạy: Trung với nước, hiếu với dân. Một người con có hiếu với cha còn phải là một người con của nhân dân, có hiếu với nhân dân, một lòng phục vụ nhân dân. Khi Tổ quốc và nhân dân yêu cầu, người con có hiếu đó vẫn có thể tạm gác việc nuôi dưỡng chăm sóc cha mẹ để lo việc dân, việc nước. Trong trường hợp đó, hiếu với dân cũng là hiếu thảo với cha mẹ. Biết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng đã phải gác lại tình cha nghĩa mẹ để dấn thân vào cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mà lòng vẫn canh cánh rằng chữ hiếu vẫn chưa tròn. Họ không phụng dưỡng được cha mẹ lúc tuổi già nhưng vẫn một lòng thờ mẹ kính cha, họ vẫn là người con chí hiếu.

Vậy chúng ta phải hiếu với cha mẹ như thế nào? Người con có hiếu là người yêu thương kính trọng cha mẹ, vâng lời cha mẹ, biết tuân theo những lời chỉ bảo đúng đắn của cha mẹ. Người con có hiếu phải biết làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách chăm chỉ học tập, bằng những lời nói và việc làm cóđạo đức như đi thưa, về trình và luôn giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình. Nhất là khi cha mẹ già yếu, ốm đau, người con càng phải hết lòng chăm sóc, phụ dưỡng với tất cả tình cảm quý trọng của mình. Hành động hiếu thảo này chính là lời khuyên mang ý nghĩa sâu sắc của bài ca dao.

Với lòng hiếu thảo đó đã giúp cho gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Người con hiếu thảo trong gia đình và đồng thời cũng trở thành một trò giỏi trong nhà trường, một công dân tốt, biết làm tròn nghĩa vụ, giúp ích cho nước nhà, tạo cho xã hội ngày càng phát triển. Đó cũng chính là một kết quả. Một tác dụng to lớn mà chúng ta phải kế thừa và càng phát huy lòng hiếu thảo để cho truyền thống tốt đẹp này được tồn tại mãi mãi.

Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc, vừa là lời khuyên bảo thật cao quý. Giá trị to lớn của bài ca dao là một nghệ thuật độc đáo, ở tài sử dụng nghệ thuật so sánh, với cách nói ngắn gọn dễ hiểu giúp cho mọi người dễ nhớ một nội dung đạo đức cao quý, đó là lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. Đây cũng chính là mong ước của cha ông ta ngày trước muốn cho con cái đời sau luôn luôn sống có nhân nghĩa, biết nhớ đến công của cha mẹ:

Núi cao biển rộng mênh mông.

Cù lao chín chữ, ghi lòng con ơi!

Bài làm 2

Ca dao, dân ca là cây đàn muôn điệu của người dân quê Việt Nam. Tiếng đàn ngọt ngào vời vợi từng lan xa theo hương lúa và cánh cò trầm bổng ngân nga trên sóng nước theo nhịp chèo của con thuyền xuôi ngược thiết tha âu yếm qua lời ru của mẹ hiền nhịp nhàng theo tiếng võng kẽo kẹt trưa hè… Khúc hát tâm tình của quê hương đã thấm sâu vào tâm hồn tuổi thơ của mỗi chúng ta mà năm tháng không thể phai mờ. Ta nhớ mãi lời ru của bà, của mẹ…

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài ca ca dao chứa chan nghĩa tình. Nó ca ngợi công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn, sâu nặng và nhắc nhở đạo làm con phải lấy chữ hiếu làm đầu.

Giọng điệu của bài ca dao sao thân thương thế! Hai câu đầu nói về công cha nghĩa mẹ. Nhà thơ dân gian đã sử dụng biện pháp ví von để tạo ra hai hình ảnh cụ thể, sóng đôi nhau: công cha đi liền với nghĩa mẹ, câu trên nói về núi Thái Sơn thì câu dưới mượn nước trong nguồn…, tạo ra một sự đăng đôi hài hòa, lời thơ sâu bền thấm sâu vào hồn dân tộc.

Núi Thái Sơntheo quan niệm của dân gian là ngọn núi cao nhất, hùng vĩ nhất trong những ngọn núi. Nước trong nguồn… không bao giờ vơicạn, vừa trong mát ngọt lành như dòng sữa mẹ, thầm lặng mà caocả! Lấy núi Thái Sơn và nước trong nguồn chảy ra để ví với công cha, nghĩa mẹ, ca ngợi công ơn cha mẹ to lớn, sâu nặng, đó là một cách nói sâu sắc thấm thìa vô cùng. Có con người Việt Nam nào không thuộc cầu ca dao này? Nhớ, thuộc từ lâu, nhưng mỗi lần ngâm lên, ta vẫn thấy mới mẻ, xúc động:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cha mẹ đã sinh ra, nuôi dưỡng, dạy bảo con nên người. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả, lo cho con có cơm ăn, áo mặc, được học hành. Dòng sữa ngọt ngào, lời ru của mẹ, ngời con nào có thể quên? Lúc con ốm đau tật bệnh…, cha mẹ lo lắng; lúc con ngoan ngoãn, lớn khôn…, cha mẹ vui sướng, tự hào. Thật vậy, công ơn của cha mẹ không thể nào kể xiết. Vì thế nhân dân ta có biết bao câu ca, bài hát ca ngợi công ơn cha mẹ:

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp mật, như đường mía lau.

Hai câu ba và bốn nói về đạo làm con. Nhân dân ta muốn nhắc nhở mọi người một bài học về chữ hiếu. Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ; phải thể hiện bằng hành động cụ thể, tình cảm cụ thể là phải thờ mẹ, kính cha nghĩa là săn sóc, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già, cả về tinh thần lẫn vật chất. Đó là sự đền ơn đáp nghĩa. Hai chữ một lòng nói lên sự đinh ninh, sắt son, không thay đổi. Chữ tròn diễn tả sự trọn vẹn, con cái ăn ở thuỷ chung, tình nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ. Mỗi câu, mỗi chữ chứa đựng bao tình cảm:

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Có làm tròn chữ hiếu mới xứng đáng là đạo làm con. Hiếu thảo là cái đức của con cháu. Đạo lí của dân tộc ta đề cao chữ hiếu và chữ trung. Kẻ bất hiếu, bất trung bị nhân dân nguyền rủa, lên án. Bài học về đạo lí được diễn tả một cách ngắn gọn, bình dị mà sâu sắc, thấm thía. Câu ca dao có tính giáo dục rất cao, làm ta cảm động.

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn… cũng như phần lớn hàng nghìn bài ca dao, dân ca khác đã được sáng tác bằng thể thơ lục bát của dân tộc. Nghệ thuật so sánh ví von, sát hợp và gợi cảm, cách dùng từ chọn lọc, chính xác, lời thơ cân xứng hài hòa, giọng thơ êm ái nhẹ nhàng… đã tạo nên bản sắc của bài thơ dân gian này. Có thểnói đây là một trong những bài ca dao đặc sắc nhất nói về tình cảm gia đình. Nó xứng đáng là viên ngọc của thơ ca dân gian. Tính truyền cảm, nội dung giáo dục của bài ca daotạo nên giá trị nhân bản và tính nhân văn lâu bền, sống mãi qua hàng ngàn năm với đất nước và con người Việt Nam.

Bàn luận câu ca dao về truyền thống văn hóa của người kinh đô Thăng Long xưa:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dầu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Bài làm

Ngày nay, trong thanh niên đang hình thành lối sống ăn chơi đua đòi. Họ chạy theo những thị hiếu nhất thời, những màu sắc lòe loẹt lạ mắt của nếp sống xô bồ mà lầm tưởng là hiện đại. Họ quên đi những truyền thông tốt đẹp của dân tộc. Họ thường đánh giá con người bằng vẻ bề ngoài mà không nghĩ đến phẩm chất tâm hồn bên trong. Để nhắc nhở con cháu biết sống đẹp, các bậc cao niên ở Thủ đô nước ta thường hay nói tới câu ca dao xưa với lòng tự hào:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Nói rằng chẳng thơm, nói rằng không thanh lịch chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của người Thăng Long — Hà Nội: nét thanh lịch.

Hoa nhài là một loài hoa giản dị, mộc mạc, với sắc trắng ngần. Nó không lộng lẫy kiêu sa như hoa hồng, và cũng không rực rỡ như hoa phong lan. Nhưng sắc trắng của hoa mới thanh cao làm sao. Trắng là màu sắc bên ngoài, đồng thời cũng gợi ra sự trong trắng bên trong: sự kín đáo, dịu dàng của hương thơm. Hương hoa nhài không sực nức nồng nàn mà chỉ thoang thoảng, nhưng lâu bền.

Còn Tràng An, vốn là kinh đô xưa của mười hai vương triều phong kiến Trung Quốc. Là đất kinh kì nhiều đời vua nhất Trung Quốc, nên Tràng An là nơi hội tụ kết tinh của những nét đẹp văn hóa cả nước, rồi sau trở thành bản sắc truyền thống của Tràng An, không đâu sánh bằng. Lâu dần Tràng An trở thành biểu tượng của nét đẹp kinh kì, được sử dụng như một danh từ chung, đồng nghĩa với kinh kì, kinh đô nói chung của cả nước, vùng lân cận Trung Quốc như nước ta. Bởi vậy, cụm từ người Tràng An trong câu ca dao có nghĩa là người kinh đô, người Thăng Long. Người kinh đô Thăng Long có lối sống rất tao nhã, thanh tao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự. Lốisống đó đã trở thành bản sắc, dù có đi xuôi đi ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi. Dù ở đâu người ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội, cũng như người ta nhận ra hương nhài giữa rừng hương.

Ởđất kinh kì này, phụ nữ thì trang phục thanh nhã, dáng đi nhẹ nhàng, lời lẽ giản dị mà lịch sự, nổi tiếng cả nước về vẻ xinh tươi, đoan trang, dịu hiền mà vẫn lanh lợi, tinh anh. Người đàn ông thì thông minh, nhạy bén trong giao tiếp, lịch sự với những người khác phái và cũng có một sự ưa nhìn không kém.

Ngày nay, tiếp thu nhiều luồng ánh sáng văn minh trên thế giới, người Hà Nội đích thực vừa vẫn thanh lịch, vừa thông minh, sắc sảo hơn.

Nhưng trong quá trình mở cửa cũng không ít những văn hóa đồi trụy du nhập vào Thủ đô ta, làm xuất hiện không ít những lối sống kém văn hóa, xóa đi nét đẹp của con người kinh thành.

Vậy để gìn giữ những truyền thống tốt đẹp mà cha ông ta để lại, mỗi chúng ta phải làm gì?

Điều này tùy thuộc vào bản thân mỗi người, tùy thuộc vào sự cố gắng đểtrở thành người Tràng An thanh lịch. Trong gia đình, chúng ta cần kính trọng người trên, nhường nhịn kẻ dưới. Trong quan hệ với hàng xóm, láng giềng, mỗi người đều cần tôn trọng lẫn nhau, cần cư xử đúng mực, ăn nói hành động lịch sự, nhã nhặn. Có việc gì xích mích xảy ra cũng phải bình tĩnh giải quyết, không nên cãi cọ, chửi bới, ẩu đả. Ra ngoài thì ăn mặc sao cho đứng đắn. Đi làm, đi học thì nên mặc theo quy định của cơ quan, nhà trường. Ngày nghỉ, đi chơi, đi dự lễ hội hoặc theo lễ phục dân tộc, hoặc theo y phục mới nhưng cần lựa chọn cho thích hợp với dáng người lứa tuổi… Tránh đua đòi, ăn chơi theo mẫu mốt không thích hợp.

Chúng ta thếhệ con cháu cần phải giữ gìn nét thanh lịch của cha ông ta để lại và hơn thếnữa là những truyền thống, phong tục tốt đẹp, không để chúng phôi phai dần theo ngày tháng. Chúng ta cần cố gắng tự rèn luyện để đất nước có thể tự hào với truyền thông mà qua chặng đường lịch sử dài vẫn giữ được và lấy đó làm cơ sở để xây dựng một xã hội tươi đẹp hạnh phúc, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Bài làm của học sinh Đào Lan Hương

Cảm nhận về bài ca dao sau:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồhôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Bài làm

Ca dao là khúc hát tâm tình của người dân quê Việt Nam lưu truyền qua năm tháng thời gian, lan tỏa theo hương lúa đồng nội quê hương. Ngọt ngào biết bao những vần thơ dân dã ấy đã thấm sâu vào tâm hồn thơ bé mỗi chúng ta qua điệu ru của mẹ, tiếng hát của bà. Chúng ta yêu vô cùng những bài ca dao nói về công việc nhà nông “hai sương một nắng”, ca ngợi đức tính cần cù, lòng kiên nhẫn của người dân cày quê ta. Hình ảnh người nông dân cày ruộng sao mà đáng yêu thế:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Hai câu đầu miêu tả cảnh cày ruộng. Câu ca dao gợi lên trước mắt chúng ta hình ảnh người nông dân đang lội bùn, tay cầm cày, theo sau con trâu, dưới ánh nắng “ban trưa” chang chang mùa hạ. Người và con trâu phải làm việc vô cùng vất vả. Mồ hôi tuôn ra như mưa. Từ tượngthanh “thánh thót” gợi tả mồ hôi rơi xuống từng giọt… từng giọt liên tiếp, gieo vào không gian âm thanh “thánh thót”. “Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” là hình ảnh so sánh bằng phương pháp thậm xưng gợi tả công việc cày đồng vất vả, cực nhọc không thể nói hết. “Mưa” làm cho lúa xanh tươi, cũng như “mồ hôi” đổ xuống luông cày làm cho đất đai thêm màu mỡ. Nghệ thuật so sánh “mồ hôi” với “mưa” thật là sáng tạo, làm cho người đọc, người nghe thấm thía, cảm thông với bao cực nhọc của nhà nông. Thật vậy, bà con dân cày đã đổ biết bao mồ hôi, công sức vào luống cày, sá bừa, ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, để làm ra bông lúa, củ khoai nuôi sống xã hội. Vần ca dao đã vẽ lên một hình ảnh tuyệt đẹp về người nông dân trên cánh đồng quê hương. Đó là một con người khỏe mạnh dẻo dai, cần mẫn và chịu khó:

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Hai tiếng cảm thán “ai ơi!” vang lên một cách tha thiết, đã tạo nên ầm điệu êm ái, ngọt ngào. Nhà thơ dân gian nhắn gửi mọi người gần xa một ý nghĩ với bao tình cảm đẹp. Mỗi khi “bưng” bát cơm đầy chúng ta ghi nhớ công ơn khó nhọc của người nông dân đã cuốc bẫm cày sâu, sản xuất ra lúa gạo cho nhân dân no ấm. Câu ca sâu lắng, thấm thìa:

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Câu cuối bài ca dao được tạo nên bằng nghệ thuật tương phản đặc sắc. Câu tám chữ chia làm hai vế tiểu đôi cân xứng: “Dẻo thơm một hạt // đắng cay muôn phần”. Tính từ “dẻo thơm” đối chọi với tính từ “đắng cay”, “một hạt” đối lập với “muôn phần”, làm nổi bật sức lao động sáng tạo của nhà nông. Câu ca dao đã nâng nhận thức và cảm xúc cho mọi người về giá trị của bông lúa, hạt gạo, bát cơm dẻo thơm mà ta được hưởng thụ hàng ngày thật đáng quý vô ngần. Cho nên, nhân dân ta mới gọi hạt gạo là “hạt vàng”, “hạt ngọc” với tất cả lòng tự hào, trân trọng. “Hạt gạo nuôi hết thảy chúng ta no” (Nguyễn Duy).

Cũng như phần lớn ca dao, dân ca, bài “Cày đồng đang buổi ban trưa..” được viết bằng thể thơ lục bát quen thuộc. Giọng thơ nhẹ nhàng thấm thía. Ngôn từ chọn lựa tinh tế, vừa giàu sức biểu hiện vừa đậm đà sắc thái biểu cảm: thánh thót, dẻo thơm, đắng cay, bát cơm đầy,… Các biệnpháp tu từ: ví von so sánh, tương phản đối lập được vận dụng sáng tạo, đểviết nên những vần thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu.

Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số sống bằng nghề nông. Người nông dân Việt Nam cần cù, chất phác, hiền lành, dũng cảm và giàu lòng yêu nước. Nhà nông quê ta tượng trưng cho sức sống bền vững của dân tộc qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước.

Với đức tính cần mẫn, dẻo dai và sáng tạo, nhà nông đã làm nên những mùa vàng bát ngát, đem đến sự ấm no cho xã hội. Mọi gia đình có bát cơm dẻo thơm, đất nước có nhiều lương thực xuất khẩu là nhờ vào công sức nhà nồng. Thời điểm chiến tranh, hạt gạo mang nặng tình hậu phương, ai mà quên được: “Hạt gạo làng ta – Gửi ra tiền tuyến – Gửi về phương xa – Em vui em hát – Hạt vàng làng ta” (Trần Đăng Khoa). Yêu kính và biết ơn nhà nông, mỗi một chúng ta khắc vào tâm hồn lời nhắn gọi thiết tha đã mấy ngàn năm vang lên sau lũy tre xanh:

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng!

Cảm nhận về hai câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Bài làm

Kho tàng ca dao dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đẹp đẽ. Nó rực rỡ và thơm ngát như bông sen trong đầm. Nó thân thuộc với người dân cày Việt Nam như lũy tre xanh bao bọc làng quê, như cánh cò “bay lả bay la” trên đồng lúa.. Nó gắn bó với tâm hồn nhân dân ta từ bao đời nay. Trong đó, những bài ca dao nói về tình cảm gia đình sao hồn hậu, thắm thiết thế. Tình cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, tình nghĩa vợ chồng,… những giai điệu tâm tình ấy từng làm say đắm hồn người xưa, nay… Nhiều câu ca dao “sống” với ta như một kỉ niệm đẹp không bao giờ quên. Bài ca dao nói về tình thương nỗi nhớ của người con gái đối với mẹ già là một ví dụ làm cho ta cảm động:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Thơ lục bát vốn nhịp nhàng, êm đềm. Hai câu ca dao này cũng vậy, nhịp hai cân đối hài hòa, với chín thanh bằng quá bán, với ba tiếng “chiều – chiều – chiều” đứng ở đầu và cuối câu tạo nên nhạc điệu, giai điệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn của câu ca dao là vô cùng đặc sắc, nó quyện lấy người đọc người nghe. Sức hấp dẫn trước hết ở giọng điệu tâm tình.

Câu thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian buổi chiều tà, nhất là lúc hoàng hôn, ngày tàn, màn đêm dần buôngxuống, là thời điểm gợi nhớ, gợi sầu man mác cho những người tha hương. “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Tràng giang – Huy Cận). Bài ca dao cũng nói về buổi chiều, không chỉ một buổi chiều mà là nhiều buổi chiều rồi: “chiều chiều”. Sự việc cứ diễn ra, cứ lặp lại “ra đứng ngõ sau”… “Ngõ sau” là nơi vắng vẻ. Câu ca dao gợi lên một chút tâm tình cô đơn. Câu ca dao không nói ai “ra đứng ngõ sau”, ai trông về quê mẹ…”, nhân vật trữ tình không được giới thiệu cụ thể về dáng hình, diện mạo… nhưng người đọc, người nghe xưa nay tinh lắm, vẫn cảm nhận được đó là cô gái xa quê hương, xa gia đình… (đi lấy chồng xa?). Nhớ lắm, nỗi nhớ vơi đầy, nên chiều nào cũng như chiều nào, nàng một mình “ra đứng ngõ sau”, lúc hoàng hôn để nhìn về quê mẹ phía chân trời xa:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau.

Càng trông về quê mẹ, người con càng thây lẻ loi nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Quê mẹ khuất sau lũy tre xanh, có cây đa, bến nước, sân đình, có con đò nhỏ và dòng sống xanh uốn quanh, có cánh đồng “mênh mông bát ngát… bát ngát mênh mông” ngào ngạt bốn mùa hương lúa, có bà con chất phác, hiền lành và lam lữ sớm hôm, có ngôi nhà gianh nhỏ bé thân yêu, nơi người con gái sinh ra với bao kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ, của thời thiếu nữ. “Năm gian nhà cỏ thấp le te…” (Nguyễn Khuyến). Quê mẹ là nơi anh chị em ruột thịt quây quần xung quanh mâm cơm dẻo thơm có “canh rau muống… cà dầm tương”. Quê mẹ giờ đây có người mẹ già tóc bạc phơ đang tựa cửa thương nhớ đứa con gái đi xa.. Chính trong cảnh hoàng hôn, nghe tiếng chim vịt gọi bầy, kẻ tha hương lại càng bâng khuâng nhớ mẹ hiền khôn xiết kể:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều,

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau.

Ca dao nói ít, tả ít mà gợi nhiều bởi nó là “cây đàn muôn điệu” của dân gian. Chỉ hai chữ “Quê mẹ” thôi mà đã đem đến cho người dọc một trường liên tưởng chứa chan tình quê hương.

Người con “trông về quê mẹ”, càng trông càng nhớ day dứt, tha thiết, nhớ khôn nguôi. Bốn tiếng “ruột đau chín chiều” diễn tả cực hay nỗi nhớ đó. Nhà thơ dân gian không sử dụng một bổ ngữ, một trạng ngữ mà lại dùng sốtừ “chín chiều” để biểu lộ tâm trạng, thật là độc đáo. Tục ngữ, thành ngữ có “chín nhớ mười thương” thì ở câu ca dao này lại có “ruột đau chín chiều”. Buổi chiều nào cũng thấy nhớ thương, đau đớn. Đứng trông về chiều hướng nào, phương hướng nào, người con tha hương cũng buồn đau tê tái, nỗi nhớ quê, nhớ mẹ, nhớ người thân thương vơi đầy dâng lên, nên càng thấy cô đơn lẻ loi vô cùng.

Tình mẹ con, tình yêu quê hương được nói đến trong bài ca dao trên đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn của người con gái đi xa đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình, sâu lắng dàn trải khắp vần thơ, một nỗi buồn đẹp khơi dậy trong lòng người đọc bao liên tưởng về quê hương yêu dấu, về tuổi thơ. Có thể nói đây là một trong những bài ca dao trữ tình hay nhất nói về tình thương nhớ mẹ già, một đóa- hoa đồng nội tươi thắm mãi với thời gian và con người quê ta.

Cảm nhận về bài ca dao sau:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Bài làm

Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm quả ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bông, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai đã từng làm xúc động, tự hào: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Tiếng ca của ai đã từng làm ta bâng khuâng:

Hoa thơm thơm lạ thơm lùng

Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm.

Và còn hoa sen trong đầm đã làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng đã trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm thấy lòng mẹ ngạt ngào hương sen:

Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.

Nhị vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc đã đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp:

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.

Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xòe ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trắng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm thấy hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.

Câu thứ ba đổi vần một cách kì lạ. Hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm thấy có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật di lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.

Nhị vàng, bông trắng, lá xanh.

Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ của đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.

Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao đã đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưuthuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lí nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

Ca dao, dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa.. Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm thấy thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen… này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:

Rủnhau ra tắm hồ sen,

Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay…

Trong chúng ta, ai đãcó lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tân: (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tựhào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ BảoĐịnh Giang đã ngợi ca:

Tháp Mười đẹp nhất bông sen,

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao:

Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này,

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

Bài làm

Ca dao, dân ca là điệu tâm hồn của nhân dân ta từ bao đời nay. Nó trong trẻo như giếng làng, thơm mát như hương đồng gió nội, làm say đắm lòng người. Tiếng hát tâm tình trong ca dao, dân ca vời vợi cùng với sữa mẹ, lời ru êm ái dịu ngọt của bà đã nuôi dưỡng tâm hồn mỗi chúng ta tự thuở nằm trong nôi. Có không ít bài ca dao nói về đạo lí, về tình người đẹp hơn mọi bài ca. Mãi mãi những lời ru, câu hát ấy là những kỉ vật trong hành trang của một đời người trên lộ trình đi tới tương lai tươi sáng và hạnh phúc. Trong mỗi chúng ta, ai mà không xúc động nhắc lại bài ca dao:

Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này.

Cơm cha áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

Đây cũng là bài học về tình nghĩa. Qua bài ca, nhân dân ta khuyên bảo mọi người hãy khắc sâu vào trái tim mình công ơnto lớn của mẹ cha và thầy cô giáo.

Hai câu đầu nói lên một quá trình trưởng thành của em, đứa con trong gia đình, người học trò dưới mái trường. Câu ca như một lời tâm tình. Em đang thổ lộ tâm sự cùng chúng ta:

Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này.

Bằng sự tương phản ngôn ngữ và hình ảnh: ngày nào với bây giờ, bé cỏn con với lớn khôn thế này, em lại nhớ một chặng đường đã qua, từ ngày còn thơ ấu đến hiện tại đã lớn khôn, trưởng thành. Bé cỏn con nghĩa là rất bé. Ngôn từ bình dị, đậm đà màu sắc dân dã. Tác giả không dùng từ ngữ: bé tí hon, bé tí xíu mà lại nói bé cỏn con. Bé cỏn con không chỉ là rất bé nhỏ mà còn gợi lên tính ngây thơ, hồn nhiên của một em bé. Qua đó, ta thấy cách lựa chọn từ ngữ của nhân dân rất chính xác, tinh tế và giàu biểucảm. Hai chữ thế này là từ để trỏ, em bé tự chỉ về mình và nói về mình nên đã làm cho lời ca, niềm tâm sự được bộc lộ một cách chân thành. Năm tháng đã trôi qua, trên bước đường trưởng thành, em bé hồi tưởng lại, mới ngày nào đó còn bé cỏn con thế mà nay đã lớn khôn thế này… Thân hình cao lớn thêm, mặt mũi rạng rỡ thêm, có văn hóa, mỗi năm lên một lớp, trí tuệ phát triển, sự hiểu biết được mở mang, có nhân cách, biết sống theo đạo lí… Càng nghĩ lại, hồi tưởng lại, em càng thấy xúc động, tự hào. Đại từ em trong bài ca dao được điệp lại hai lần cho thấy nhân vật trữ tình tuy đã khôn lớn, đã có những ý nghĩ sâu sắc nhưng vẫn còn trong tuổi học trò, sống hồn nhiên. Nếu trong câu thứ hai, từ em được thay thế bằng từ tôi (Bây giờ tôi đã lớn khôn thế này) thì ý nghĩa và màu sắc biểu cảm của lời ca không còn như trước nữa.

Xem thêm:  Suy nghĩ về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng hiện nay

Hai câu tiếp theo nói rõ nguyên nhân nào đem đến sự lớn khôn của em, đâu chỉ là năm tháng thời gian?

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

Câu ca đẹp: Đẹp về đạo lí làm người, đẹp về suy tư sâu sắc. Câu lục thứ ba chia làm ba vế, mỗi vế hai từ, tạo nên sự cân xứng hài hòa: cơm cha- áo mẹ – chữ thầy. Nhịp thơ như những nốt nhấn vào cõi sâu thẳm của tâm linh, công ơn của mẹ cha, của thầy như đinh ninh, như khắc cốt ghi tâm, có bao giờ có thể quên được? Biện pháp liệt kê được vận dụng sáng tạo, mỗi vế câu là một sự ân tình nặng nghĩa đối với cuộc đời của em, một đứa con trong gia đình, một người học trò ngoài xã hội. Câu ca đọc lên, lúc nào ta cũng thấy nhiều rung động, thấm thìa: Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy.

Cơm, áo, chữlà ba hình ảnh cụ thể mang tính chất điển hình ca ngợi công ơn trời biên của mẹ cha và thầy cô giáo. Một lối nói ít mà gợi nhiều. Công ơn cha mẹ đâu chỉ là cơm và áo? Cơm và áo mang tính chất tượng trưng cho công cha nghĩa mẹ. Mẹ mang nặng đẻ đau, bú mớm nâng niu, nuôi con khôn lớn với tất cả tình yêu thương, lòng mẹ bao la như biển cả. Cha thức khuya dậy sớm, làm lụng vất vả để nuôi con, dạy bảo con nên người. Con là hạnh phúc và hi vọng của mẹ cha. Công cha nghĩa mẹ không thể nào kể xiết. Bởi vậy mới có câu ca:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy

dạy chữ, dạy văn hóa, khoa học kĩ thuật, dạy đạo đức… Nhờ có sự dạy dỗ của thầy mà ra.

Trên đời này, cổ kim, đông tây có người nào khôn lớn, trưởng thành mà không có sự giáo dục của ông thầy? Người thầy là nhân vật trung tâm của nền giáo dục. Thầy học sinh, thế hệ trẻ của đất nước mới trở nên tài giỏi, có nhân cách văn hóa biết đem tài năng góp phần xâydựng Tổ quốc phồn vinh sánh vai các cường quốc năm châu. Không thầy đố mày làm nên.

Đây là bài ca dao cổ, ra đời khá sớm trong xã hội phong kiến. Trung hiếu, ân nghĩa là cơ sở, nền tảng của đạo lí xã hội. Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập đã viết:

Nợ cũ trước nào báo bổ,

Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha.

(Tự thán – Bài số 24)

Thế nhưng, trong bài ca dao này, không nói đến ơn vua chúa mà lại khẳng định công ơn của mẹ cùng với công ơn của cha, của thầy, điều đó nói lên quan điểm của nhân dân lao động về ân nghĩa, tình nghĩa ở đời.

Câu cuối như một lời thề nguyền, như một điều tâm niệm. Em nói với em, lòng tự dặn lòng, thủ thỉ, tâm tình mà sâu lắng:

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

Cho bõ, từ cổ nghĩa là cho xứng đáng. Ước ao là sự trông mong, đợi chờ vô cùng tha thiết. Câu ca được diễn đạt dưới hình thức câu hỏi tu từ trở nên lắng đọng sâu sắc. Câu ca dao mang tính đa nghĩa. Ai ước ao? Cha mẹ ước ao con khôn lớn, trung hiếu vẹn toàn, làm rạng rỡ mẹ cha và dòng họ. Thầy cô giáo ước ao học trò trở nên tiến bộ, giỏi giang làm vẻ vang cho nhà trường. Và em ước ao, mỗi chúng ta ước ao trở thành con ngoan trò giỏi, để đền đáp một cách xứng đáng công ơn của mẹ cha và thầy cô giáo. Chỉ một từ ước ao mà nói lên được ba tấm lòng; tấm lòng nào cũng đẹp, giàu yêu thương và tình nghĩa. Thế mới hay rằng tâm hồn đẹp mới có hi vọng đẹp (Vôn – te).

Kho tàng thơ ca dân gian Việt Nam có rất nhiều câu, nhiều bài tuyệt hay nói về lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, học trò đối với thầy giáo. Cách diễn đạt tuy có khác nhau nhưng tất cả đều khẳng định, ngợi ca, chứa chan nghĩa tình.

Lên non mới biết non cao,

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

Muốn sang thì bắc cẩu kiều,

Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

Gia đình là tế bào của xã hội. Trường học là cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước. Cha, mẹ và thầy là ba hình ảnh gần gũi, thân thiết nhất đối với mỗi con người, nhất là thế hệ trẻ. Ơn sinh thành của cha mẹ, ơn giáo hóa của thầy cô giáo đối với chúng ta vô cùng sâu nặng.

Đây là bài ca dao hay nhất trong những bài ca dao nói về chủ đề tình nghĩa và lòng biết ơn. Tình cảm gia đình gắn liền với tình cảm xã hội. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu, tình cảm chân thành sâu sắc. Âm điệu của vần thơ lục bát ngọt ngào, êm ái như lời ru, điệuhát tâm tình. Nhà thơ dângian đã đề cao chữ hiếu và sự tôn sư trọng đạo để giáo dục chúng ta. Lòng hiếu thảo là cái gốc của đạo lí làm người. Tôn sư trọng đạo là truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Điều đó cho thấy vẻ đẹp nhân văn tỏa sáng trong bài ca dao này bởi lẽ, tính giáo dục của nó rất sâu sắc. Nó bồi đắp tâm hồn ta về đạo hiếu, đạo học. Lời tâm sự của em cũng là của mỗi chúng ta vì đó là nỗi lòng, điều tâm sự. Nó mãi mãi như một thông điệp màu xanh gửi đến mọi đứa con, gửi đến mỗi người học trò… Nó như một kỉ vật đẹp trong hành trang của tuổi thơ trên lộ trình đi tới mọi chân trời xa xôi và hi vọng.

Cảm nghĩ về bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm:

Con cò mà đi ăn đêm,

Dậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bài làm

Cánh cò trong ca dao sao đẹp thế! Màu xanh của lúa điểm trắng cánh cò sớm sớm chiều chiều. Concò bay lả bay la – Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng…Con cò là người bạn thân thiết, hiền lành của nhà nông. Con cò trong ca dao là hiện thân của người dân cày quê ta: chấtphác, siêng năng, cần mẫn, vất vả, gieo neo. Cánh cò từ ngàn năm xa xưa đã nhập vào tâm hồn tuổi thơ qua lời ru êm ái, ngọt ngào của mẹ;

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Bài ca dao mượn tiếng kêu thương của con cò lâm nan đểnói lên thân phận vất vả, bất hạnh của nhà nông, ca ngợi một tâm thế đẹp, thà chết trong còn hơn sống đục.

Câu đầu nói về một cuộc đời, về một thân phận. Câu đầu đọc lên nghe nhiều thương cảm, ai oán: Con cò mà đi ăn đêm. Vạc mới đi ăn đêm, chứ cò thì kiếm ăn ban ngày. Cò phải đi ăn đêm, đó là một nghịch lí trong cuộc đời. Cuộc sống của cò nhiều lận đận, vất vả. Chữ mà trong câu ca làm nổi bật cấu trúc tương phản, gợi lên nhiều xót xa cảm thương cho một đời cò! Tục ngữ, ca dao của Vũ Ngọc Phan ghi là: Con cò mày đi ăn đêm.

Cần cù, chịu khó kiếm ăn tưởng sẽ được ấm no, hạnh phúc? Bầy cò con chắc sẽ được mẹ tha mồi về tổ nhiều hơn? Cuộc đời vất vả gian truânthế, cò còn phải trải qua nhiều bất hạnh đắng cay, nhiều hoạn nạn đau đớn không thể nào kể xiết! Cò đã đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao. Cò có cánh, cò bay giỏi, cò có rơi xuống ao thì vẫn bay lên được. Hai từ lộn cổ nói lên tai họa mà cò gặp phải. Cò không thể nào thoát hiểm được khi bị lộn cổ xuống ao. Tiếng cò cất lên trong đêm khuya sao mà thảm thương thế. Câu cảm thán diễn tả tiếng kêu cứu, lời phân trần của cò:

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Ba từ ông, hai từ tôi được điệp lại như nốt nhấn bi thảm của bài ca. Cò mong ông cứu vớt, đoái thương. Tôi có lòng nào… là lời phân trần: cò đi ăn đêm… nhưng cò không phải là kẻ bất lương, mà cò hiền lành, lương thiện.

Con cò trong bài ca dao là hình ảnh ẩn dụ, là biểu tượng về người nông dân hai sương một nắng. Đó là những con người hiền lành, chất phác cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó trong cuộc đời. Bất hạnh của con cò lộn cổ xuống ao cũng là những bất hạnh, hoạn nạn của nhà nông đứng trước mọi thế lực thống trị và áp bức trong xã hội. Sưu cao thuế nặng. Ách thống trị nặng nề của bọn vua quan. Nạn áp bức, bòn rút của bọn địa chủ, cường hào. Phần thuế quan Tây, phần trả nợ – Nửa công đưa ở, nửa thuê bò(Nguyễn Khuyến). Trải qua hàng ngàn năm, người nông dân Việt Nam đã đổ mồ hôi vất vả làm ra củ khoai, hạt gạo nuôi sống nhân dân, nhưng cuộc đời của họ có khác gì thần phận con cò trong bài ca dao này. Tiếng kêu thương của con cò đã vọng vào cuộc đời theo thời gian năm tháng. Bài ca dao đã gieo vào lòng sự xót thương, đồng cảm với bao nạn nhân trong xã hội, nhất là đối với sốphận người nông dân Việt Nam đêm trước Cách mạng tháng Tám.

Bài ca dao càng trở nên sâu sắc và thấm thìa khi chúng ta đọc đến hai câu cuối:

Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Gặp tai họa chưa chắc đã thoát hiểm: tính mạng nghìn cân treo sợi tóc. Trước cái chết cầm chắc trong tay, thế mà cò chỉ nghĩ đến bầy con thơ, thương bầy con nhỏ tội nghiệp. Cò giàu tình thương yêu, giàu đức hi sinh và vị tha. Cò cam chịu số phận. Những phẩm chất ấy của cò cũng là những đức tính của nhà nông quê ta.

Cái đặc sắc của bài ca dao là ngoài tình cảm nhân đạo còn hàm chứa tư tưởng rất đẹp. Đã có câu tục ngữ nêu lên cách ứng xử đói cho sạch, rách cho thơm. Đã có bài ca dao ca ngợi một tâm thế thanh cao gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Đã có một thế đứng cao đẹp như dáng trúc trước hoạn nạn: Trúc dâu cháy, đốt ngay vẫn thẳng. Ởđây cũng vậy, qua thânphận con cò, nhà thơ dân gian đã nêu lên một triết lí nhân sinh tuyệt đẹp, ca ngợi tâm hồn trong sáng, hồn hậu: thà chết trong còn hơn sống đục! Hai chữ trong và đục tương phản nhau, lời nguyền của kẻ tử nạn trở nên thống thiết, khẳng định một lẽ sống đẹp. Chữ xáo được điệp lại bốn lần, ý thơ được nhấn mạnh diễn tả sự định của người bất hạnh trong cảnh ngộ đáng thương.

Cuộc đời của anh Pha, chị Dậu, lão Hạc… có khác gì cuộc đời và thân phận con cò lộn cổ xuống ao trong bài ca dao này? Lão Hạc thà chết trong còn hơn sống đục; trước lúc kết thúc cuộc đời bằng cái bả chó, lão đã gửi lại ông giáo mảnh vườn cho đứa con tra tha hương chưa về, gởi lại tiền cho ông giáo để lo việc tang ma.. Người nhà quê tuy nghèo khổ nhưng tâm thế của họ đẹp lắm, đáng tự hào lắm.

Bài ca dao này cũng như phần lớn các bài ca dao dân ca đều được viết bằng thể thơ lục bát. Bốn câu đầu, cách gieo vần rất sáng tạo độc đáo. Chữ cuối câu lục không vần với chữ thứ sáu câu tám như thường lệ mà lại vần với chữ thứ tư câu bát. Người ta gọi đó là lục bát biến thể.

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao.

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng…

Âm điệu bài ca như tiếng nấc, đọc lên nghe thật là ai oán, cay đắng nghẹn ngào. Các biện pháp nghệ thuật như ẩn dụ, điệp từ và cảm thán đã góp phần làm tăng tính thẩm mĩ và biểu cảm của bài thơ dân gian này.

Thương con cò lâm nạn lộn cổ xuống ao…, thương con cò đi đón cơn mưa…, thương con cò chết rủ trên cây…, chúng ta nghìn lần thương yêu, kính phục người dân cày Việt Nam. Phần đông dân số nước ta làm nghề nông. Nghề nông là nghề căn bản của dân tộc. Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, người dân cày Việt Nam đã từng dùng gộc tre đánh giặc, siêng năng cày bừa cấy hái để làm nên những bát cơm đầy dẻo thơm: Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc,

(…) Cái kèo cái cột thànhtên,

Hạt gạo phải một nắng hai sương

Xay giã giần sàng,

Đất nước có từ ngày đó…

(Nguyễn Khoa Điềm)

Trong hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua, anh bộ đội cụ Hồ là người nông dân mặc áo lính, cần cù, dũng cảm, yêu nước, chất phác… là phẩm chất cao quý của nhà nông quê ta… Học bài ca dao Con cò mà đi ăn đêm ta thêm thương yêu kính phục họ. Bài học thà chết trong còn hơn sống đục mà nhà thơ dân gian gửi cho đến nay vẫn còn có nhiều ý nghĩa đối với thế hệ trẻ chúng ta.

Hãy phân tích cái hay, cái đẹp, cái sáng tạo qua lời tỏ tình của chàng trai trong bài ca dao Tát nước đầu đình.

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những bài ca dao tri tình rất hay thuộc chủ đề tình yêu nam nữ, hôn nhân hay gia đình. Nhữngvần ca dao này được truyền tụng trong dân gian đời này qua đời khác vớinhiều mến chuộng.

Trong tình yêu trai gái, có lẽ cái khó khăn nhất là lời nói đầu tiên.Khó lắm mới được dịp trực tiếp gặp người con gái mình thầm yêu trộm nhớ. Với những dịp gặp nhau như thế, người con trai phải tìm ngay ra mộtcớ nào đó để mở lời đầu tiên này.

Trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”, tình yêu chân thật đã giúp chàng trai tìm ra một cớ, đó là xin lại chiếc áo bỏ quên. Nhờ cái áo mà chàng trai nói được lời khó khăn đầu tiên ấy.

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái do trên cành hoa sen.

Nghe chàng trai nói như thế, thoạt đầu cô gái cũng tin ngay. Vì không tin sao được, vì từ thời gian (hôm qua), nơi chôn (đầu đình) cho đến vị trí (trên cành hoa sen), tất cả đều được xác định và đều phù hợp với công việc của chàng trai tát nước ở đó nên mới quên. Nhưng rồi cô gái bỗng có một chút nghi ngờ. Phải rồi, sen làm gì có cành và sen vốn mảnh mai mềm yếu ai lại có thể vắt áo lên đó được. Cô gái hiểu ngay việc cái áo bỏ quên chỉ là cái cớ để chàng trai vào đề mở lời tỏ tình với mình. Ánh mắt nàng long lanh kèm theo nụ cười thông cảm như muôn nói: “biết tẩy anh rồi“, vì cô ta đã hiểu được tâm trạng thực ý muốn tỏ tình của chàng trai. Chàng trai vẫn ngọt ngào tha thiết: Em được thì cho anh xin.

Lời nói gọn gàng, mạch lạc: được thì cho xin. Nhưng tiếp theo đó chàng trai lại lấp lửng vừa như muôn thăm dò vừa như muôn thắt buộc, đưa cô vào cuộc và nói tiếp ngay: Hay là em để làm tin trong nhà.

Người đẹp chưa kịp trả lời, chàng trai đã đưa ra một câu hỏi vô lí (làm tin cái gì mới được chứ? Vả lại nàng đâu có lượm được chiếc áo để chàng xin). Chính chàng cũng biết rõ việc bỏ quên chiếc áo là không có thật. Nhưng anh chàng vẫn tảng lờ tiếp tục nói như muôn gợi tình thương yêu trong lòng thiếu nữ cho nên trước sự thiết tha chân tình đó, cô gái đang trong tâm trạng bàng hoàng của giây phút đầu tiên nhắp men say tình ái thì lại nghe thảnh thót bên tai những lời kể lể chân tình:

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

Ao anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Bốn câu nói chân thật nói liền một mạch không khỏi làm cho cô gái xao xuyến, cô nghĩ rằng xin áo thì cứ việc xin, việc gì phải kể lể hoàn cảnh gia đình của anh ra làm gì? Nhưng đối với chàng trai thì cho rằng nhờ nói như thế anh đã chuyển tới cô một tỏ bày quan trọng là mẹ anh đã già, anh chưa có vợ: “Áo anh sứt chỉ đã lâu” rất cần một người kết giúp lại. Lời nói chân thành không khỏi làm rung động trái tim người thiếu nữ, nhất là đường kim mũi chỉ trong gia đình vốn là thiên chức của người phụ nữ.

Thổ lộ được tâm sự của mình, chàng trai liền khéo chuyển lại cách xưng hô một cách tế nhị: Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Cô ấy? Lại cô nào nữa ngoài người đang đốidiện với anh. Tuy nhiên người đối thoại với anh cũng có thể hiểu là một cô nào khác. Anh chàng vẫn dùng lôi xưng hô lấp lửng “cô ấy” thay vì một tiếng “em” thân mật vội vàng có thể làm cho cô gái thẹn thùng bỏ đi thì việc tỏ tình sẽ thất bại. Danh xưng “cô ấy” đã chuyển bài ca sang hướng mới.

Khâu rồi anh lại trả công,

Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho.

Giúp em một thúng xôi vò,

Một con lợn béo, một vò rượu tăm

Giúp em đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo.

Giúp em quan tâm tiền cheo,

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

“Cô ấy”không còn là cô gái được áo để chàng xin mà đã trở thành người thiếu nữ khâu giúp áo cho chàng. Trả lại áo chỉ là ơn nhưng khâu giúp áo mới là tình. Mà đã là tình yêu chân thật tất phải đi đến hôn nhân, vì vậy chàng nói ngay đến chuyện đồ sính lễ để diễn tả với cô gái một lễ cưới chu tất với những đồ sính lễ hậu hĩnh. Cô gái nào nghe vậy lại không xao xuyến hãnh diện, lòng đầy mĩ cảm. Đến đây, từ “cô ấy” đã nhẹ nhàng chuyển sang từ “em” thân mật nồng nàn:

Giúp cho đôi chiếu em nằm

Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo.

Trong câu “đến khi lấy chồng” chàng trai vẫn lấp lửng không nói lấy ai, nhưng cô gái thông minh suy nghĩ chỉ nhận khâu giúp một đường tà sút chỉ mà lại được trả công hậu hĩnh bằng cả đồ sính lễ. Với linh cảm nhạy bén cô gái nhận ra cái anh chàng này thành thật muôn kết duyên vợ chồng cùng mình.

Bài “Tát nước đầu đình” đã diễn tả cuộc giao duyên hồn nhiên chân thành nơi thôn dã, qua những lời lấp lửng tài hoa duyên dáng của những người sống nơi đồng nội. Tứ thơ lại đặc sắc tài tình với các mạch thơ đầy uyển chuyển bất ngờ. Bài “Tát nước đầu đình” tuy là một câu chuyện được tạo dựng nhưng vẫn đầy đủ dí dỏm ý vị và hấp dẫn.

Bình giảng bài ca dao Tát nước đầu đình.

Bài làm

Tát nước đầu đìnhcòn được nhiều người gọi là Bài ca xin áo. Đây là bài ca tỏ tình, là tiếng hát giao duyên của anh trai cày sau lũy tre xanh thuở nào. Trai gái làng quê xưa đã tình tự, đã giao duyên, đã hát ghẹo nhau nơi sân đình, nơi gốc đa., để rồi “chín nhớ mười thương”, đế rồi “Yêu nhau cởi áo cho nhau – Về nhà dốimẹ, qua cầu gió bay”. Có ngàn vạn mối tình thì cũng có ngàn vạn cách tỏ tình “dịu ngọt”:

Gặp đây Mận mới hỏi Đào,

Vườn Hồng đã có ai vào hay chưa?

Đôi ta được gặp nhau đây,

Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng.

Tình yêu làm cho trái tim biết hát, làm cho “con mắt có đuôi”, để rồi cùng “xe chỉ luồn kim”. Anh trai cày trong bài ca dao Tát nước đầu đìnhđã từ chuyện “hôm qua” mà nói chuyện “hôm nay” và chuyện trăm năm “sau này”. Chuyện hôm qua là chuyện anh mải miết làm ăn mà đãng trí nên mới để…, thật chàng đáng trách mà lại rất dễ thương:

Hôm qua tát nước đầu đình,

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xin…

Cái cớ mà chàng trai cày bịa ra thật đậm đà, đáng yêu. Cô thôn nữ mà anh gặp “xin áo”hôm nay chính là người từng “để thương, đế nhớ, để u” cho anh đã bao lâu rồi. Anh lấy cớ “mất áo” đế bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là một cách duyên cho đậm đà, cho tình tứ. Cô thôn nữ xinh giòn ấy đã bị buộc vào một cảnh ngộ “khó xử”:

Em được thì cho anh xin,

Haylà em để làm tin trong nhà.

Đã từ lâu lắm rồi, từ những ngày xửa ngày xưa, cái áo từng được trai gái yêu nhau dùng “để làm tin trong nhà”, một chút kỉ vật của mối tình đầu đẹp:

Anh về để áo lại đây,

Đêm khuya em đắp, gió tây lạnh lùng.

hoặc:

Áo xông hương của chàng vắt mắc,

Đêm em nằm em đắp lấy hơi.

Chiếc áo đã trở thành “cái cầu” thương nhớ, giao duyên. Thật là hồn nhiên, tự nhiên: quên áo sau khi tát nước, chuyện mới xảy ra hôm qua ở đầu đình. Cô thôn nữ chắc là đã “Lặng nghe lời nói như ru – Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng” (Truyện Kiều). “Em được thì… hay em để…”, nhẹ nhàng thế thôi, dịu ngọt thế thôi, em bỏ đi sao đành? ơ cái tuổi hoa, tuổinụ, cô thôn nữ sao mà chẳng “xôn xao” trong lòng trước ánh mắt, tấm lòng đầy tin cậy của chàng trai? “Em” làm sao nỡ bỏ đi khi nghe “anh” thổ lộ gia cảnh: áo anh không rách, nó chỉ “sứt chỉ đường tà”, nhưng “áo anh sứt chỉ đã lâu”, bởi lẽ “vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu”.

Không phải thổlộ để cầu xin một chút thương hại. Anh đã gợi lên trong lòng thiếu nữ một tình thương. Cô xúc động khi nghe anh nồi. Anh đang cần một người như cô để săn sóc mẹ già, cần một người đẹp đôi như “em” để xây dựng một tổ ấm gia đình. Chàng trai đã đến với thiếu nữ bằng tất cả tấm lòng tin yêu chân thành, chân thật, với tất cả nỗi lòng khao khát tình yêu hạnh phúc gia đình. Anh là một con người siêng năng chịu khó. Anh là một đứa con hiếu thảo. Anh là một trai tơ “vợ anh chưa có”. Tiếng nói của anh, gia cảnh của anh “đánh thức” trong lòng thiếu nữ biết bao tình yêu thương “trong buổi mới lạ lùng” ấy. Và cô hiểu rằng, anh không thể thiếu cô trong cuộc đời và cô phải đến với anh bằng tất cả tấm lòng yêu thương.

Cái áo “sứt chỉ đường tà” đã đi trọn “một vòng đời” khi anh nhẹ nhàng, nửa kín nửa hở nói: “Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng”. “Cô ấy” là cô nào, một cách nói bóng gió dễ nghe. Chữ “cùng” là cách nói “buông”, nghĩa là cùng ăn, cùng ở, cùng nên vợ nên chồng. Anh đang chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh còn mẹ già: “mẹ già bằng ba lần cửa”, “Mẹ già như chuối ba hương – Như xôi nếp mật, như đường mía lau”. Từ chỗ gọi bằng “em” khi xin áo, chàng trai cày đã chuyển sang nói bóng gió: “cô ấy” khi mượn khâu áo “sứt chỉ đường tà”:

Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Khâu rồi anh sẽ trả công,

Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho.

Anh là một con người chu tất, trọn vẹn trong ứng xử. Anh sống nhân hậu, tình nghĩa thuỷ chung. Chàng trai nói về chuyện “trả công”, nói về chuyện “giúp cho”. Rất hậu hĩnh. Chỉ khâu cái áo sứt chỉ đường tà mà anh sẽ “giúp cho”: “một thúng xôi vò”, “một con lợn béo”, “một vò rượu tăm”. Cùng với lời nói, đến đây khóe mắt, đuôi mày, nụ cười, mái tóc… như đều biết thổ lộ tâm tình, đều cùng tham dự vào cuộc tỏ tình, giao duyên. Mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm tình mở rộng dần ra. Từ “một” đã thành “đôi” tự bao giờ rồi”:

Giúp cho đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi tràm em đeo.

Bài ca dao – bức thông điệp cầu hôn — đã thấm sâu vào tâm hồn thiếu nữ khi bên tai nàng một tiếng nói chân tình ngân lên:

Giúp cho quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

Trả công khâu áo băng một lễ cưới to tát, sang trọng, có cheo cưới đàng hoàng. Anh đã nói rất dễ thương một điều “rất khó nói” xưa nay. Anh trai cày đã đến với thiếu nữ bằng một nỗi ước mong chân thành. Các điệp ngữ: “giúp cho… giúp cho… giúp cho…” tạo nên một ngữ điệu nồng nàn, ý vị, thiết tha, biểu lộ một ước mơ tốt đẹp nên vợ nên chồng mà anh trai cày đang hướng tới.

Con chim khoe giọng hót – Hoa thì khoe sắc khoe hương. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài chạm trổ… “một đèn anh để đợi chờ nàng đây”. Còn anh trai cày lại mượn chuyện bỏ quên cái áo “sứt chỉ đường tà”… Trai gái làng quê xưa đã tỏ tình, đã giao duyên… đậm đà như vậy. Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm ấm hạnh phúc “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa”… là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. “Bài ca xin áo” đâu chỉ là chuyện “Tơ tằm đã vấn thì vương – Đã trót dan díu thì thương nhau cùng”, mà còn cho thấy: cheo cưới là thuần phong mĩ tục, là nét đẹp của bản sắc văn hóa dân tộc. Chân thành, tế nhị… trong tỏ tình, ước mong nên vợ nên chồng của anh trai cày trong bài ca dao Tát nước đầu đình thật đáng yêu, đáng trân trọng.

Cảm nhận về bài ca dao Thằng Bờm.

Bài làm

Tiếng cười trong văn học dân gian vô cùng phong phú và đa dạng. Có nụ cười mỉm, có tiếng cười hả hê. Có tiếng cười giễu cợt, châm biếm sâu cay. Có tiếng cười đả kích sắc nhọn… Thật là đủ cung bậc, biểu lộ mọi thái độ ứng xử của nhân dân lao động trong cuộc đời. Tiếng cười là vũ khí chiến đấu tinh thần của những con người bị áp bức, nó tựa như làn roi quất vào mặt bọn thống trị xấu xa, đồi bại nhưng lúc nào cũng lên mặt đạo đức giả. Tiếng cười không chỉ để mua vui, xua tan mọi ngột ngạt mà còn biểu thị một thái độ, một tâm thế của người lao động. Cho nên nó giàu chất trí tuệ, có giá trị vạch trần và tốcáo hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội cũ.

Ngoài truyện tiếu lâm, truyện cười, văn học dân gian còn có nhiều bài ca dao trào phúng, hóm hỉnh, sâu sắc, thú vị. Bài Thằng Bờm là một ví dụ tiêu biểu. Nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã xếp bài ca dao Thằng Bờm vào loại ca dao trào phúng chống phong kiến mang ý nghĩa như một truyện ngụ ngôn độc đáo:

Thằng Bờm có cái quạt mo,

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu.

Bờm rằng Bờm chẳng lấy trâu

Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.

Bờm ràng Bờm chẳng lấy mè

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.

Bờm rằng Bờm chẳng lấy lim

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.

Bờm rằng Bờm chẳng lấy mồi

Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.

Cấu trúc của bài ca dao như một chuyện vui, dựng lại cuộc đối thoại, đổi chác đầy tính giễu cợt. Một bên là Phú ông, một bên là thằng Bờm. Phú ông là bọn nhà giàu nứt đố đổ vách trong nông thôn ngày xưa. Thằng Bờm thuộc tầng lớp khô" rách áo ôm trong xã hội cũ. Trong ý niệm của người đời thì thằng Bờm không phải là loại người thông minh, sắc sảo, mà có chút gì đó hơi “ngớ ngẩn”. Vì thế câu chuyện được kể lại trong bài ca dao mang tính kịch một cách hóm hỉnh, hấp dẫn.

Câu đầu giới thiệu thằng Bờm có cái quạt mo. Tám câu tiếp theo kể lại chuyện đổi chác giữa Phú ông và thằng Bờm. Câu cuối: cuộc đổi chác đã ngã giá – Bờm cười!

Cái quạt mo thật không đáng giá một đồng kẽm, nó chỉ là chiếc quạt làm bằng mo cau, của người nghèo. Thế nhưng tại sao phú ông lại tha thiết đến thế? Tuổi ấu thơ, lần đầu tiếp cận với bài ca dao này, nhiều em bé cứ ngỡ là chiếc quạt mo của thằng Bờm là một báu vật, có nhiều phép lạ tựa như chiếc chìa khóa bằng vàng trong truyện cổ. Thế nhưng đâu phải, chiếc quạt mo vẫn chỉ là quạt mo mà thôi. Càng đọc, đi sâu tìm hiểu ta càng thấy thú vị.

Cuộc đổi chác kéo dài. Phú ông năm lần đem những tài sản quý giá nhất của tên nhà giàu để gạ đổi. Có điều vật đổi cứ bị giảm giá dần dần. Bọn nhà giàu nông thôn ngày xưa vốn keo bẩn và hách dịch. Phú ông cũng vậy thôi. Thế nhưng thái độ của hắn lại tỏ ra rất nhún nhường, trước sau vẫn cứ nài nỉ “xin đổi… xin đổi…”. Nghệ thuật liệt kê tiệm thoái được sử dụng tạo nên tình huống và tính kịch của cuộc đổi chác, đồng thời kín đáo hé mở tâm địa của Phú ông:

Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu…,

Phú ông xin đổi ao sâu, cá mè…,

Phú ông xin đổi một bè gỗ lim…,

Phú ông xin đổi con chim đồi mồi…,

Phú ông xin đổi nắm xôi…

Thông thường trong mua bán đổi chác bao giờ cũng “thuận mua, vừa bán”. Nếu bên bán chưa đồng ý với giá mua, thì người mua cứ trả giá tăng dần lên cho đến lúc ngã giá. Nhưng ở đây, Phú ông cứ giảm giá dần, giọng nói thì vẫn tha thiết, ngọt ngào “xin đổi”, ngược lại giá trị vật đổi từ “ba bò chín trâu” sau năm lần “xin đổi” chỉ còn lại “nắm xôi” bé nhỏ! Thái độ của Bờm cũng rất lạ! “Ba bò chín trâu”, Bờm chẳng lấy! Ao sâu cá mè, một bè gỗ lim, con chim đồi mồi – Bờm cũng chẳng lấy! Thế rồi Bờm cười khi

được Phú ông xin đổi nắm xôi… Phải chăng Bờm ngớ ngẩn, dại khờ trong cuộc đổi chác?

Bài ca dao Thằng Bờm ẩn chứa một nụ cười hóm hỉnh, một thái độ ứng xử sắc sảo của người dân cày Việt Nam. Trong cuộc đổi chác này, Phú ông hiện nguyên hình là một kẻ xấu xa, đê tiện. Rất tham lam, thấy người nghèo có thứ gì cũng tìm đủ mọi mánh lới mua chuộc, dụ dỗ, bòn rút. Oái quạt mo của thằng Bờm có giá trị gì mấy, thế mà hắn vẫn cứ khẩn khoản “xin đổi”! Không chỉ có thế, Phú ông cứ ngỡ rằng thằng Bờm ngớ ngẩn nên đem của ra “dứ”. Thái độ hợm hĩnh, khoe giàu, khoe của, nhạo báng người nghèo của Phú ông đã bị thằng Bờm chơi cho một vố. “Bờm cười” đâu phải Bờm đã đồng ý, cuộc mua bán ngã giá? “Bờm cười” đâu phải là người nghèo tham ăn, lấy miếng ăn làm đầu, coi miếng ăn bằng trời “dĩ thực vi thiên”? Bờm “ngố” nên đã coi nắm xôi to tát hơn, giá trị hơn “ba bò chín trâu… ao sâu cá mè…”? Bờm cứ nhẩn nha, đủng đỉnh “Bờm rằng… chẳng lấy”. Bờm đã “giăng bẫy”, Bờm chỉ lắc dầu “chẳng lấy” bởi vì Bờm đã hiểu rõ tâm địa của Phú ông – tên nhà giàu tham lam định giở trò lòe Bờm, nhạo Bờm! Lúc đầu, người đọc, cứ tưởng Phú ông đã lừa được Bờm, nhưng ai ngờ hắn đã bị giễu cợt lại. Thật chẳng khác nào “kẻ cắp bà già gặp nhau” hoặc “vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn” như dân gian đã nói.

Bài ca dao Thằng Bờm còn đề cao triết lí sống của người nông dân: sống thiết thực, có đầu óc thực tế. Họ cũng như thằng Bờm không bị lóa mắt trước núi của, trái lại họ tỉnh táo biết cái quạt mo không thể nào đổi được “ba bò chín trâu… con chim đồi mồi”. Nó chỉ đáng giá nắm xôi mà thôi! Bờm cười là vì thế! Trong mua bán, đổi chác phải ngang giá.

Cái hay, cái độc đáo của bài Thằng Bờm là ở tình huống bất ngờ. Người chiến thắng trong cuộc đọ trí không phải là người giàu, kẻ hợm của. Trái lại, người chiến thắng là anh cu Bờm vừa nghèo, vừa “ngô"”. Phú ông đã bị Bờm giáng cho một đòn sâu cay. Tâm địa đen tốibản chất xấu xa của Phú ông đã bị lật tẩy. Thằng Bờm tiêu biểu cho đầu óc thực tế, lối sống thiết thực, khôn ngoan, cách ứng xử kín đáo, thông minh, sắc sảo của nhân dân lao động.

Tóm lại, bài ca dao Thằng Bờm có giá trị nhân bản vì trước hết nó là tiếng cười dân gian, ca ngợi sự khôn ngoan, tỉnh táo của người lao động, đồng thời nó đã vạch trần bộ mặt xấu xa, hợm hĩnh của bọn nhà giàu ở nông thôn ngày xưa. Thằng Bờm là tiếng cười dân gian chống phong kiến sáng giá nhất.

Bài ca dao gồm có mười câu lục bát được viết dưới hình thức đối thoại. Có hai nhân vật, hai lớp người giàu, nghèo trong xã hội phong kiến. Nhà thơ dân gian đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ, phép liên hoàn và liệt kê tiệm thoái để làm nổi bật nghịch lí trong cuộc đời và tình huốnghấp dẫn trong câu chuyện. Ngôn ngữ thơ bình dị nhưng nội dung tư tưởng hàm chứa trong bài ca dao khá sâu sắc. Một cách ứng xử đẹp. Một triết lí sống lành mạnh, hồn nhiên. Tiếng cười trong bài ca dao Thằng Bờm là tiếng cười hài hước, vui vẻ. Nó vẫn rất cần cho cuộc sống, tựa như cơn gió mát thổi vào tâm hồn mỗi chúng ta. Nhân dân lao động đã kí thác bao tinh ý, ước mơ vào bài ca dao này. Tiếng ru của mẹ, của bà không thể thiếu tiếng võng kẽo kẹt, không thể vắng bóng bài ca Thằng Bờm. Kì diệu thay ca dao, dân ca Việt Nam.

Suy nghĩ về bài ca dao sau:

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khôn, tháng nạn,

Đi vay đi tạm được một quan tiền

Ra chợ Kẻ Diên mua được một con gà mái

Về nuôi hắn đẻ ra mười trứng.

Một trứng: ung

Hai trứng: ung

Ba trứng: ung

Bôn trứng: ung

Năm trứng: ung

Sáu trứng: ung

Bảy trứng: ung

Còn ba trứng nở ra ba con

Con: diều tha

Con: quạ bắt

Con: cắt xơi

Chớ phận khó ai ơi!

Xem thêm:  Giáo án Trình bày một vấn đề chi tiết nhất

Còn da: lông mọc, còn chổi: nẩy cây.

(Dân ca Bình – Trị – Thiên)

Gợi ý viết bài

1. Về văn bản

Bài ca dao này xuất phát từ vùng Trung Bộ, nơi có những bài ca dao có cùng một kiểu câu tứ (câu mở đầu giống nhau), thểhiện cùng một chủ đề (than thân). Vì thế, bài ca dao có thể có nhiều dị bản, hoặc những bài “gần nhau”. Ngoài văn bản trên (sách giáo khoa Văn học 10, tập I, NXB Giáo dục, tái bản lần thứ tư, 2004), ở sách giáo khoa thí điểm ngữ văn 10, tập I, Ban Khoa học Xã hội và Nhân văn (NXB Giáo dục, 2003) còn có hai bài sau:

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khôn, tháng nạn

Đi vay đi tạm được tám quan hai

Xuống dưới đi chợ mai

Mua một cái đó

Vác đó đi đơm.

Chạy vô ăn cơm

Chạy ra mất đó!

Kể từ ngày ai lấy đó, đó ơi

Răng (sao) đó không phân qua nói lại đôi lời cho ai hay?

Và:

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn

Đi vay đi tạm được một quan tiền

Ra chợ Kể Diên

Mua một vác tre

Về che cái quán

Ai thù ai oán

Đốt quán tôi đi

Tôi thương cái cột

Tôi nhớ cái kèo

Tôi thương cái đòn tay

Tôi nhớ cái cửa

Bạn bè nghèo gặp nhau.

2. Về cấu tứ

Bài ca dao có cách cấu tứ đặc biệt, từ việc kể lại một câu chuyện không may trong cuộc sống đốivới một người nghèo: vay tiền mua gà nhưng chẳng đem lại kết quả như mong muốn. Nhưng đây không phải là bài ca dao tự sự. Câu chuyện được kể rất rõ ràng, chi tiết, cặn kẽ chỉ là cái cớ để người nghèo giãi bày tâm sự của mình.

3. Về nghệ thuật

Cấu tứ chỉ là một phần trong hình thức nghệ thuật ở bài ca dao này. Như đã nói, bài ca dao nhằm giãi bày tâm trạng nên tất cả các yếu tốnghệ thuật khác đều góp phần bộc lộ tâm trạng, ý thức của nhân vật trữ tình, cũng là người kể chuyện:

– Thời gian: Bài ca dao bắt đầu từ việc đếm thời gian (tháng Giêng, tháng Hai…) nhưng cách đếm lại thể hiện về ý thức của một thời gian khổ nạn. Dù không kể đủ cả mười hai tháng (một năm), song qua cách kể, người nghe cảm nhận được tính chất kéo dài của sự khốn khó. Vả lại, đây không phải là thời gian vật lí, thời gian sinh học mà là thời gian của sự vấtvả, khôn cùng. Tháng không chỉ là sốngày của nó. Tháng còn là sự vất vả, rủi ro trong đó nữa. Do đó, sau tháng bốn lẽ ra phải là tháng năm thì anh chàng người nghèo đã buộc miệng than: tháng khốn, tháng nạn. Thì ra, tháng nào cũng thế cả, cũng đều rủi ro, khốn khó như nhau.

– Cách kể: Khi đếm bước đi của thời gian, tác giả sử dụng những đơn vị tính lớn (tháng), còn khi kể về trình tự của sự việc, lại dùng những đơnvị nhỏ. Vì sao vậy? Trước hết, sự việc ấy diễn ra trong thời gian dài (ít nhất là năm tháng), mua gà về nuôi chỉ là một việc thôi, còn cuộc sống túng quẫn kéo dài, hết tháng này sang tháng khác, cũng có thể hết năm này sang năm khác. Con gà, quả trứng quả là nhỏ thật, song, với một anh chàng nhà nghèo, nó như một gia tài, một cơ hội để thay đổi cuộc đời. Thế mà, trứng ung, gà mất. Đau khổ biết nhường nào. Cách đếm chi li, từng quả trứng một, từng chú gà mới nở kia vừa nói lên giá trị của nó đối với người nông dân, càng cho thấy sự hẩm hiu, đau đớn của người nghèo khi bị mất của. Vì thế, sự trùng điệp (trùng điệp từ, trùng điệp kết cấu) ở đây mang tính nghệ thuật. Nó kéo dài nỗi thất vọng, bực tức của con người khốn khổ kia.

4. Lời kết

Từ lúc được một quan tiền mua con gà mái về nuôi, sau bao ngày chờ đợi, cuối cùng mất cả chì lẫn chài, lẽ ra bài ca dao kết thúc ở chỗ vẻ mặt thất vọng, bực tức của người nghèo khó kia, nhưng thật bất ngờ ca dao cất lên:

Chớ than phận khó ai ơi!

Còn da: lông mọc, còn chồi: nẩy cây.

Lời ca an ủi này rất có thể không phải của con người khôn khổ đó. Nó được một người khác thêm vào để an ủi, bảo ban con người bất hạnh ấy: thôi, đừng than vãn nữa, “Còn da: lông mọc, còn chồi: nẩy cây”. Hư bảy quả trứng, mất ba con gà, khổ đấy, nhưng anh vẫn còn sức lực, vẫn còn đôi tay của mình, nhất định sẽ khác. Lời an ủi ấy rất có thể của một người bạn hàng xóm, cũng nghèo khó, nhưng đồng cảm, an ủi bạn cũng là một cách an ủi mình. Trường hợp thứ hai là lời an ủi kia là của chính anh chàng nọ. Anh ta than phận khó như thế là đủ rồi. Anh sẽ quyết tâm làm lại. Thua keo này, bày keo khác. Một lời tự thương, có chút gì chua xót, song lại thể hiện tinh thần lạc quan của người lao động. Nhờ tinh thần lạc quan ấy, con người vững tin, đi tiếp trên con đường gian truân, đầy rủi ro của cuộc đời!

Phân tích một sốbài ca dao hay về tình yêu nam nữ và giao duyên trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam có những bài ca dao trữ tình rất hay thuộc chủ đề tình yêu nam nữ, hôn nhân hay gia đình. Những vần ca dao này được truyền tụng trong dân gian đời này qua đời khác với nhiều mến chuộng.

Thời gian qua mau, hàng năm mọi người đều cảm thấy mình tăng thêm tuổi đời. Trai trưởng thành phải lo lấy vợ, gái thành niên phải nghĩ đến việc lấy chồng. Nhưng lấy ai và ai lấy vẫn là một vấn đề. Tuy rằng ngày xưa những hội hè đình đám không thiếu cơ hội cho những cuộc gặp gỡ trai gái vìcái khó vào thời đó là làm thế nào để tỏ tình, phải ăn nói làm sao để có thểphóng cho người mình mến chuộng cái tín hiệu giao duyên khởi đầu.

Tuy rằng trong thi ca cũng đôi lần có diễn tả:

Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa:

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

hoặc:

Đêm qua mận mới hỏi đào

Vườn xuân đã có ai vào hái hoa?

hay là:

Cô kia cắt cỏ một mình

Cho anh cắt với chung tình làm đôi

Cô còn cắt nữa hay thôi

Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng.

Ngoài ra, còn có những câu ca dao rất hay, tuy mộc mạc nhưng vẫn đầy vẻ trữ tình bóng bẩy:

Đường xa thì thật là xa,

Mượn mình làm mối cho ta một người.

Một người mười tám đôi mươi,

Một người vừa đẹp vừa tươi… như mình.

Cái anh chàng này thật là dí dỏm. Khởi đầu còn dè dặt ấp úng mượn cớ đường xa và làm mối để sau đó vào ngay việc chính nói rõ ngay ước muốn của mình là có được một người yêu cỡ mười tám đôi mươi, vừa trẻ vừa tươi đẹp như cô gái mà chàng ta đang nói chuyện. Tuy không có vẻ tỏ tình nhưng thật sự chàng ta đã tỏ tình. Cô gái tất nhiên phải hiểu là chàng thật sự muốn tỏ tình với mình nhưng ngại ngùng nên nói vòng vo vì ngại gặp những lời cự nự nếu chẳng may bị từ chối. Trong mọi cuộc tỏ tình như đã nói ở trên đây, cái khó khăn nhất là lời nói đầu tiên. Khó lắm chàng mới được dịp trực tiếp gặp nàng. Với những dịp như thế, chàng phải tìm ngay ra một cớ nào đó để mở lời đầu tiên này. Trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”, tình yêu chân thật đã giúp chàng trai tìm ra một cớ, đó là xin lại chiếc áo bỏ quên. Nhờ cái áo mà chàng trai nói được lời khó khăn đầu tiên ấy.

Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.

Em được thì cho anh xỉn.

Hay là em để làm tin trong nhà.

Áo anh sứt chỉ đường tà,

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.

Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Khâu rồi anh lại trả công,

Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho.

Giúp em một thúng xôi vò,

Một con lợn béo, một vò rượu tăm

Giúp em đôi chiếu em nằm,

Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo.

Giúp em quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

Bài “Tát nước đầu đình” đã diễn tả cuộc giao duyên hồn nhiên chân thành nơi thôn dã, qua những lời lấp lửng tài hoa duyên dáng của những người sông nơi đồng nội. Tứ thơ lại đặc sắc tài tình với các mạch thơ đầy uyển chuyển bất ngờ. Bài “Tát nước đầu đình” tuy là một câu chuyện được tạo dựng nhưng vẫn đầy đủ dí dỏm ý vị và hấp dẫn.

Nhưng những cuộc giao duyên không phải khi nào cũng có kết cuộc tốt đẹp cả. Trong kho tàng văn học dân gian còn lắm ca dao trữ tình diễn tả tình yêu nam nữ mà trong đó những thương mến, nhớ nhung, than thở, oán trách đều tràn đầy thiết tha say đắm:

Anh đến tìm hoa, thì hoa đã nở,

Anh đến bến đò, thì đò đã sang sông.

Cô gái này đã mượn lời ca dao trên đây để biện minh việc nàng phải lấy chồng, không thể chờ đợi vì chàng trai quá chậm trễ.

Anh đến tìm hoa nhưng hoa đến ngày thì hoa phải nở. Anh đến bến đò nhưng đò đầy thì phải sang sông. Duyên em đến thì em phải lấy chồng! Biết anh khi nào đến mà đợi! Anh không thể chê trách nàng được. Nàng cũng không có gì phải nuôi tiếc ân hận!

Bài Trèo lên cây bưởi hái hoa là lời thổ lộ về mối tình tan vỡ, chuyện không thành:

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,

Emđilấy chồng anh tiếc lắm thay!

Ngày trước từng có yêu thầm, nhớ trộm chàng trai, nàng ngỏ lời tráchmóc:

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh không hỏi những ngày còn không?

Một mớ trầu cay chỉ đáng giá ba đồng, vả lại gia đình em đâu có đòi hỏi gì cho cam. Chỉ tại anh hay gia đình anh không đến hỏi, nên bây giờ em mới phải lâm vào cảnh đau khổ hiện tại.

Lời nói của nàng tuy nhẹ nhàng nhưng buồn thấm thìa, chứa đựng bao tiếc nuối ngậm ngùi:

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá cắn câu.

Để rồi như phẫn uất vì tình cảm dồn nén mấy lâu, nàng thổn thức nói những lời như trách móc:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Hình ảnh “cá cắn câu” và “chim vào lồng” như diễn tả kiếp đọa đày hiện tại của cô gái, dầu nay không có hạnh phúc cũng phải chung thủy với người chồng hiện tại. Lời than thảm thiết của cô gái khiến ai nghe được không khỏi bàng hoàng xao xuyến.

Một câu ca dao khác diễn tả tâm sự một chàng trai nọ rời làng xóm mình ra đi để tạo điều kiện thực hiện mộng ước lứa đôi với người anh hằng ấp ủ thương yêu. Nhưng lúc anh thành đạt trở về làng cũ thì cảnh cũng như người đều đã đổi thay:

Ngày đi lúa chửa chia vè,

Ngày về lúa đã đỏ hoe đầy đồng.

Ngày đi em chửa có chồng,

Ngày về em đã tay bồng tay mang.

Thật là phũ phàng khi gặp lại nàng, nàng chẳng những đã có chồng mà đã trở thành một thiếu phụ hai con với nhan sắc tàn phai tiều tụy, khiến nỗi buồn thất vọng của chàng trai càng não nề khôn tả, và người thiếu phụ cũng không khỏi chạnh lòng than thở:

Tay lau nước mắt ướt nhèm,

Tại anh chậm bước nên em… có chồng.

Những bài ca dao trên đây nói về những cuộc giao duyên, dầu có được thể hiện dưới nhiều tình huống tâm trạng có khác nhau đi nữa, nhưng cũng đều tuyệt vời diễn tả nỗi khát vọng tình yêu lứa đối với những lời tỏ tình có khi xa xôi bóng bẩy, lấp lửng, có khi mộc mạc bộc trực hoặc những thở than oán trách. Đó chính là cái hay, cái đẹp trong ca dao về tình yêu nam nữ và giao duyên trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.

Bình giảng bài ca dao sau:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long.

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cây vun trồng tốt tươi.

Vụ năm cho đến vụ mười,

Trong làng kẻ gái người trai đua nghề.

Trời ra: gắng; trời lặn: về,

Ngày ngày, tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên…

Bài làm

Ca dao dân ca nói nhiều đến quê hương đất nước. Hình ảnh làng quê thân thuộc hiện lên thấp thoáng, hữu tình qua những vần thơ dân dã, mộc mạc đáng yêu. Con người Việt Nam, người dân cày cần cù lao động, tự hào và yêu tha thiết làng quê yêu dấu. Suốt một đời người gắn bó với quê hương, họ đã nghĩ và nói về nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng những vần thơ đẹp nhất:

Làng ta phong cảnh hữu tình,

Dân cư giang khúc như hình con long.

Trời ra: gắng; trời lặn: về,

Ngày ngày, tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên…

Mở đầu bài ca dao, hai tiếng “làng ta” cất lên sao nghe tha thiết, bồi hồi thế. Phong cảnh “làng ta” hữu tình nên thơ và đáng yêu lắm! Vì đó là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, nơi mà tâm hồn ta gắn liền với mái nhà yên ấm của mẹ cha, được sống trong tình yêu thương của ông bà, cha mẹ, anh chị em… Làng ta có giếng nước, gốc đa, sân đình, mái trường, con đường đi học và tình bạn tuổi thơ. Niềm vui, nỗi buồn, tình thương, nỗi nhớ, cuộc sống và ước mơ… của mỗi chúng ta gắn bó với “làng ta”,… “Phong cảnh hữu tình” vì làng ta có dòng sông nước chảy êm đềm, đẹp tựa con rồng đang uốn lượn. Một hình ảnh tuyệt đẹp được sáng tạo bằng biện pháp tu từ so sánh:

Dân cư giang khúc như hình con long.

Có yêu quê hương tha thiết thì mới cảm nhận “làng ta” đẹp và hữu tình như thế! Lũy tre, mái nhà vườn tược, cây trái, ruộng đồng… được dòng sông như con rồng chở che, ôm ấp. Chính trên dòng sông thơ ấu ấy, con đò nhỏ đêm trăng, cánh buồm nâu chở nắng xuôi ngược, làn nước trong xanh và con cá bạc… đã mang nặng hồn ta. Chính đôi bờ dòng sông thân thuộc như hình con long ấy bát ngát màu xanh của lúa ngô khoai, ngào ngạt hoa chanh hoa bưởi, thấp thoáng mái rạ và ngọn khói lam chiều, lao xao tiếng gà gáy, con trâu hiền lành và tiếng sáo diều vi vu… đã để thương để nhớ trong lòng ta, "… Đời đang vui đồng quê yêu dấu, bóng cau với khoang thuyền một dòng sông…” (Văn Cao) – Tiếng hát “Làng tôi” vẫn ngân nga mãi trong lòng ta. Hai câu tiếp theo nói lên ước mơ nghìn đời của người dân “làng ta”, của người nông dân Việt Nam:

Nhờ trời hạ kế sang đông,

Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi.

Họ cầu mong mưa thuận gió hòa, “chân cứng đá mềm” để “cày cấy vun trồng”, lúa khoai “tốt tươi”, làm nên những mùa màng bội thu, no ấm. Họ “nhờ trời” với tất cả niềm tin và hi vọng. Lời cầu mong ấy cho thấy tâmhồn người dân quê rất hồn hậu, chất phác. Nhiều câu ca dao có hai tiếng “nhờ trời”, bởi lẽ công việc mùa màng phụ thuộc vào thời tiết:

Nhờ trời mưa thuận gió hòa,

Nào cày, nào cấy trẻ già đua nhau…

Nhờ trời… mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc giàu có:

Tháng năm gặt hái đã xong,

Nhờ trời một mẫu năm nong thóc đầy,

Năm nong đầy, em xay em giã,

Trấu ủ phân cám bã nuôi heo,

Sang năm lúa tốt tiền nhiều…

Bốn câu cuối giới thiệu về con người và cuộc sống lao động nơi thôn dã của quêta.Chiêm, mùa nôi vụ, cày bừa cấy hái quanh năm:

Vụ năm cho đến vụ mười,

Trong làng kẻ gái người trai đua nghề….

Câu thơ đăng đối, cân xứng hài hòa: Vụ năm – vụ mười, kẻ gái – người trai, trời ra – trời lặn, gắng – về. Nhịp sống lao động theo nông lịch đã đi vào nề nếp từ bao đời nay. Các động từ: “đua, gắng, về” – diễn tả những phẩm chất tốt đẹp như như tinh thần chịu khó, cần cù, đức tính hay lam hay làm, lạc quan… của bà con nông dân “làng ta”. Lao động là niềm vui sáng tạo của họ:

Trời ra: gắng; trời lặn: về,

Ngày ngày, tháng tháng nghiệp nghề truân chuyên…

“Truân chuyên” nghĩa là vất vả, khó nhọc. Chữ “ngày” và “tháng” được lặp lại hai lần “ngày ngày, tháng tháng”, đó là một lối nói của người dân quê lấy thời gian để ca ngợi đức tính bền bỉ dẻo dai, cần mẫn của họ. Chính người dân cày Việt Nam đã đem mồ hôi tưới xuống luống cày mới làm ra lúa gạo, những bát cơm dẻo thơm nuôi sống xã hội và làm cho làng ta ngày thêm trù phú.

“Kẻ gái người trai đua nghề”, lo làm ăn vì một cuộc sống ấm no hạnh phúc. Hình ảnh ấy làm ta liên tưởng đến những bức tranh sinh hoạt của đồng quê:

Bao giờ cho đến tháng hai,

Con gái làm cỏ, con trai be bờ…

hoặc: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.

Hình ảnh làng ta với con sông xanh mang vẻ đẹp bình dị đáng yêu. Con người làng ta chất phác và cần mẫn được nói đến trong bài ca dao tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam. Có thể nói đây là một trong những bài ca dao mộc mạc, trong sáng nói về làng quê Việt Nam. Yêu màu xanh của bờ tre ruộng lúa, tự hào về người dân cày, ta yêu thêm đất nước và con người Việt Nam.

Cảm nhận về bài ca dao sau:

Trâu ơi, ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Bài làm

Ca dao, dân ca Việt Nam vô cùng phong phú, đẹp đẽ.Nó là điệu tâm hồn của người dân quê Việt Nam. Từ bao đời nay, ca dao dân ca cùng với dòng sữa ngọt ngào của mẹ thấm sâu vào lòng tuổi thơ. Bài hát của bà, lời ru của mẹ theo nhịp võng kẽo kà kẽo kẹt qua năm tháng thời gian, dào dạt nỗi thương nhớ vơi đầy trong tâm hồn chúng ta. Con cò, con bông, hoa bưởi, hoa sen, con trâu, con gà, bờ tre, mái rạ với ruộng lúa, nương dâu… hiện lên thấp thoáng sau nhiều bài ca dao, dân ca. Nhà nông quê ta vốn hiền lành, chất phác đáng yêu như lời bài hát của họ:

Trâu ơi, ta bảo trâu này,

Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Đây là lời an ủi, vỗ về của người nông dân với tất cả tấm lòng yêu thương, quý mến và biết ơn sâu sắc đốivới con trâu của gia đình mình.

Mở đầu bài ca dao là tiếng gọi trâu trìu mến. Hai tiếng cảm thán “trâu ơi” vang lên tha thiết ngọt ngào. Mối quan hệ giữa người với trâu là “bạn bè”, bình đẳng và cảm thông. Công việc đồng áng tuy vất vả nhưng vốn cần cù nên người nông dân không ngại phải chân lấm tay bùn mà còn phấn khởi làm ăn. Đã yêu lao động, yêu quý nghề nông, nên đối với công cụ sản xuất, đối với con trâu người nông dân cũng biểu lộ tất cả sự chăm sóc, yêu thương của họ. Con trâu là cánh tay đắc lực của nhà nông, đồng cam cộng khổvới nhau, tin cậy “trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”. Nêu thay chữ “với” bằng chữ “cho” (trâu cày cho ta) thì mối quan hệ chân tình sẽ bị phá vỡ, đâu còn nữa! Trâu với người cùng chung chịu gian truân, thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương:

Lao xao gà gáy rạng ngày Vai vác cái cày tay dắt con trâu…

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa…

Và những buổi cày đồng dưới ánh nắng chang chang, trâu với người “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”. “Trâu cày với ta” là tiếng nói động viên, vỗ về, tin cậy và yêu thương.

Cấy cày là công việc nhà nông, là “nghiệp nông gia”. Chữ “vốn” gợi lên sự lâu đời của một nền nông nghiệp. Dân ta vốn có nghề trồng lúa nước lâu đời. Con trâu đã được thuần dưỡng, trở thành vật nuôi trong gia đình, đứng đầu hàng lục súc. Con trâu là tài sản quý giá. Con trâu là đầu cơ nghiệp. Trâu đã giúp nhà nông cấy cày, làm nên những hạt gạo trắng thơm, những mùa vàng bát ngát. “Ta đây trâu đấy, ai mà quản công” vang lên xiết bao ân tình đã lưu truyền trên đồng xanh từ bao đời nay:

Cánh đồng ta năm đôi ba vụ,

Trâu với người vất vả quanh năm.

Vất vả quanh năm như thế, nhưng người với trâu chia ngọt sẻ bùi, luôn luôn bên nhau, “ta đây trâu đấy” nên chẳng bao giờ “ai mà quản công”. Người chăm sóc nuôi nấng trâu. Trâu giúp người cày bừa. Tình bạn, tình thương đã được hình thành qua mấy nghìn năm dằng dặc.

Hai câu cuối như một lời thề, rất chân thành cảm động, chứa chan tình nghĩa thuỷ chung:

Bao giờ cây lúa còn bông,

Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.

Ý thơ đăng đối: Lúa còn thì cócòn, người được hạnh phúc, ấm no thì trâu cũng được ấm no. Người và trâu cùng trường tồn bên nhau. Cấu trúc vần thơ “Bao giờ còn…thì còn…”, ý thơ được nhấn mạnh, lời thề nguyền trở nên sắt đá. Chân lí cuộc sống và chân lí nghệ thuật hòa quyện trong một lời thề nguyền đẹp.

Nói về bài ca dao này, nhà văn Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam đã viết: “Tình cảm của người nông dân Việt Nam đối với con trâu thật là thắm thiết (…). Lòng yêu quý công cụ, yêu thương loài vật thể hiện trong một chữ “ai”, bình đẳng và thông cảm…”.

Bài ca dao chứa chan tình nghĩa. Nó phản ánh tấm lòng đôn hậu, hiền lành và chất phác của người dân cày Việt Nam. Trên đồng ruộng quê ta đã mấy ngàn năm chưa bao giờ vắng bóng con trâu. Có thể một ngày mai tươi đẹp ca hát, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ được hiện đại hóa, cơ giới hóa, nhưng con trâu vẫn có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, trong tâm hồn nhân dân ta.

Bình giảng bài ca dao sau:

Hỡi cô tát nước bên đàng,

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Bài làm

Ca dao dân ca Việt Nam tràn ngập ánh trăng vàng. Có vầng trăng thề nguyền, ước hẹn; có vầng trăng thương nhớ, đợi chờ; có vầng trăng li biệt, man mác bâng khuâng:

Vầng trăng ai xẻ làm đôi,

Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi chàng?

Có vầng trăng chênh chếch ngọn tre làng. Có cảnh tát nước đêm trăng. Vầng trăng và thôn nữ sao mà đẹp và đáng yêu thế:

Hỡi cô tát nước bên đàng,

Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?

Biết bao lần chúng ta được nghe vần ca dao bát ngát ánh trăng ấy. Vần ca dao ngọt ngào và dào dạt ánh trăng đã tắm mát và tỏa sáng tâm hồn ta. Tâm hồn con người Việt Nam phong phú, tươi đẹp, đậm đà hương sắc hoa bưởi, hoa cà, hoa sen và tỏa sáng vầng trăng. Câu ca dao Hỡi cô tát nước bên đàng… đã làm đẹp thêm tâm hồn vốn rất yêu trăng của nhân dân ta.

Thơ cổ đã ghi lại những vị chơi trăng. Có tao nhân “đăng sơn vọng nguyệt”; có mặc khách “lên lầu thưởng trăng”; có trăng Tầm Dương trong tiếng Tì bà; có “thi tiên” uống rượu và nằm ngủ dưới trăng… Trăng, rượu, hoa là thú vui tao nhã ở đời. Trăng được nói đến trong bài ca dao này là trăng đồng quê, vầng trăng với thiếu nữ, là cảnh tát nước đêm trăng.

Một cặp thơ lục bát đậm đà gió nội hương đồng đã làm hiện lên trước mắt chúng ta cảnh vật đồng quê một đêm trăng tuyệt vời. Đó là vẻ đẹp của một cánh đồng quê bát ngát màu xanh và ngào ngạt hương lúa tràn ngập ánh trăng vàng. Đó là vẻ đẹp duyên dáng, khỏe đẹp của một thiếu nữ đang cần mẫn tát nước dưới trăng. Suối tóc, cánh tay, nét mặt và toàn thân cô gái như tắm ánh trăng vàng. Đó là vẻ đẹp của con kênh xanh xanh ngời ngời ánh trăng. Gầu nước vục xuống, mặt nước xao động, muôn ánh trăng vàng tan ra, lung linh huyền ảo. Cô thôn nữ tát nước một mình mà chẳng lẻ loi vì đã có vầng trăng làm bạn và còn có chàng trai làng từng thầm yêu trộm nhớ đang say mê ngắm “nàng tiên” tát nước dưới trăng. Cảnh vật và con người, lao động và tình yêu, dòng nước và con đường… đều tràn ngập ánh trăng. Câu ca dao mười bốn từ chỉ có một từ “trăng” mà người đọc thấy mát rượi ánh trăng. Nhà thơ dân gian đã sống nhiều với vầng trăng nơi thôn dã, đã yêu trăng với một tình yêu bao la, đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn trai gái làng quê, nên mới nói thật hay, thật đẹp cảnh thiếu nữ tát nước đêm trăng như vậy.

Một câu hỏi bâng quơ mà tinh nghịch “Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?” Chàng trai làng đa tình lấp ló dâu đây? Một câu hỏi ngạc nhiên, một lời trầm trồ khen ngợi, hay một lời tỏ tình tế nhị, kín đáo của chàng trai? Tất cả đều có thể. Chân lí cuộc đời và chân lí nghệ thuật vốn đa âm và phức điệu. Trong cảm nhận của nhiều người xưa và nay là đằng sau sự miêu tả cảnh tát nước đêm trăng còn là tiếng hát giao duyên chứa chan tình thương nỗi nhớ.

Cái hay cái đẹp của câu ca dao là tả ít mà gợi nhiều. Cảnh ngụ tình đầy thơ mộng. Chàng trai say mê ngắm thiếu nữ tát nước. Cảnh đẹp, người đẹp, đãlàm tôn lên chất thi vị, hữu tình. Dòng nước ngập ánh trăng. Mỗi một gầu nước múc lên, thiếu nữ đổ đi biết bao ánh trăng vàng. Trăng tan vào nước bạc như giọt mồ hôi thiếu nữ tắm mát đồng lúa nương dâu, dệt nên bao mộng đẹp. Vì yêu người nên chàng trai thêm yêu trăng. Cảnh tát nước đêm trăng hay là sự hò hẹn của những cô Tấm anh Điền trong làng quê? Một tình yêu trọng sáng, lành mạnh gắn liền với lao động có sự chứng kiến của vầng trăng.

Đèn tà thấp thoáng bóng trăng Ai đem người ngọc thung thăng chốn này?

Có cảm được vẻ đẹp nguyên sơ của vầng trăng ca dao dân ca thì mới có thể cảm được cái hay của vầng trăng trong cổ thi – trăng trong thơ Lí Bạch, trăng trong thơ Nguyễn Trãi, trăng trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, trăng thu trong thơ Nguyễn Khuyến và “trăng xưa, hạc củ với xuân này” trong thơ Bác Hồ kính yêu.

Hỡi cô tát nước bên đàng… vốn là hai câu thơ của Bàng Bá Lân đã được ca dao hóa hơn nửa thế kỉ nay. Vinh dự thay một hồn thơ đồng quê mặn mà đáng yêu.

Cảm nhận về bài ca dao sau:

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân,

Nụ tầm xuân nởra xanh biếc,

Em đã có chồng anh tiếc lắm thay!

Ba đồng một mớ trầu cau,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Bây giờ em đã có chồng Như chim vào lồng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Bài làm

Trèo lên cây bưởi hái hoa…là một bài ca dao độc đáo gồm mười câu song thất lục bát. Theo giai thoại văn học do giáo sư Vũ Ngọc Khánh sưu tầm, đây là lời đối đáp giữa chúa Trịnh Tráng và Đào Duy Từ trong thế kỉ XVII. Khi Đào Duy Từ đã trở thành bề tôi đắc lực của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, Trịnh Tráng gửi thư muốn lôi kéo Đào Duy Từ ra Đàng Ngoài, nhưng việc bất thành. Đó là giai thoại. Trên một ý nghĩa khác, bài Trèo lên cây bưởi hái hoa… được lưu truyền và cảm nhận là một bài ca dao tình yêu mang tính bi kịch “dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Duyên xưa dù lỡ hẹn nhưng vẫn “để thương, để nhớ, để sầu cho ai…”.

Năm tháng đã trôi qua, tuổi xuân trinh trắng đâu còn. Chuyện trăm năm không thể có được nữa rồi, nhưng chàng trai vẫn không nén nổi tình cảm, đành phải thốt lên than thở. Nuối tiếc bao nhiêu thì lại đau buồn bấy nhiêu. Hái hoa bưởi… rồi lại hái nụ tầm xuân, anh đã “trèo lên” rồi anh lại “bước xuống”, khác nào anh đã “cầm vàng mà lội qua sông…”.

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Mùa xuân đã qua rồi, hoa bưởi đã kết trái, thời con gái son trẻ đâu còn nữa, giờ đây “Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc”. Một cách nói, một ẩn dụ biểu lộ một ý tứ tế nhị, dịu dàng. Trước thực tế phũ phàng, chàng trai chỉ còn biết thở dài ngao ngán:

Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!

Anh tiếc lắm thay!Bởi lẽ “Vàng rơi chẳng tiếc, tiếc công cầm vàng”. Sao anh chẳng buồn chẳng tiếc?

Từ phen ra tới giang tân,

Sớm theo dặm tuyết, đêm lần ngàn mưa.

Tiếc công chứa nước đan lờ,

Để cho con cá vượt bờ nó đi…

Em xinh em giòn như nụ tầm xuân, em trinh trắng như hoa bưởi, bởi thế trước nông nỗi này “Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!”. Đó là lời than, là nỗi đau muôn đời, nỗi hận khôn nguôi. Tâm trạng ấy của anh trai cày cũng là tâm trạng của chàng Trương Chi ngày xửa ngày xưa:

Kiếp này đã dở dang nhau,

Thì xin kiếp khác duyên sau lại thành…

Sáu câu ca tiếp theo là lời phân trần của cô gái. Cô trách “cố nhân” ngập ngừng, chậm trễ. Em đã trải qua chín đợi mười chờ: “Chờ chàng xuân mãn hè qua – Bông lan đã nở, sao mà vắng tin!”

Ba đồng một mớ trầu cay,

Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?

Còn có dị bản: Vẻ chi một mớ trầu cay, đọc lên nghe ý vị hơn. Chuyện trăm năm đành dang dở. Hai tiếng hỏi “Sao anh” vừa trách móc vừa an ủi. Tình yêu phải đi đến hôn nhân. Phải dạm trầu bỏ ngõ. “Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”. “Ngày còn không” là ngày còn con gái, còn ở với mẹ cha. Tục ngữ có câu: Gái có chồng như gông đeo cổ – Trai có vợ như lỗ tiền chôn. Gái về nhà chồng đâu còn tự do nữa. Lễ giáo và đạo đức (tam tòng, tứ đức), anh có hiểu cho chăng?

Bây giờ em đã có chồng,

Như chim vào lồng như cá cắn câu.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,

Chim vào lồng biết thuở nào ra?

Hai so sánh liên tiếp: “Như chim vào lồng, như cá cắn câu” diễn tả chân thật về cảnh ngộ bó buộc, chật hẹp của gái “đã có chồng”. Hai câu hỏi tu từ xuất hiện thểhiện một bi kịch trong tình yêu: vẫn còn quyến luyến “người xưa” nhưng không thể vượt ra ngoài khuôn khổ của đạo lí, của lễ giáo. Những vần trắc (gỡ – thuở) của hai câu thất ngôn cuối đoạn làm cho âm diệu câu thơ bị thắt lại, bị nén lại như nỗi đau chứa chất trong lòng. Như một tiếng thở dài ngao ngán. Bài ca dao buông lửng. Lứa đôi chỉ còn biết an bài theo duyên phận, bởi lẽ “cá biết đâu mà gỡ” khi đã cắn câu? “Chim biết thuở nào ra” khi đã vào lồng? Lứa đôi tuy chẳng đưa được con thuyền tình cặp bến hạnh phúc, nhưng chút nghĩa cũ càng đâu dễ nguôi, dễ quên? Cả bài ca dao là nỗi buồn, nỗi tiếc nhớ cho mối tình xưa. Tuy còn nhiều lưu luyến nhưng đã có điểm dừng và khoảng cách hợp lí của anh và em khi đối diện với bi kịch tình yêu.

Vũ Ngọc Phan trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam đã xếp bài ca dao này vào mục “Hôn nhân và gia đình”. Bài ca dao diễn tả thật cảm động tâm trạng của trai gái làng quê xưa trong bi kịch tình yêu: “Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay!”. Và bây giờ em đã có chồng như chim vào lồng, như cá cắn câu. Nội dung đích thực của bài ca dao Trèo lên cây bưởi hái hoa là giá trị nhân bản sâu sắc. Nó là nỗi buồn trong những mốì tình lỡ hẹn trong cuộc đời. Cô gái được nhắc đến trong bài ca dao thật đáng thương và đáng trọng.

LUYỆN TẬP

Đề1. Phân tích giá trị của lời khuyên trong câu ca dao:

Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Đề 2. Cảm nghĩ của em về thân phận người của phụ nữ trong xã hội phong kiến qua bài ca dao:

Thân em như hạt mưa sa Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Đề 3. Từ bài ca dao sau, em hãy nói vềvai trò của người nông dân trong việc làm ra hạt gạo nuôi sống con người:

Cày đồng đang buổi ban trưa Mồhôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.

Đề 4. Phát biểu cảm nghĩ của em vềcông cha, nghĩa mẹ, ơn thầy qua bài ca dao:

Ngày nào em bé cỏn con,

Bây giờ em đã lớn khôn thế này,

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.

Đề 5. Sức mạnh của tinh thần đoàn kết thể hiện như thế nào qua câu ca dao:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đề 6. Em hãy phân tích nội dung cơ bản của câu ca dao:

Chẳng thơm cũng thể hoa nhài

Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.

Đề 7. Phân tích tâm trạng của người con gái trong câu ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Đề 8. Vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả để nêu ý kiến về vẻ đẹp của bài ca daoTrong đầm gì đẹp bằng sen.

Đề9. Trình bày ý kiến của em về câu ca dao:

Sang sông phải bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Đề10. Cảm nhận về hai bài ca dao sau:

Em nghiêng vành nón Gò Găng

Để anh sửa lại vầng trăng đêm rằm.

(Ca dao Trung Bộ)

Đưa tay ngắt một ngọn ngò

Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ!

(Ca dao Nam Bộ)

 

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *