Phân tích vẻ đẹp sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông
Đề bài: Phân tích vẻ đẹp sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông
Hoàng Phủ Ngọc Tưởng là một trong những nhà văn tài hoa và xuất sắc nhất của thể loại tuỳ bút. Văn phong của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý, lối hành văn hướng nội xúc tích mê đắm và tài hoa. Và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông, đó chính là bài tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết vào năm 1981 tại Huế và được in trong tập sách cùng tên của ông. Bài bút gồm có ba phần, đoạn trích chúng ta tìm hiểu nằm ở phần mở đầu, chủ yếu nói về vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của dòng Hương giang lững lỡ giữa trời Huế mộng mơ.
Có thể nói, sông Hương là dòng sông chỉ thuộc về một thành phố duy nhất, đó là thành phố Huế. Có lẽ bởi vì thế mà nó mang một nét đặc trưng riêng của xứ Huế mà không nơi nào có được. Từ thượng nguồn, trước khi về với vùng châu thổ êm đềm, sông Hương được ví như là “một bản trường ca của rừng già”, rầm rồ và mãnh liệt nhưng cũng có lúc lại hết sức dịu dàng, say đắm và bí ẩn.
Giữa rừng già, hình ảnh sông Hương hiện lên giữa màu đỏ chói lọi của hoa đỗ quyên như làm nhân lên thứ mị lực, sức hấp dẫn của dòng sông. Bên cạnh đó, sông Hương cũng được ví như “một cô gái Di gan” phóng khoáng và man dại, với một tâm hồn tự do và trong sáng.Với biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, những liên tưởng kì thú, ngôn ngữ gợi cảm, dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc tường, sông Hương như mang vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, vừa mạnh mẽ, mãnh liệt nhưng cũng hết sức dịu dàng và say đắm.
Khi ra khỏi rừng già, sông Hương lại được tác giả miêu tả như một người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu hoá đầy cỏ dại chờ người tình đến đánh thức. Từ khi ra khỏi rừng già, sông Hương đã chuyển dòng liên tục, vòng giữa khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm.
Một cuộc tìm kiếm có ý thức, sông Hương đang tìm kiếm thành phố tương lai của mình, tìm kiến người tình của mình.Bằng tài năm của mình, kể kết hợp với tả, tác giả đã làm vẻ đẹp của sông Hương hiện lên trước mắt chúng ta bởi sự phối cảnh kì thú của thiên nhiên.
Như thể tìm đúng đường về, “sông Hương như vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc, kéo một nét thẳng thực yên tâm.Giáp mặt với thành phố, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói lên của tình yêu.
Sông Hương đã không còn trăn trở trong sự chuyển dòng của mình nữa, khi thoáng chợt trông thấy “người tình”, nó đã tin tưởng, hướng thẳng tới với tình yêu mãnh liệt táo bạo. Sự chuyển dòng địa lý của sông Hương dưới tài hoa của hoàng Phủ ngọc Tường như sự uốn mình làm duyên của người con gái, nói lên được sự bẽn lẽn thuận tình của người con gái trước người yêu.
Cứ như vậy, sông Hương nằm giữa lòng thành phố yêu quý của mình. Huế khi có sông Hương, đầu và cuối ngõ thành phố, những nhánh sông đào mang nước sông hương toả đi khắp thành phố.
Cái nhìn dòng sông hương trong lòng thành phố huế được tác giả tổng hợp trên nhiều góc độ, nhiều phương diện khác nhau làm bật lên vẻ đẹp lung linh, thơ mộng, huyền ảo của mọt dòng sông, của một nền văn hiến rất riêng.
Sông Hương khi có Huế, nó như trôi đi thật chậm. Tác giả còn ví sông Hương như một người tài nữ đánh đàn đêm khuya. Chính tình yêu dành cho Huế đã tạo nên một sông Hương dìu dàng, nữ tình, rất mực đa tình, lãng mạn, tình tứ.
Khi chia tay, huế mơ màng trong sương khói, mang vẻ đẹp xanh biếc của những vườn cau vùng ngoại ô. Còn sông Huơng, nó chếch về hướng chính bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến, xa dần thành phố.
Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp thành phố một lần cuối. Đó là chút vấn vương, một chút lẳng lơ tình tứ của một con người khi yêu. Sông Hương dành cho Huế một tình cảm nồng nàn lưu luyến, mặn nồng và thuỷ chung.
Bằng tài năng, sự tài hoa, liên tưởng tài tình, quan sát tỉ mỉ, sự am hiểu tinh tế về các kiến thức xã hội, văn hóa của xứ Huế, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho ra đời một tác phẩm bút ký thật đặc sắc, như họa vào lòng người đọc người nghe một bức tranh Huế và sông Hương tuyệt đẹp, vẻ đẹp vừa gần gũi, lại thiêng liêng, nhưng cũng rất dịu dàng e lệ. Tất cả như hướng độc giả đến cái khao khát một lần được về thăm Huế, được chiêm ngưỡng thiên nhiên xứ Huế và đắm mình vào với dòng sông Hương thơ mộng, tươi đẹp.
Tham gia Khóa học cơ bản ngữ văn 12 miễn phí của Baitapsachgiaokhoa
Theo Dethihay.com