Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 8 / Phân tích truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

Phân tích truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

Đề bài: Phân tích truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ

Bài làm

Tác giả Nguyễn Dữ là một tác giả nổi tiếng trong thời kỳ văn học trung đại của nước ta. Tên tuổi của ông được khẳng định qua những tác phẩm tiêu biểu như “Truyền kỳ mạn lục”. Đây được xem là một tập truyện được mệnh danh thiên cổ kỳ bút của nền văn học nước ta. Trong đó, tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một tác phẩm đặc sắc trong tập truyện Truyền kỳ mạn lục.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ca ngợi tính kiên cường, chính trực dũng cảm của người dân, khi Ngô Tử Văn là người ngay thẳng dám chống lại những điều sai trái trong xã hội. Chống lại những thế lực tội ác.

Chuyện chức phán sự đền Tản Viên được viết theo lối văn xuôi chữ Hán và được xen lẫn những yếu tố kỳ ảo trong đó. Nhân vật trung tâm của tác phẩm chính là anh chàng Ngô Tử Văn. Một con người chính trực, ngay thẳng, anh đã có công tiêu diệt tướng giặc, bảo vệ quê hương.

Nhưng sau khi chết tên tướng giặc không cam tâm nên biến thành quỷ trú ngụ ở đền Tản Viên thường xuyên dọa nạt người dân trong vùng. Hắn cũng chờ cơ hội để trả thù Ngô Tử Văn. Bởi, Ngô Tử Văn là người ngay thẳng không tin vào việc ma quỷ, cũng không sợ ma quỷ làm hại bởi anh xưa nay sống chính trực không làm điều gì khuất tất. Chính vì vậy, Ngô Tử Văn cho người đốt đền Tản Viên khiến oan hồn của tên tướng giặc mất nơi trú ngụ, hoành hành.

Xem thêm:  Cảm nhận bài thơ Khi con tú hú – Đề và văn mẫu 8

Chính sự cương trực ngay thẳng của Ngô Tử Văn còn thể hiện rõ qua việc ứng xử của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Trước khi khi còn sống hắn thường xuyên bóc lột người dân của chúng ta, khi chết hắn biến thành ma quỷ làm hại người dân của chúng ta.

Hắn bị Ngô Tử Văn đốt đi nơi trú ngụ, khiến hắn vô cùng tức giận dùng tà phép mà quỷ của mình khiến Ngô Tử Văn bị đau ốm sốt nóng, sốt rét…

Sau đó, Ngô Tử Văn qua đời nhưng hồn của chàng bị đưa xuống tận Diêm Vương xét xử trước những lời buộc tội và sự ngang ngược của tên tướng giặc Ngô Tử Văn vẫn thể hiện phong thái ung dung, không khoan nhượng.

Chính thái độ kiên cường, khí phách cứng rắn thể hiện niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa của Ngô Tử Văn đã khiến cho Diêm Vương của phải nể phục chàng.

Khi phải đối diện với một người nhiều quyền lực như Diêm Vương uy nguy thì Ngô Tử Văn cũng không hề sợ hãi, anh vẫn đấu lý với tướng giặc một cách anh dũng không khoan nhượng. Kể tội tướng giặc bằng những lý lẽ sắc bén hùng hồn, khiến cho Diêm Vương cũng phải nể phục.

Khí phách của Ngô Tử Văn đã khiến chàng phải công lý mà bất chấp tính mạng của mình gặp nguy hiểm, trước uy quyền chàng cũng không hề run sợ mà kiên cường đấu lý, bảo vệ cho chính nghĩa lẽ phải.

Xem thêm:  Tả cảnh một vùng biển

Chính sự kiên cường, gan góc và khí phách của chàng Ngô Tử Văn mà cuối cùng anh đã được đề cử làm chức phán sự đền Tản Viên chuyên lo bảo vệ công đạo cho người dân, bảo vệ lẽ phải đảm bảo cuộc sống yên vui cho mọi người.

Cuộc đấu lý giữa Ngô Tử Văn và tên tướng giặc thể hiện cuộc đấu tranh không nao núng, nhân nhượng trước cái thiện với cái ác. Cái ác dù có biến đổi hóa phép như thế nào thì cuối cùng vẫn thất bại giữa công lý và chính nghĩa.

Thông qua tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả Nguyễn Dữ muốn khẳng định niềm tin của mình vào chính nghĩa, công lý và lẽ phải.

Thể hiện lòng quyết tâm của tác giả với những cái xấu cái ác trong xã hội, những điều xấu cần phải loại bỏ để cái tốt được phát huy và có chỗ đứng xứng đáng của nó.

Thông qua cuộc đấu tranh của nhân vật Ngô Tử Văn còn phản ánh thế giới của người xưa đầy những chuyện xấu xa, của kẻ mạnh uy hiếp kể xấu, những người có chức quyền thương tham lam, ức hiếp người dân vô tội. Vì vậy, việc Ngô Tử Văn lên làm chức phán sự đền Tản Viên thể hiện ước mong của người dân muốn có một người quan đứng ra bảo vệ lẽ phải cho mình.

Truyện đã gây ấn tượng với người đọc bằng những yếu tố ly kỳ huyền ảo tình huống truyện độc đáo giàu kịch tính. Thông qua câu chuyện thể hiện niềm tin của tác giả và người dân về việc chính nghĩa sẽ thắng hung tàn.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Đông Thảo

Check Also

hoaphuong 25 310x165 - Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam

Biểu cảm về cây tre Việt Nam Bài làm Cây tre là biểu tượng của …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *