Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích thân phận người phụ nữ trong ca dao xưa- Văn lớp 10

Phân tích thân phận người phụ nữ trong ca dao xưa- Văn lớp 10

Phân tích thân phận người phụ nữ trong ca dao xưa- Văn lớp 10

Hướng dẫn

Phân tích thân phận người phụ nữ trong ca dao xưa- Văn lớp 10

Bài làm

Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta, ca dao, tục ngữ đóng góp một giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Nó như một dòng suối ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn của người nông dân lao động xưa. Đặc biệt là số phận của những người phụ nữ trong chế độ phong kiến.

Người phụ nữ sống trong thời phong kiến thường bị coi thường, “Trọng nam khinh nữ”. Họ không được quyết định cuộc sống của mình, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

Cuộc sống của người phụ nữ xưa thường phải tuân theo những luật tam tòng tứ đức. Chuyện hôn nhân do cha mẹ mai mối sắp đặt. Theo quan điểm “Tại gia tòng phụ xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”khiến cho họ không thể nào tự làm chủ đời mình.

Trong cuộc sống hôn nhân thì người phụ nữ phải sống kiếp chung chồng theo tư tưởng “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”

Người đàn ông trong xã hội phong kiến có thể cưới nhiều người vợ khác nhau cũng không làm sao. Những người phụ nữ thì cả cuộc đời chỉ có thể lấy một người đàn ông mà thôi, khi chồng chẳng may qua đời thì phải theo con trai. Chính vì vậy mà mới có câu thơ ai oán:

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng”

Người phụ nữ xưa được ví như những món đồ, nếu người mua mình, lấy mình là người tử tế thì được hưởng phúc phận, còn nếu như người đàn ông đó không tốt, lăng nhăng, vũ phu, gia trưởng, cờ bạc thì cũng phải cam chịu số phận cay đắng, ngậm ngùi nhịn nhục cho qua kiếp người.

Xem thêm:  Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Bất cứ ai viết một cuốn sách một bài thơ hay một vở kịch … không nhận ra”

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

Câu ca dao thể hiện tiếng nói đầy mặc cảm cay đắng của người phụ nữ xưa. Họ như một tấm lụa đào, đang xuân sắc nhiều người yêu thích, muốn có một món đồ quý nhưng họ không biết là người chọn mình sẽ là ai, điều đó họ không thể tự quyết định được.

Hai từ “thân em”đã thể hiện sự nhỏ bé đáng thương thể hiện nỗi lòng xót xa của người con gái khi không thể nào tự quyết định tương lai số phận của mình. Người con gái xưa ngay từ khi sinh ra đã bị xã hội coi rẻ hơn đàn ông, không có quyền hạn gì cả, mà phải hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ và người chồng tương lai của mình.

Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy

Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa

Em với anh cũng muốn kết nghĩa giao hòa

Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời,

Em với anh cũng muốn kết tóc ở đời,

Sợ rằng mây bạc giữa trời mau tan”…

Những ước mơ khát khao bị chế độ kìm hãm, cuộc sống hạnh phúc lứa đôi của người con gái xưa bị phong tục đè nặng. Họ không có cách nào ngoài việc cất lên những lời cay đắng, nghẹn ngào về thân phận của mình.

Thân em như miếng cau khô

Người thanh chuộng mỏng, người thô tham dày”

Hai câu ca dao này thể hiện sự oán trách, số phận của người phụ nữ được ví như những vật tầm thường bé nhỏ, phụ thuộc vào người dùng có người thì thích mỏng, người thì thích miếng cau dày, chẳng thể nào biết trước.

Những người con gái xưa không có quyền tự do yêu thương, lựa chọn đức phu quân phù hợp với mình mà họ luôn phải nghe lời người khác. Chẳng thế mà bà chúa thơ Nôm, Hồ Xuân Hương đã phải làm vợ ba của ông tổng Cóc, bà cũng đau đớn viết lên bài thơ “Bánh trôi nước”

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Người phụ nữ xưa bị chà đạp lên quyền sống quyền tự do yêu thương nhưng họ vẫn luôn giữ đạo làm vợ, đức hạnh của người phụ nữ chung thủy, sắc son trước sau nhưng một.

“Năm nay em đi làm dâu

Thân khác gì trâu mang theo ách

Năm nay em đi làm vợ

Thân mang cày, dây khiến không biết ai?

Em đi làm dâu không có mùa nghỉ, chỉ có mùa làm.”

Thân phận người con gái trong bài ca dao trên đang than thở cho số phận mình khi đi lấy chồng chỉ là kiếp con trâu, kiếp nô lệ bán thân cho nhà chồng.

Người nhà chồng lấy vợ cho con trai họ không phải là lấy người phụ nữ về nâng khăn sửa túi cho người con trai mà lấy thêm một sức lao động, người làm việc nhà, đồng áng, nương rẫy. Chính vì vậy người phụ nữ xưa lấy chồng như con trâu mang ách vào cổ, muốn thoát ra nhưng không thể nào thoát được.

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ

Chim vào lồng biết thuở nào ra”

Người phụ nữ khi đi lấy chồng như chim vào lồng, như cá mắc câu, cuộc sống tàn khốc mất tự do, càng vùng vẫy kêu la thì càng nhận nhiều đau đớn, tủi hờn.

Nhiều khi gặp ông chồng đa thê lăng nhăng, rồi tính tình cục mịch hay đánh vợ mỗi khi tức giận, thì họ cũng phải cam chịu. Tệ nạn bạo hành gia đình ở Việt Nam rất nhiều cho tới bây giờ trong thời kỳ hiện đại vẫn có nhiều người phụ nữ bị chồng bạo hành.

Xem thêm:  Cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm Thái sư Trần Thủ Độ văn mẫu chọn lọc lớp 10

Đó chính là thói quen gia trưởng của người đàn ông xưa đã ăn sâu bám rễ vào tư tưởng người đàn ông, cho nên khi xã hội mới cởi mở hơn họ vẫn chưa thích nghi được, vẫn giữ thói vũ phu gia trưởng. Có như thế chúng ta mới biết người phụ nữ xưa bất hạnh như thế nào:

“Cái cò là cái cò quăm

Mày hay đánh vợ mày nằm với ai”

Nhiều người phụ nữ sau khi lấy chồng hết lòng với chồng nhưng vẫn bị anh ta phụ bạc, bỏ mình để đi cưới thê thiếp, trẻ đẹp hơn. Những người phụ nữ phải chịu cảnh chung chồng nhiều cay đắng bất hạnh.

“Nhớ xưa anh bủng anh beo

Tay bưng chén thuốc lại đèo múi chanh,

Bây giờ anh mạnh anh lành

Anh tham duyên mới anh đành phụ tôi.”

Trong cuộc sống lúc còn con gái thì họ không được lựa chọn hạnh phúc của mình, còn khi lấy chồng thì bị coi thường phụ bạc, không có tiếng nói trong gia đình, suốt ngày chỉ cắm mặt vào làm việc mà thôi.

Ở mặt nào họ cũng bị vùi dập xô đẩy, cũng không được quyền lên tiếng lựa chọn. Đến cả sự tỏ bày tình yêu cũng vô cùng tội nghiệp.

Người phụ nữ xưa thật nhiều cay đắng, xót xa những ai oán mà họ phải chịu không thể tâm sự cùng ai, nên họ chỉ biết tâm tình qua những câu ca dao. Như thể nói lên nỗi lòng ai oán của người phụ nữ.

Theo Baivanhay.com

Check Also

7239 1494911290062 1019 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *