Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Phân tích sông hương qua hai đoạn trích sau

Phân tích sông hương qua hai đoạn trích sau

Đề bài: Phân tích sông hương qua hai đoạn trích sau: Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã 2 lần miêu tả dòng sông Hương:

Ở thượng nguồn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”

Khi về đến thành phố Huế: “Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biển bờ xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”; Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đấy là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế; Sông Hương trở thành người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.

Hãy phân tích các chi tiết trên để làm nổi bật nét đặc sắc trong hành trình của sông Hương. Từ đó, nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Bài Làm Chi Tiết

Mở bài

Hoàng Phủ Ngọc Tưởng là một trong những nhà văn tài hoa và xuất sắc nhất của thể loại tuỳ bút. Văn phong của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức sâu rộng về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lý, lối hành văn hướng nội xúc tích mê đắm và tài hoa. Và tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của ông, đó chính là bài tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết vào năm 1981 tại Huế và được in trong tập sách cùng tên của ông. Trong bài tuỳ bút, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã hai lần miêu tả dòng sông Hương khi ở thượng nguồn:” Trước khi về với vùng châu thổ êm đềm nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa nhưng bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộc xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” và khi về với thành phố Huế: “ Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa nhưng biển bờ xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”; Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông như mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế; Sông Hương trở thành người tàu nữ đánh đàn lúc đêm khuya” đã cho ta thấy những phát hiện, những khám phá sâu sắc độc đáo của tác giả với dòng sông Hương và xứ Huế thơ mộng.

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ của em về bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Thân bài

Trong tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, hình ảnh dòng sông Hương hiên lên qua hai chi tiết khi ở thượng nguồn và khi về với hoá là hai chi tiết đắt giá nhất. Khi ở thượng nguồn, Hoàng Phủ Ngọc tường viết về sông Hương: “Trước khi về với vùng châu thổ êm đềm nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa nhưng bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộc xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”.

Khi ở thượng nguồn, sông Hương được ví như “một bản trường cả của rừng già” “rầm rồ” và “mãnh liệt”. Với biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá, trí liên tưởng kì thú, cách sử dụng các ngôn từ gợi cảm kết hợp với các động từ mạnh, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đưa chúng ta đến sông Hương với một vẻ đẹp hùng vĩ và sức sống mãnh liệt, hoang dã và đầy ấn tượng. Bên cạnh vẻ đẹp đầy hùng vĩ, mãnh liệt và hoang dã ấy, sông hương cũng mang trong mình vẻ đẹp lãng mạn mà dịu dàng khi “say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng”.

Giữa một rừng hoa đỗ quyên rực đỏ rực, sông Hương hiện lên với một vẻ đẹp dịu dàng mà nổi bật, tạo nên một không gian đầy thơ mộng, lãng mạn cho cả áng văn. Mới chỉ có bấy nhiêu thôi cũng đã đủ cho ta thấy sự nhuần nhuyễn giữa trí tuệ và tính trữ tình trong văn phong của Hoàng Phủ ngọc tưởng. Phải là một người có trí tuệ phong phú, ông mới có thể miêu tả dòng sông Hương tài tình và chân thật như vậy.

Và cũng thật trữ tình khi đưa dòng sông Hương len lỏi giữa rừng hoa đỗ quyên. Sông Hương len lỏi giữa rừng đỗ quyên đó vẽ nên một khung cảnh thật nên thờ trữ tình cũng như văn phong của hoàng Phủ Ngọc tường len lỏi vào trong tâm trí người đọc để lại trong đó hình ảnh một con sông mang vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, một sòng sông vừa hoang dã, mãnh liệt nhưng cũng lại rất đỗi dịu dàng, say đắm.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt

Một chi tiết sáng giá nữa trong tuỳ bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã cho ta thấy đoạn tình cảm đẹp giữa sông hương và xứ Huế: “Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa nhưng biển bờ xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”; Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn hến, đường cong ấy làm cho dòng sông như mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế; Sông Hương trở thành người tàu nữ đánh đàn lúc đêm khuya”.

Chi tiết này nằm ở phần giữa của đoạn trích miêu tả sông hương gắn liền với không gian văn hoá xứ Huế mộng mơ. Ở chi tiết này, nghệ thuật nhân hoá được tác giả sử dụng tài tình, ta có thể thấy được sự thay đổi về cảm xúc của sông Hương như trái tim một người con gái khi đã tìm được đúng đường về “sông Hương như vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”. Dàng điệu mềm mại, trữ tình, tính cách dịu dàng, kín đáo của sông Hương cũng như của người con gái Huế được miêu tả tài tình qua cách chuyển dòng của dòng sông “sông hương uốn một cách cung nhẹ nhàng sang Công Hến; đường cong ấy làm cho sông Hương mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tính yêu”.

Ta có thể thấy rằng, sông Hương là dòng sông chỉ thuộc về duy nhất một thành phố, đó chính là thành phố Huế. Có lẻ chính bởi vì thế mà “điệu slow tình cảm” sông Hương chỉ có thể dành riêng cho Huế mà thôi” Điệu nhảy ấy đã vô tình tạo nên nét đặc trưng thần thái của sông Gương. Không chỉ dừng lại ở đó, sông Hương còn hoá mình thành “người tài nữa đánh đàn lúc đêm khuya” như để gợi nhắc đến một nét sinh hoạt văn hoá đã trở thành một dòng văn hoá của xứ Huế và đó cũng chính là vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc, trì tuệ giàu tính nghệ thuật trong văn phong Hoàng Phủ Ngọc tường. Có thể thấy, sông hương dành cho Huế tình cảm nồng nàn, thuỷ chung, một tình thứ tình cảm độc tôn, duy nhất như tình cảm một người con gái dành cho người mình yêu.

Xem thêm:  Soạn bài: Sống chết mặc bay – Ngữ văn 7 tập 2

Dưới ngòi bút của Hoàng Phủ ngọc tường, sông Hương đã trở thành một sinh thẩn có tâm hồn, là một người con gái duyên dáng, nặng tình. Một sự lột xác khi gặp người nhân tình tri kỉ trong cuộc kiếm tìm có ý thức. Sự thay đổi của sông hương không chỉ đơn thuần là do cấu trúc địa hình mà còn là sự lắng đọng, kết tinh những giá trị văn hoá Huế.

Sông Hương chính là biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn xứ Huế. Có thể thấy, hai chi tiết sông hương khi ở thượng nguồn và khi về với thành phố huế là hai chi tiết đắt giá, tiêu biểu để làm bật lên hình ảnh sông Hương. Từ lúc ở thượng nguồn là khi khám phá những điều bí mật, hoang dại ít ai biết về sông hương, rồi khi về với thành phố là khám phá vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình của sông Hương, một lần nữa khẳng định sông hương chính là biểu tượng cho nét đẹp tâm hồn xử Huế, là nơi lưu giữa các giá trị văn hoá truyền thống của mãnh đất kinh kì.

Với ngôn từ giàu hình ảnh, nhạc điệu, những biện pháp thu từ kết hợp với những động từ mạnh, tính từ đôi, kết hợp với khả năng quan sát tinh tế, trí liên tưởng phong phú của Hoảng Phủ Ngọc tường. Hai chi tiết sông Hương khi ở thượng nguồn:” Trước khi về với vùng châu thổ êm đềm nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa nhưng bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộc xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng” và khi về với thành phố Huế: “ Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa nhưng biển bờ xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”.

Kết bài

Sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, đường cong ấy làm cho dòng sông như mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu. Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế; Sông Hương trở thành người tàu nữ đánh đàn lúc đêm khuya” đã cho ta thấy vẻ đẹp mãnh liệt, hoang dại mà dịu dàng, lãng mạn của sông hương. Bên cạnh đó là sự khẳng định về tình yêu nồng nàn, thuỷ chung của sông Hương đối với huế.

Theo Dethihay.com

Check Also

52043129 09 1024x682 1 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *