Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Phân tích những câu ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Mở bài Phân tích những câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Trong kho tàng ca dao tục ngữ đồ sộ của nước ta, có một số lượng lớn những câu ca dao viết về đề tài than thân. Đây cũng là một trong những mảng đề tài hay nhất trong ca dao, thông thường những bài ca dao thường được mở đầu với cấu trúc “ Thân em…” hay “Em như…”. Nếu nhìn qua về hình thức các câu ca dao chúng ta có thể bị nhầm lẫn bởi chúng có cấu trúc khá giống nhau, nhưng đi sâu tìm hiểu chúng ta sẽ thấy được trong mỗi bài ca dao lại có một nội dung, một âm hưởng nghệ thuật độc đáo riêng.

Thân bài Phân tích những câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Bài ca dao đầu tiên là nỗi niềm, tâm sự của cô gái về số phận, tương lai hạnh phúc của mình:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

Trong câu ca dao là tâm sự của một cô gái đã đến tuổi xây dựng gia đình. Hình ảnh tấm lụa đào tượng trưng cho vẻ tươi trẻ, rực rõ thanh xuân của cô gái, qua câu ca dao ta cũng có thể thấy được cô gái cũng ý thức được giá trị của bản thân mình.

Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến xưa, những người phụ nữ không được tự do tìm hạnh phúc cho mình, chuyện cưới vợ gả chồng đều do cha mẹ quyết định theo quan niệm “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”

Xem thêm:  Phân tích thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua hình ảnh các nhân vật Vũ Nương, Thúy Kiều, Kiều Nguyệt Nga

Vì vậy mà thân phận của cô gái này cũng như tấm lụa đào được treo bán giữa chợ, hạnh phúc của cô gái phụ thuộc hoàn toàn vào người chồng mà cô gái ấy sẽ lấy trong tương lai. “Biết vào tay ai” là sự băn khoăn về vận mệnh, tương lai, hạnh phúc của chính mình.

“Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Không tin bóc vỏ mà xem

Ăn rồi mới biết rằng em ngọt bùi”

Trong câu ca dao này, cô gái cũng có ý thức về những giá trị tốt đẹp của bản thân nhưng vì có bề ngoài không được xinh đẹp, hấp dẫn nên cô gái phải tự giới thiệu, tự hứa hẹn cho người khác thấy về phẩm chất tốt đẹp ấy của mình. Hình ảnh củ ấu gai thật độc đáo, nó có khả năng gợi cho người đọc nhiều liên tưởng độc đáo về người con gái đầy cá tính này.

Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao hôm sánh với sao Mai chẳng rằng

Mình ơi có nhớ ta chăng

Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời”

Theo lời tâm sự của người con gái trong câu ca dao này ta có thể thấy cô gái ấy đã có người yêu, hai người xứng đôi vừa lứa như mặt trăng sánh với mặt trời. Tuy nhiên, cô gái vẫn khắc khoải khôn nguôi vì không biết tấm lòng thực sự của chàng trai dành cho mình có chân thành, có tha thiết như mình dành cho người ấy hay không.

Xem thêm:  Phân tích truyền thuyết thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy

Có thể nói những bài ca dao than thân chứa đựng được muôn vàn tâm trạng, số phận của con người. Bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” đã mượn hình ảnh của chiếc khăn, ngọn đèn và đôi mắt đã làm xúc động đối với người đọc bởi bao tình cảm chân thành, tha thiết của nhân vật trữ tình khi nhớ về tình yêu của mình

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt trên vai

Đèn thương nhớ ai

Mà đèn không tắt..”

Trong ca dao, đề tài chủ yếu là về tình yêu đôi lứa, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những bài ca dao viết về tình yêu, bài ca dao dưới đây giọng điệu hài hước cùng những hình ảnh liên tưởng vô cùng độc đáo:

“ Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải  yếm để chàng sang chơi”

Câu ca dao là lời của một cô gái với ước muốn đầy hài hước. Hình ảnh chiếc cầu dải yếm không thể tồn tại trong thực tế mà nó chỉ được xây dựng lên trong những tưởng tượng đầy độc đáo của cô gái. Lời ca dao hài hước, mang đến tiếng cười vui vẻ nhưng ẩn sâu trong câu ca dao ấy lại là khát khao tình yêu, khát khao hạnh phúc của cô gái trẻ khi đã đến tuổi hẹn hò.

“Muối ba năm muối vẫn còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Thu hứng của Đỗ Phủ

Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”

Hình ảnh của gừng và muối không chỉ là hình ảnh mang ý nghĩa tả thực về những loại gia vị quen thuộc trong bữa ăn mà còn là hình ảnh biểu tượng cho tình nghĩa vợ chồng sâu nặng, thắm thiết. Câu thơ “ba vạn sáu nghìn ngày mới xa”thể hiện được niềm tin vào sự gắn kết của tình nghĩa vợ chồng.

Kết luận cho bài văn Phân tích những câu ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Như vậy, những bài ca dao than thân, tình nghĩa có rất nhiều những tâm trạng, tình càm khác nhau của nhân vật trữ tình, mỗi bài ca dao là một câu chuyện,  một tâm sự.

Check Also

7215 1494911290057 1016 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *