Đề bài: Phân tích nhân vật ông giáo trong “Lão Hạc” của Nam Cao
Bài làm
Truyện ngắn “Lão Hạc của nhà văn Nam Cao chính là một tác phẩm tiêu biểu cho con đường sáng tác nghệ thuật văn chương của Nam Cao. Truyện ngắn thể hiện tình cảnh vô cùng đáng thương của những người nông dân khốn khổ vào giai cấp tri thức nghèo trước những năm cách mạng tháng Tám thành công.
Những con người nghèo đói, bị xã hội xô đẩy tới đường cùng chính là nguyên nhân gây ra những kết cục bi thảm của số phận những con người khốn khổ này.
Nhưng dù có nghèo khổ thì nhân phẩm, đức hạnh của người nông dân, những người tri thức nghèo khổ vẫn giữ được tấm lòng thanh bạch, tâm hồn thanh cao đáng trân trọng của họ.
Nhân vật chính trong truyện ngắn “Lão Hạc” chính là ông lão. Nhưng bên cạnh đó có những nhân vật thứ chính cũng không kém phần quan trọng. Đó chính là thầy giáo, một người hàng xóm tốt bụng, có học thức, nhân cách, đang xoay vần trong cuộc sống với nhiều bi kịch của cuộc sống cơm áo gạo tiền, và bi kịch của toàn xã hội, của kiếp sống nô lệ lầm than.
Nhân vật thể hiện một tuyên ngôn văn chương của nhà văn Nam Cao về sự sống, về những số phận của con người đau khổ. Nhân vật ông giáo là người có phẩm chất, nhân cách là người có cái nhìn thấu tình đạt lý, có tư tưởng nhân văn.
Nhân vật ông Giáo trong truyện ngắn “Lão Hạc” chính là người bạn thân duy nhất, là người mà ông lão vô cùng tin tưởng có thể sẻ chia mọi thứ với người bạn tâm giao.
Mặt khác, ông Giáo cũng chính là nhân chứng sống về cuộc đời số phận Lão Hạc, ông Giáo là người có chữ là người đáng kính trọng, nên hễ có việc gì quan trọng lão Hạc đều qua tâm sự với ông Giáo tìm lời khuyên.
Khi lão Bá Kiến âm mưu cướp không mảnh vườn của lão Hạc, lão đã sang tâm sự với ông Giáo ngay lập tức, để mong tìm lời khuyên thấu tình đạt lý.
Trước sức ép của cuộc sống của giai cấp thống trị, cường hào ác bá, mà lão Hạc quyết định tìm tới cái chết. Trước khi chết lão đã bán đi con chó của mình con Vàng người bạn thân thiết mà lão coi như là con trai mình.
Người luôn đồng hành lắng nghe câu chuyện của lão Hạc chính là nhân vật thầy Giáo. Lúc đầu thầy giáo “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc.”
Tuy nhiên, trước khi chết lão Hạc đã sang thăm thầy Giáo nhờ giữ hộ giấy tờ nhà đất, và một ít tiền mà lão đã dành dụm được từ rất lâu. Sự đồng cảm của thầy Giáo khiến cho lão Hạc hoàn toàn tin tưởng trao trọn cơ ngơi của mình cho người hàng xóm tốt bụng này.
Có lẽ trong cái xã hội tranh tối tranh sáng này, người tốt thì ít người xấu thì nhiều, chỉ có mỗi ông Giáo là người có thể tin tưởng được. Sự đồng cảm của ông Giáo khiến cho ông phát hiện một sự thật vô cùng đau lòng, khi nghe vợ mình nói những điều không hay tàn nhẫn về lão Hạc.
Ông lão đã vô cùng đau đớn mà nói ra rằng “ Chao ôi, đối với những người quanh ta nếu ta không cố mà hiểu họ thì chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi…toàn những cớ để ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương”.
Những lời của ông Giáo chính là nội dung tư tưởng nghệ thuật, giá trị nhân đạo của Nam Cao được thể hiện trong tác phẩm Lão Hạc.
Nhân vật ông Giáo chính là hình ảnh đại diện cho tư tưởng, cái nhìn nhân sinh quan của tác giả với những cảnh đời bất hạnh của người nông dân xung quanh mình. Nó thể hiện tấm lòng bao dung, nhân văn, nhân đạo của tác giả với những mảnh đời bất hạnh khốn khổ cùng đinh trong xã hội.
Thảo Nguyên