Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Phân tích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Phân tích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Đề bài: Phân tích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

Bài làm

Tác phẩm “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng là một truyện ngắn viết về tình phụ tử vô cùng sâu sắc, của cha con nhà bé Thu trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ. Đây là một câu chuyện có cốt truyện giản dị nhưng chứa đựng nhiều bất ngờ, thể hiện cái nhìn nhân sinh quan sâu sắc của tác giả Nguyễn Quang Sáng.

Thông qua câu chuyện tác giả muốn tố cáo tội ác của chiến tranh, đã chia cắt tình cảm cha con, gia đình mang nhiều thương đau tới người dân đau khổ.

Truyện ngắn xoay quanh hai cha con ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu tham gia lực lượng vũ trang khi bé Thu chỉ là một phôi thai nằm trong bụng mẹ. Bé Thu ra đời, đã bảy tám năm nhưng chưa gặp cha mình lần nào. Nó chỉ được nghe mẹ kể về bà và xem hình ba qua bức ảnh cưới đen trắng mà thôi.

Ngày ông Sáu được nghỉ phép ít ngày về thăm gia đình, lần đầu tiên nhìn thấy con gái mình ông vô cùng nghẹn ngào xúc động. Ông Sáu chạy tới ôm con gọi lớn “Thu ơi! Ba đây con”

Nhưng đáp lại tình cảm sâu sắc mãnh liệt của ông Sáu là thái độ hờ hững, tìm cách thoát khỏi vòng tay của người cha. Bé Thu chạy vào nhà gọi mẹ.

Những ngày tháng hai cha con sống chung cũng có nhiều tình tiết khiến nhiều người phải suy nghĩ. Trong khi ông Sáu tìm đủ mọi cách để được gần gũi con, để được chăm sóc cho con gái những ngày được ở nhà, thì bé Thu lại vô cùng ngang ngạnh gai góc cương quyết không chịu nhận Ba.

Xem thêm:  Tìm những nét giống nhau về nội dung và hình thức nghệ thuật của hai bài Ngắm trăng và Tức cảnh Pắc Bó (Hồ Chí Minh)

Trong bữa cơm, khi mẹ bảo Thu ra kêu bà vào ăn cơm. Nó chỉ ra ngoài và gọi trống không “vô ăn cơm!”. Sự gai góc, ngang ngạnh của con bé Thu khiến anh Sáu nhiều khi vừa tức giận, vừa cảm thấy thương nó.

Có lần mẹ đi chợ xa, nó ở nhà nấu cơm, muốn đổ bớt nước trong nồi cơm cho cơm khỏi nhão. Nhưng sức nó yếu cái bếp lại cao nó không làm được điều đó. Ông Sáu quan sát bé Thu loay hoay bên nồi cơm xem thử con bé có chịu kêu mình bằng ba để nhờ sự giúp đỡ hay không. Nhưng không nó không bắt được nồi cơm khỏi bếp nhưng nó rất thông minh khi lấy cái muôi cơm xúc từng ít nước đổ đi.

Trong bữa cơm gia đình quây quần bên nhau, ông Sáu muốn tăng cường tình cảm cha con muốn gần gũi chăm sóc con nhiều hơn nên gắp cho con một miếng trứng cá thơm ngon nhất. Nhưng còn bé hất mạnh tay làm cho miếng trứng cá rơi văng ra nền đất. Bực quá, ông Sáu phát cho con mấy cái vào đít. Con bé không khóc lóc mà nó chạy ra ngoài sông lấy chèo thuyền qua nhà bà ngoại, tối đó nó ngủ ở bên đó.

Nhờ bà ngoại giảng giải, và nói lên nguyên nhân của những vết sẹo trên khuôn mặt của ông Sáu mà bé Thu đã hiểu ra tất cả. Hóa ra bấy lâu nay bé Thu không chịu nhận ông Sáu làm cha bởi nó thấy ông Sáu không giống với người cha trong ảnh mà nó thường nhìn thấy. Những vết sẹo gớm ghiếc trên mặt ông làm cho con bé Thu không thể nào nhận ra ông được.

Xem thêm:  Hãy miêu tả một số loài hoa – vẻ đẹp của thiên nhiên – Tập làm văn lớp 5

Nhưng khi bé Thu biết được đó chính là cha mình, những vết sẹo trên mặt ông Sáu là vì dân vì nước, vì bảo vệ mẹ con Thu mà có thì bé Thu đã khóc. Nó âm thầm lau những giọt nước mắt trên khuôn mặt mình khi nghe bà ngoại kể về những chiến công của cha, những khó khăn vất vả mà cha nói phải đối diện ngoài chiến trường.

Rồi ba ngày nghỉ phép cũng hết, ngày ông Sáu phải lên đường đi chiến đấu cũng đã tới, giây phút chia ly, tiễn biệt, nghẹn ngào. Ông Sáu nói với bé Thu “Ba đi nghe con” trong giây phút ấy bé Thu đã thực sự trở thành một cô bé đúng tuổi của mình. Nó gọi lớn “Không cho ba đi, ba phải ở nhà với con” rồi ôm chầm lấy ông Sáu mà khóc. Tình cảm cha con trào dâng mãnh liệt, tiếng ba được dồn nén, kìm kẹp quá lâu nay được phát ra vô cùng nghẹn ngào.

Rồi ông Sau đi, bé Thu dặn dò “Ba mua cho một cây lược nghe”. Trong những ngày ông Sáu ở chiến trường ngoài những giờ phút đánh trận hiểm nguy, thì cứ lúc nào rảnh không lại ngồi để khắc cho con một chiếc lược ngà. Ông Sáu tỉ mỉ, mài từng cái răng của chiếc lược. Ông là nó bằng cả trái tim yêu thương của một người cha dành cho đứa con gái bé bỏng của mình.

Xem thêm:  Dàn ý bài:Mối quan hệ giữa tâm và tài của người sáng tác văn chương

Rồi trong một lần tác chiến ông Sáu đã anh dũng hy sinh, máu nhuộm đỏ chiếc lược ngà ông để trong túi áo. Trong giây phút sinh tử hấp hối đó, ông Sáu đã lấy chiếc lược ngà ra trao cho người đồng đội thân thiết nhất của mình ông Quang và dặn dò ông Quang hãy trao tận tay cho con gái mình bé Thu chiếc lược ngà đó và nói với nó rằng “Ba rất yêu con”

Ông Sáu ra đi vì tiếng gọi thân thương của quê hương đất nước, vì độc lập của dân tộc Việt Nam, để bảo vệ mảnh đất và những con người ông yêu thương. Ông Sáu mãi mãi không thể nào gặp lại bé Thu được nữa, chiếc lược ngà ông Sáu làm tặng con là món quà đầu tiên và duy nhất mà ông để lại cho đứa con gái bé bỏng của mình. Nó là một món quà vô giá, thấm đẫm tình cảm cha con, tình phụ tử thiêng liêng.

Tuy ông Sau không còn nữa, ông đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường rừng thiêng nước độc, nhưng, câu chuyện cảm động về chiếc lược ngà và tình cảm cha con ông sẽ là một nhân chứng cho nỗi đau mà chiến tranh đã gây ra cho người dân của chúng ta. Thông qua tác phẩm này nhà văn Nguyễn Quang Sáng muốn tố cáo tội ác của chiến tranh đã làm cho nhiều gia đình Việt Nam phải nhà ta cửa nát, cha con không được gần gũi đoàn tụ.

Đông Thảo

Check Also

anh hot girl nu sinh ca tinh 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *