Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích cảm nhận về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích cảm nhận về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc

Phân tích cảm nhận về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc

Hướng dẫn

Nguyễn Đình Chiểu đã thổi hồn cho thơ ca Việt Nam một làn gió mới đó là làn gió của những con người cần cù,giản đơn nhưng có một sự tự cường lớn lao. Đó là những nghĩa sĩ chỉ quen quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nhưng một khi đất nước cần họ sẵn sàng dùng thân thể mình để đấu chọi với quân xâm lăng.
Họ là những người nông dân áo nâu chất phác. Đó là những người con sinh ra chỉ biết lao động vất vả, chỉ biết đổ mồ hôi để có cái ăn, cái mặc. Nhưng bọn quan lại đã đụng vào đời sống bình dị ấy khiến một con người từ hiền lành, cam chịu cũng phải uất ức, phẫn nộ. Bọn quan lại chỉ biết sống cho mình, không màng tới những người dân nhỏ bé ấy. Họ là những con người chân lấm, tay bùn không mong giàu sang quyền quý mà chỉ mong sống một cuộc đời an nhiên, tự tại.
Khi đất nước có giặc xâm phạm, những con người mang trong mình hình bóng Tổ Quốc đã không ngần ngại dùng tính mạng để bảo vệ đất nước, bảo vệ nơi chôn rau cắt rồn của mình. Lòng căm thù giặc được đẩy lên cao độ khiến họ thà chết chứ nhất định không bán nước, nhất định không đầu hàng. Những điều này được Nguyễn Du thể hiện trong các câu:
"tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng"
"trông tin quan như trời hạn trông mưa"
"ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ"
Những con người áo vải ấy đã làm nên lịch sử, đã làm nên vẻ vang cho đất nước VIệt Nam. Một ý chí sắt đá, một tinh thần thép trước lũ giặc xâm phạm. Họ tuy không có quyền thế, tuy không lớn mạnh như lũ giặc kia nhưng ngược lại họ có một tinh thần yêu nước cao cả, một tinh thần vì nước bao la.
Những người dân Cần Giuộc ấy có sức mạnh của những anh hùng thời đại. Cái gan họ lớn hơn lũ giặc kia và tất nhiên lòng quyết tâm son sắt, sự đoàn kết dân chúng hơn thảy lũ giặc, lũ quan lại chỉ biết đè đầu cưỡi cổ dân bé.
Những người nghĩa sĩ Cần Giuộc không xuất phát từ những người binh lính thực thụ nhưng lòng tự tôn với dân tộc, sự kiên cường ôm lấy Tổ Quốc đã làm cho những người dân ấy cũng trở thành những Nghĩa sĩ vĩ đại. Không phân biệt già trẻ; trai-gái họ chỉ biết cầm gậy với tư thế hiên ngang hướng vào lũ giặc kia.
Nguyễn Đình Chiểu đã tả một cách rõ nét, đã làm cho những con người thời bình càng nhìn họ với con mắt đầy mến mộ và thán phục. Sự thành công của ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu qua cách vẽ thực hình ảnh những Nghĩa sĩ Cần Giuộc không sợ một bóng quân thù nào.
Đọc thêm bài: Phân tích bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Bài số 2: Vẻ đẹp hình tượng của người nông dân trong văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Người nông dân trong Vãn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là những người nông dân thuần phác, nhưng rất mực nghĩa khí đã đứng lên chống giặc ngoại xâm. Họ mang vẻ đẹp rất riêng: vẻ đẹp của những người nông dân áo vải đã anh dũng đứng lên chống giặc ngoại xâm.
1. Trước khi có giặc ngoại xâm, họ mang vẻ đẹp chân chất của người lao động quanh năm gắn với đồng ruộng.
Trước khi trở thành nghĩa sĩ, họ chỉ là người dân cày chất phác, cần cù giản dị. Họ thuần thục với công việc nhà nông:
“Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó; chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”.
‘Việc cuốc; việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm”.
– Họ xa lạ với việc binh đao:
“Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”
“Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”.
-> Bằng một loạt từ ngữ “chưa quen, chưa tới, chưa từng”, tác giả nhấn mạnh và khẳng định rằng trước khi có giặc ngoại xâm, họ là những người nông dân chưa ra khỏi “cổng làng” bao giờ. Họ chỉ âm thầm làm ăn nào biết gì đến khiên, đến súng, đến giáo mác,… Tất cả những thứ vũ khí thật xa lạ đối với họ: “mắt chưa từng ngó”.
2.Khi có giặc ngoại xâm
a)Họ có lòng căm thù giặc sâu sắc:
Khi thực dân Pháp đến, tác giả đã dùng những từ ngữ chỉ mùi tanh hôi để nói về chúng. Chúng đến đem theo thói tật mọi rợ, dã man đến làm dơ bẩn những nơi chúng đặc chân tới. Điều đó làm cho người dân căm ghét:
“Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm; ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”. Cỏ là loại cây ăn hết chất màu của cây lúa, ngô, khoai,…. Vì vậy, người nông dân rất ghét cỏ, Suốt mấy năm liền chứng kiến tội ác thực dân Pháp gây ra trên quê hương, lòng người dân căm ghét chúng giống như người nông dân ghét cỏ vậy. Lòng căm thù của họ càng dâng cao khi ngày ngày phải chứng kiến sự hiện diện của thực dân Pháp:
“Bữa thấy bòng bòng che trắng lốp muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ”.
Những từ ngữ “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ” cho thấy lòng căm thù giặc của người nông dân cao ngút trời. Khi có giặc ngoại xâm, họ chò' đợi, mong ngóng mệnh lệnh của triều đình. Nhưng càng trông càng không thấy tin tức gì: “Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa”. Cụm từ “trời hạn trông mưa” đã khẳng định sự mong ngóng triều đình quá lâu của người dân. Trước tội ác của giặc ngoại xâm, lòng người dân không thể cứ chờ đợi mãi.
b)Họ tự nguyện tham gia chiến đấu với vũ khí thô sơ:
“Chẳng qua là dân ấp dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Chỉ là những người nông dân, quanh năm gắn với ruộng -đồng, nhưng vì nghĩa họ tự nguyện đứng lên chống giặc ngoại xâm. Tinh thần tự nguyện đứng lên đánh giặc của họ thật đáng trân trọng, cảm phục.
Vũ khí chiến đấu của họ là những vật dụng thường ngày trong cuộc sống lao động: ngọn tầm vông, ram con cúi, lưỡi dao phay,…
c)Họ dũng cảm trong chiến đấu
Có thể nói tinh thần chiến đấu của người nông dân cần Giuộc đã toả sáng lên bức tượng đài:
“Đạp rào lướt tới coi giặc củng như không”, “xô cửa xông vào liều mình như chẳng có”.
=> Hành động chiến đấu của họ thật dũng mãnh, thật hào hùng. Khí thế của người nông dân trong trận chiến đấu là khí thế đạp lên đầu thù xốc tới, không quản ngại bất kì hi sinh gian khố nào, rất tự tin và đầy ý chí quyết thắng. Hình ảnh đó oai phong lẫm liệt như hình tượng các dũng sĩ trong những thiên anh hùng ca thưỏ' xưa, nhưng lại gần gũi, sống động, tưởng như họ vừa “rũ bùn đừng dậy sáng loà”.
d)Họ hi sinh thầm lặng, nhân dân tiếc thương vô hạn
Bài văn tế là khúc ca bi tráng biểu hiện tấm lòng ngưỡng mộ và tiếc thương của cả dân tộc đối với những người nông dân yêu nước, những nghĩa sĩ, những người anh hùng vô danh. Nỗi tiếc thương đau xót trước sự hi sinh của các nghĩa sĩ như thấm đẫm cả đất trời, cỏ cây:
“Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng luỵ nhỏ”.
Nguyễn Đình Chiểu đã viết những câu văn thật xúc động khi khóc thương họ: “Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo…”
Ngữ điệu câu văn đọc lên nghe như có tiếng khóc nức nở, tắc nghẹn.
Tiếc thương và ngưỡng mộ, Nguyễn Đình Chiểu muốn những người nghĩa sĩ không chết. Ông vận dụng cả tiềm thức và tâm linh để sáng tạo nên hình tượng bất tử của những người nghĩa sĩ: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh”. Những người nghĩa sĩ lúc sống hay lúc chết đều một lòng đánh giặc bảo vệ cuộc sống, bảo vệ quê hương.
Nguyễn Đình Chiều đã phát hiện và ngợi ca bản chất cao quý vẫn tiềm ẩn đằng sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân là lòng yêu chính nghĩa, yêu nước và lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Văn chương trung đại từ xưa đến giờ chưa có tác phẩm nào chú ý khai thác vẻ đẹp tâm hồn cao quý đó của người nông dân.
Hiếm có tác phẩm nào được xây dựng toàn bằng những chi tiết chân thực, được cô đúc từ thực tế đời sống như bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Ngòi bút hiện thực được kết hợp rất nhuần nhuyễn với chất trữ tình sâu lắng, ẩn chứa trong từng câu, từng chữ, từng hình ảnh đã thể hiện được sự cảm thông, niềm kính phục và tự hào của tác giả. Từ ngữ bình dị mà tinh tế, chính xác, giàu sức gợi cảm. Nhiều biện pháp tu từ được sử dụng thành công, tạo được hiệu quả nghệ thuật cao.
– Qua bài văn, chúng ta càng hiểu hơn, yêu quý và kính trọng hơn người nông dân Nam Bộ. Ta tự hào về những người nông dân áo vải: “đã đứng lèn thành những anh hùng”.

Xem thêm:  Giải bài tập Ngữ văn lớp 11: Tinh thần thể dục

Nguồn: Vietvanhoctro.com

Check Also

chan dung nu sinh truon 49cc1a 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *