Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của đại thi hào Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của đại thi hào Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí của đại thi hào Nguyễn Du

Hướng dẫn

Độc Tiểu Thanh kí là tiếng khóc xót thương cho số phận bất hạnh của nàng Tiểu Thanh, đồng thời qua bài thơ tác giả Nguyễn Du cũng bộc lộ được những tâm sự về người nghệ sĩ và nghệ thuật. Anh chị hãy phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kíđể thấy hết được những giá trị to lớn về nội dung của tác phẩm này.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí

1. Mở bài

– Giới thiệu về bài thơ

  • Mỗi nhà văn nhà thơ đều có nguồn cảm hứng riêng, đối với Nguyễn Trãi hình ảnh người phụ nữ đã tạo nên cảm hứng cho ông
  • Độc tiểu Thanh kí tác phẩm về người con gái hồng nhan bạc phận, bày tỏ lòng thương xót với người con gái đó

– Thân bài

-Nguồn cảm hứng cho sáng tác của ông: Người con gái, số phận, cuộc đời, những tác phẩm cô để lại

-Hai câu đề: Khung cảnh của nhà thơ với tiếng lòng của cô gái

  • Tây Hồ: cảnh đẹp nhưng chôn giấu cảm xúc người con gái, đẹp nhưng nay đã hóa gò hoang
  • Thời gian cô đơn: Dùng thơ ca bày tỏ nỗi lòng, hình ảnh mảnh giấy tàn, khung của sổ

-Hai câu thực: Cảm giác buồn ngậm ngùi, nỗi niềm còn vương vấn

  • Son phấn: Vật dụng với người con gái đẹp, dù đẹp không tránh khỏi số phận đau thương
  • Văn chương: Để lại những bài còn dang dở, đã bị đốt
  • Những thứ còn vương vấn tới tận bây giờ

-Hai câu Luận: Cái nhìn về người con gái, số phận trong thời phong kiến

  • Số phận đó không mình cô mang mà những người con gái trong thời đó đều có
  • Là người con gái sẵn có hay xã hội đẩy họ vào điều đó.

-Hai câu kết: Tư duy và câu hỏi của chính tác giả

  • Câu hỏi ngậm ngùi xót thương, đồng cảm
  • Nàng tiểu Thanh tới bây giờ còn được nhắc, đặt bản thân tác giả không biết có ai nhớ đến hay trở về với thiên thu. Nỗi lòng tác giả và người đọc
Xem thêm:  Phân tích một tác phẩm văn học đã gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ sâu sắc nhất, trước những vấn đề tu dưỡng và rèn luyện của tuổi trẻ hiện nay

3. Kết bài

Cảm nhận về bài thơ: Là tấm lòng của tác giả dành cho thân phận người con gái.

II. Bài tham khảo

Nhà văn nhà thơ luôn lấy cảm hứng từ thiên nhiên, những cảnh đẹp say đắm lòng người, lấy cảm hứng từ cuộc sống, những góc khuất trong xã hội, nhưng đối với Nguyễn Du thì khác hình ảnh người con gái đã đem lại cho ông nguồn cảm hứng vô tận để cho ra đời tác phẩm Độc Tiểu Thanh Kí, tác phẩm hay nhất của ông in trong tập Thanh hiên thi tập, tác phẩm kể về hình ảnh người con gái hồng nhan bạc phận, qua đó ông dùng sự uyển chuyển, hoa mĩ của câu thơ để bày tỏ lòng thương xót đối với người con gái đó.

Nguồn cảm hứng đó Nguyễn Du chẳng biết là ngẫu nhiên hay định mệnh sắp đặt, từ một người con gái vì gia cảnh nghèo khó nên nàng được gả vào một gia đình giàu có để làm lẽ và kiếp làm lẽ của nàng chẳng mấy hạnh phúc khi bên cạnh nàng là cô vợ cả ghen tuông, vô lí, cô vợ đẩy nàng vào cuộc sống tách biệt trên núi Côn Sơn, thời gian cuộc sống đã cho ra đời vô vàn những tác phẩm do chính người con gái đó viết, rồi vì quá cô đơn, buồn bã nên nàng đã chết trong lúc còn rất trẻ, những sáng tác của nàng bị người vợ cả đem đốt gần hết, còn sót lại một số tác phẩm, và những tác phẩm đó đậu bến nơi Nguyễn Du, từ đây tình thương của con người với con người đặc biệt là người con gái phải chịu số phận xót xa ông đã cho ra đời những câu thơ lắng đọng vô cùng.

Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang

Thổn thức bên song mảnh giấy tàn

Câu chuyện xưa hiện lên từ khung cảnh cho đến nét ảm đạm trong chính khung cảnh đó được nhà thơ đưa vào ngắn gọn trong một câu thơ, Tây Hồ nơi mà nàng đã sống, nơi đã chôn vùi cảm xúc của người con gái còn lứa tuổi mộng mơ, người con gái đáng lẽ ra phải được sống một cuộc sống tràn đầy tình yêu, tự do bay nhảy tung tăng giữa đất trời, làm những công việc vì bản thân vì xã hội thì nay ngược lại hoàn toàn, người con gái bạc mệnh phải chôn vùi tất cả mọi thứ kể cả mạng sống của mình trên mảnh đất đó. Tây Hồ là nơi có cảnh đẹp say mê lòng người, cảnh đẹp đi vào nhiều bài thơ ca nhưng nay lại hóa gò hoang, một khung cảnh heo hút hiện ra bởi chính người con gái để lại tuổi thanh xuẩn của mình trên mảnh đất đó. Trong quãng thời gian cô đơn giữa đất trời nàng chỉ biết dùng những vần thơ để bày tỏ cảm xúc của mình, lâng lâng trong lồng ngực với biết bao nỗi niềm gửi vào mảnh giấy tàn bên khung cửa sổ, một số phần bị chà đạp như bao cô gái khác trong một xã hội phong kiến thời bấy giờ. Mảnh giấy còn lưu lại linh hồn người con gái đó cho tới tận bây giờ

Xem thêm:  Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ của học và hành

Son phấn có thần chôn vẫn hận

Văn chương không mệnh đốt còn vương

Người con gái đã mất nhưng những gì mà cô để lại còn vương vấn cho tới tận ngày nay, hình ảnh son phấn vật dụng không bao giờ dời xa những người con gái biết làm đẹp cho chính bản thân mình được hiện lên nghe thật xót xa, dù người con gái đó có xinh đẹp tới đâu cũng không tránh khỏi số kiếp đã định khi sống trong xã hội ngày đó, một xã hội chà đạp vùi dập lên thân phận người phụ nữ chân yêu tay mềm. Những thứ cô để lại nhìn thấy được là những tờ văn chương nay chỉ còn dang dở, và những thứ không thể cầm nắm mà chỉ có thể cảm nhận đó là số phận của cô, hai hình ảnh tuy khác nhau nhưng lại có sự liên kết bền chặt vô cùng, sự tồn tại từ rất lâu cho tới tận ngày nay. Không chỉ dừng ở đó tác giả còn bày tỏ lòng tiếc thương tài năng của người con gái

Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi

Cái án phong lưu khách tự mang

Nỗi oan của nàng tiểu Thanh không chỉ mình cô gánh chịu mà những người tài sống trong thời đại của cô đều không thể tránh khỏi, điều này càng làm cho câu thơ mang một nỗi niềm tuyệt vọng, ai oán nặng nè. Người phụ nữ tài hoa từ xưa đến nay dường như đã mang trong mình một số kiếp nghiệt ngã mà không thể tách ra được hay chính xã hội không coi trọng người con gái đã đẩy họ vào những chua cay đó. Cuối cùng tác giả tự đặt câu hỏi cho bản thân mình để tất cả cùng được trả lời

Xem thêm:  Soạn bài tựa Trích diễm thi tập

Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa

Người đời ai khóc Tố Như chăng?

Một câu hỏi ngậm ngùi chứa đầy nước mắt bên trong, một câu hỏi về nàng tiểu Thanh cách xa 300 năm vẫn khiến người đời nhớ thương, đồng cảm thay rồi lại tự hóa thân mình vào người con gái đấy để xem bản thân ông có được như thế hay không, có còn được người đời biết đến, có còn trường tồn với thời gian hay sẽ hóa thành cát bụi trở về với cõi thiên thu, câu hỏi nghe đơn giản nhưng lại khiến người đọc suy ngẫm, day dứt vô cùng.

Bài thơ là một kiệt tác mà Nguyễn Du đã để lại cho đời, một bài thơ lưu giữ tấm lòng chân thành giữa con người với con người, đâu phải ai cũng có thể thấu hiểu được như ông, và nếu có thấu hiểu cũng đâu thể đưa ra những vần thơ hào nhoáng, sâu lắng đến vậy. Bài thơ thể hiện tấm lòng, tình cảm vượt mọi rào cản ranh giới để hòa vào cùng cảm nhận.

Theo Vanmautuyenchon.com

Check Also

chan dung nu sinhb3fe 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *