Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 11 / Phân tích bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát” của Cao Bá Quát

Phân tích bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát” của Cao Bá Quát

Phân tích bài thơ Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát

Bài làm

Cao Bá Quát được biết đến là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng rất lận đận về đường công danh. Có thể nói sống trong cảnh chính quyền phong kiến hà khắc, chuyên chế, áp bức dân lành, ông cũng như những người khác họ thuộc tầng lớp trí thức, và dù có tài nhưng cũng không được coi trọng. Dường như những sự phí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông đã khiến ông trở nên chán ghét những khuôn khổ bó hẹp của chế độ phong kiến hủ bại. Các tác phẩm của ông như đã thể hiện sự bất mãn đối với những bất công, ngang trái trong cuộc đời và đối với chế độ đương thời. Tác phẩm “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả đi qua miền Trung, nhìn những bãi cát dài trắng chạy dài vô tận. Đó chính là bãi cát – hay đồng thời cũng chính như cuộc đời, như đương công danh mà những người trí thức lúc bấy giờ vẫn đang theo đuổi, nhọc nhằn, mờ mịt.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát mênh mông vô định

“Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.”

Dường như những bãi cát dài cứ nối tiếp nhau không bao giờ ngưng nghỉ, tựa như chẳng thấy điểm kết thúc. Bốn bề đều là một màu cát trắng, núi và biển và người đi trên bãi cát như chỉ thấy màu nắng, màu cát mà thôi. Trong khung cảnh vắng lặng ấy, có một người đang lê từng bước khó nhọc, “đi một bước như lùi một bước”. Giữa thiên nhiên mênh mông, bao la, giữa bốn bề cát trắng, con người trở nên thật nhỏ bé, cô độc biết bao.

Xem thêm:  Phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”

Mặt trời đã lặn từ lâu, nhưng làm sao có thể dừng bước vì giữa biển cát, biết tìm đâu ra chỗ ngủ cho đêm nay. Khi có một con đường đi, cứ đi, đi mãi mà chẳng thể dừng lại, mà tiếp cũng chẳng biết bao giờ sẽ tới nơi.

Dường như hình ảnh con đương trên cát bất tận, hình ảnh người lữ khách nhỏ bé bất lực giữa thiên nhiên, hay đó chính là ngầm ẩn cho con đường công danh mà Cao Bá Quát, cũng như rất nhiều những trí sĩ đương thời đã và đang dấn thân vào. Một con đường đầy gian nan, thử thách, cay đắng, mệt nhọc. Ngay chính nhà thơ, ngay chính Cao Bá Quát, cũng rất lận đận với con đường thi cử, công danh, rất nhiều lần bị đánh tụt hạng, đánh trượt trong các khoa thi nhưng cũng chỉ biết chấp nhận.

Bất lực, bế tắc, nhà thơ chỉ biết tự oán than và nói:

“Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Nhà thơ Cao Bá Quát cũng như chỉ tiếc mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi, mọi oán hận của thế gian. Và khi con mắt không thấy thì tâm không đau. Nhìn người và cũng đã nhìn lại mình. Dẫu biết rằng con đường công danh là gian nan, là phải “tất tả” ở nơi phường danh lợi, thế nhưng vẫn cứ dấn thân vào. Rồi khi con người càng đi vào, càng thấy hoang mang, không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Và cũng bởi công danh phải vất vả. Vì công danh phải cố bước mặc dù koong biết phái trước là gì. Cũng vì bởi công danh như hơi men rượu, lôi cuốn, hấp dẫn người ta, như hơi men trong gió từ quán rượu, cũng đủ làm người ta say trong mê muội. Đã có ô số người tìm đến rượu, bị rượu hấp dẫn, rồi say trong đó không biết lối ra.Và dường như có biết bao người say, có được bao nhiêu người tỉnh táo để không bị cái danh lợi mê hoặc? Nhà thơdường như đã tỉnh, nhưng rồi tỉnh vói nỗi băn khoăn không biết con đường này có nên đi tiếp hay không?

Xem thêm:  Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm Lao xao của Duy Khán

Người đi trên bãi cát đã quá cùng cực, chán ngán, tuyệt vọng mà người đọc dễ nhận thấy điều này qua câu thơ:

Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiểu, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát?”

Người lữ khách như đang bế tắc, loay hoay, cô độc, chỉ biết hỏi nơi bãi cát vô tri xem phải tính sao với con đường khó khăn này. Đường bằng thì quá đỗi mờ mịt, mà đường gập ghềnh ghê sợ thì cũng đâu phải ít. Và lúc này đường công danh là thế, biết bao chông gai, cạm bẫy luôn rình rập. Và phải làm thế nào để được sống như mình muốn trên con đường ấy đây? Một cảm giác tuyệt vọng, bất lực như nhen nhói bấy lâu như đã trào dâng trong lòng người khách độc hành, chỉ biết cất lên khúc hát “đường cùng” để bày tỏ tâm trạng.

Khi người lữ khách nhìn bốn bề, chỉ thấy sóng, thấy núi, chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Nhưng chẳng lẽ người lữ khác đó cứ đứng mãi nơi cồn cát ấy? Anh còn đứng làm gì trên bãi cát ấy nữa chứ. Hãy đi đi, đi ngay đi băng qua núi, băng qua biển, có gian truân, có vất vả nhưng có lẽ sẽ không còn mờ mịt như việc anh đi cứ hoài trên bãi cát kia. Câu hỏi cuối trong bài thơ, như dự báo một hành động dứt khoát lựa chọn rời khỏi đường công danh, mà lựa chọn một con đường, một lí tưởng cho riêng mình.

Xem thêm:  So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

Bài thơ chính là lời tâm sự, băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn. Nó là một sự không cam chịu bó buộc trong những gò bó của chế độ phong kiến bất công, đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ.

Check Also

cap nhat nhan744e7b 310x165 - Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Đề bài: Bình giảng bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *