Đề bài: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
Bài làm
Nhà thơ Nguyễn Duy là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, những sáng tác của ông đi vào lòng người đọc một cách vô cùng gần gũi, mộc mạc, thể hiện qua từ ngữ nhẹ nhàng tình cảm.
Bài thơ “Ánh trăng” được rút ra từ tập thơ cùng tên được tác giả viết trong những năm 1978 khi đang sống tại Hồ Chí Minh. Bài thơ “Ánh Trăng” chính là tựa đề của bài thơ cũng là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, thể hiện tình cảm gắn bó trước sau như một thủy chung, của con người và ánh trăng.
Ánh trăng chính là người bạn thân thiết của con người xuyên suốt trong những câu thơ, thể hiện tình cảm gần gũi gắn bó.
Có thể nói Nguyễn Duy đã rất tinh tế để xây dựng thành công hình tượng ánh trăng nhưng có sức mạnh làm lay động tới trái tim người đọc. Bài thơ được tác giả Nguyễn Duy bằng những hình ảnh ánh trăng vô cùng thân thuộc, tình cảm gắn bó thật đẹp
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ.
Hình ảnh ánh trăng chính là biểu tượng thành công mà tác giả đã xây dựng thành công thể hiện những kỷ niệm gắn bó giữa con người và ánh trăng.
Ánh trăng vô cùng tinh khiết, nhẹ nhàng lan tỏa từng cánh đồng mênh mông nuôi dưỡng những kỷ niệm đẹp tâm hồn của mỗi chúng ta.
Đến những năm tháng hồi chiến tranh ở rừng vô cùng gian khổ, vất vả, ánh trăng thể hiện ký ức tuổi thơ thân thiết gần gũi như hai người bạn tâm giao tri kỷ, tình cảm gắn bó xuyên thời gian và không gian.
Có thể nói Nguyễn Duy đã khéo léo tinh tế nên nhân hóa ánh trăng thành người bạn thân thiết, gắn bó tri kỷ của mình. Trong khổ thơ thứ hai của bài thơ, hình ảnh ánh trăng và con người lại được tái hiện thông qua những năm tháng chiến tranh, sự gắn kết của con người và ánh trăng thể hiện tình cảm gắn bó.
Trần trụi giữa thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa
Dù ở đâu thì ánh trăng vẫn thể hiện sự tròn vẹn của mình, thể hiện tình cảm ấm áp dành cho con người soi sáng những con người trong màn đêm hành quân tăm tối. Ánh trăng tình nghĩa, thủy chung luôn nhắc nhở con người tới những kỷ niệm thân thiết, không bao giờ có thể quên đi.
Trong khổ thơ từ “ngỡ” chính là dấu hiệu cho sự ly tan, rạn nứt lãng quên ở khổ thơ tiếp theo giữa con người và ánh trăng:
Từ hồi về thành phố
Quen đèn điện của gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
Cuộc sống đô thi phồn hoa có nhiều ánh diện, nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi khiến cho con người quên dần đi người bạn thân thiết giản dị gắn bó với mình từ khi bé tới những ngày chiến tranh gian nan thử thách. Nhưng ánh trăng thì trước sau vẫn thủy chung son sắc, vẹn nguyên tròn đấy. Những câu thơ thể hiện cảm xúc nghẹn ngào
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om,
Vội bật tung cửa sổ,
Đột ngột vầng trăng tròn.
Đến những khổ thơ này thì giọng thơ, tứ thơ đột ngột thay đổi, có lẽ chính bản thân tác giả đã thay đổi nên mới dẫn tới sự thay đổi trong cuộc sống của con người. Sau chiến tranh hòa bình lập lại con người trở về thành phố xây dựng cuộc sống mới thì họ dần dần quên mất quá khứ khó khăn, những người bạn đã chung sức trong khó khăn gian khổ.
Chính cuộc sống đầy đủ, với ánh sáng của đèn điện sáng trưng, thì ánh trăng mờ nhạt chẳng là gì cả. Hai từ “thình lình” được tác giả dùng một cách độc đáo, có thể thấy sự không vững vàng trong thâm tâm của con người. Trong tâm hồn có một sự chuyển biến sâu sắc nên mọi thứ trở nên không rõ ràng vững vàng.
Nhưng rồi một ngày đèn điện biến mất, những thứ tiện nghi khiến cho con người lại tìm tới những thứ xưa cũ, khi cửa sổ được bật tung ra thì vầng trăng tròn vành vạnh đã làm cho tác giả cảm thấy ngỡ ngàng, cảm thấy hổ thẹn ánh trăng tình nghĩa tròn đầy kia.
Thực ra đến khổ thơ này tác giả đã nhận ra sự vô tâm, hững hờ của mình đối với quá khứ, những kỷ niệm thiêng liêng gắn bó qua những ngày khó khăn, gian khổ.
Khi tác giả đối diện với ánh trăng có điều gì đó rưng rưng xúc động khiến cho lòng người chợt chùng xuống, ngỡ ngàng xúc động. Một cuộc gặp gỡ hội ngộ vô cùng bất ngờ giữa tác giả và ánh trăng.
Vầng trăng tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
Trong những câu thơ thể hiện phép đối lập song song thể hiện lương tâm của con người đã được giác ngộ và thức tỉnh đúng lúc trước ánh trăng tròn đều, vẹn nguyên sau bao nhiêu thăng trầm của thời gian.
Dù cuộc sống của con người có thay đổi như thế nào thì ánh trăng vẫn mãi như vậy, vẫn chung thủy trước sau, vẫn tròn vẹn, không hề sứt mẻ, thể hiện sự bao dung của thiên nhiên dành cho con người. Những câu thơ của Nguyễn Duy đã gieo vào lòng người đọc những âm hưởng khó quên, nghẹn ngào và xúc động.
Bài thơ “Ánh trăng” của tác giả Nguyễn Duy với tứ thơ vô cùng độc đáo hấp dẫn mới mẻ, từ ngữ thể hiện phong cách phóng khoáng, tác giả đã thể hiện được tình cảm của mình với thiên nhiên và kỷ niệm trong quá khứ.
Thảo Nguyên