Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Nghị luận về câu nói: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia

Nghị luận về câu nói: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia


Nghị luận về câu nói: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Gợi ý làm bài

I. GIẢI THÍCH

– Hiền tài là người có kiến thức, có tài năng và phẩm chất tốt đẹp, có tâm huyết và khát vọng cho đất nước cho dân tộc, Hiền tài còn gọi là tri thức.

– Nguyên khí theo nghĩa đen của đông y là loại khí không mùi, không màu không vị, nhưng con người không có nguyên khí là con người chết, hiểu theo nghĩa rộng, nguyên khí là khí chất là nội lực làm nên sức sống ban đầu Nguyên khí của quốc gia là khát vọng, là sức sống của dân tộc.

– Ý kiến của Thân Nhân Trung nhằm đề cao và khảng định vai trò quan trọng của người trí thức.Họ chính là rường cột của nước nhà, có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước.

II. BÌNH LUẬN

1. Coi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một ý kiến đúng đắn:

– Hiền tài là người định hướng chính trị: Họ là những người xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạt định đường lối, chủ trương, chính sách xây dựng đất nước.

– Hiền tài là tinh hoa của văn hóa xã hội: họ là những người định hướng văn hóa cho xã hội, định hướng tư tưởng, dẫn dắt dư luận, diện mạo văn hóa của xã hội, đóng góp to lớn trong việc xây dựng nên một xã hội văn minh, một xã hội vì con người.

– Hiền tài là nền tảng tiến bộ của xã hội: Họ là những người phát minh ra khoa học, dung khoa học để chế ngự thiên nhiên, đưa khoa học phục vụ các chương trình xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, cải thiện thương mại và công nghiệp.

– Hiền tài là động lực của tang trưởng kinh tế: Họ là nững người đề ra những phương pháp tiên tiến cho sản xuất của cải vật chất phục vụ xã hội. Ở đâu có nhiều tri thức, ở đó nền kinh tế phát triển bền vững hơn; những công ty, đơn vị nào có nhiều tri thức sẽ phát triển mạnh hơn…Trong thời đại kinh tế hiện nay, tri thức được coi là thành phần mang lại giá trị kinh tế lớn nhất.

– Hiền tài là lực lượng nồng cốt trong quản lí xã hội: Họ là những người có khả năng phán đoán và nhận định sáng suốt, nhạy bén xử lý các tình huống, đề ra lối sách thích hợp để vận hành tốt công việc, đặc biệt huy động được nhiều tài năng trong lĩnh vực mình phụ trách, và giải quyết được các vấn đề ở tầm cao.

Tóm lại, hiền tài có quan hệ tới sự thịnh suy của đất nước, nguyên khí thịnh thì đất nước giàu mạnh, nguyên khí suy thì nước yếu và càng ngày càng xuống cấp.

2. Ý kiến của Thân Nhân Trung thể hiện sự quan tâm đến giáo dục và trọng dụng nhân tài của nhà nước phong kiến đương thời:

– Ý kiến trên được trích từ Văn bia đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ ba ( 1442) mà Thân Nhân Trung được vua giao cho soạn, để khắc vào các bia tiến sĩ đầu tiên của việt Nam hiện đặt lại Văn Miếu Quốc Tử Giám.

Xem thêm:  Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều của Nguyễn Du

– Việc dựng bia đá nhằm mục đinh vinh danh hiền tài, khiến cho họ đem tài năng ra cống hiến và giúp sức cho nước nhà; khuyến khích mọi người noi gương hiền tài; ngăn ngừa điều ác. Dựng bia đúng là cách tôn vinh quá khứ, làm gương cho thế hệ tương lai, tạo dựng truyền thống hiếu học.

– Việc dựng bia đã thể hiện tư tưởng lớn về đào tạo nhân tài, sử dụng nhân tài đất nước của các bậc minh quân.

3. Ý kiến của Thân Nhân Trung còn là lời nhắc nhở các nhà lãnh đạo của các thế hệ sau phải biết coi trọng việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ.

4. Việc sử dụng nhân tài trọng sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.

– Trong thời phong kiến: Thành phần trí thức được coi là hàng đầu, sĩ, nông, công, thương). Thời Lí, năm 1075, mở trường đại học đầu tiên là Quốc Tử Giám để đào tạo nhân tài. Khoa cử thời Lí, Trần góp phần phát triển văn minh Đại Việt.Đến thời Lê sơ, Năm 1442 mở khoa thi Hội đầu tiên để chọn Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa.Từ năm 1462, đời vua Lê Thánh Tông, việc thi cử càng được coi trọng. Trên bia tiến sĩ đã ghi “việc chính trị lớn của đế vương không gì cần bằng nhân tài”. Lời dụ của vua Lê Hiến Tông (1498- 1504) có ghi: “Nhân tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh mẽ thì trị đạo mới thịnh”. Nhiều bậc trí thức đã làm vẻ vang cho đất nước như Mạc Đĩnh Chi, Chu Văn Ăn, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, v.v…

– Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ: chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của tri thức và coi trọng sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, Bác cho rằng: “Kiến thiết phải có nhân tài” và “Một dân tọc dốt là một dân tộc yếu”.Đảng, Ban chấp hành Trung ương khóa X đã đánh giá về đóng góp của tri thức: Đội ngũ tri thức Việt Nam đã có những đóng góp to lớn, quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thự dân Pháp và đế Quốc Mĩ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhiều bậc trí thức đã đóng góp to lớn, quan trọng vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân pháp Đế quốc Mĩ, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhiều bậc trí thức đã đóng góp cho đất nước: huỳnh Thúc Kháng, Đặn Thai Mai, Trần Đại Nghĩa, Lương Định Của, Tôn Thất Tùng, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Tấn Phát, Phạm Ngọc Thạch, v.v…

– Trong công cuộc đổi mới: Đảng và nhà nước chú trọng xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kì đảy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Hiện số lượng thanh lien tri thức khá đông được đào tạo ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ…đem kiến thức về nước để phục vụ trong các kĩnh vực kinh tế, văn hóa, du lịch,…Nhiều doanh nhân thường xuyên ra nước ngoài để nâng cao trình độ, kiến thức, trao đổi kinh nghiệm, tìm đối tác, kêu gọi đàu tư, v.v…Tuy nhiên do chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc còn thiếu thốn, đời sống còn khó khan nên lực lượng hiền tài chưa toàn tâm, toàn ý cho công việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kĩ thuật.

Xem thêm:  Soạn bài lớp 6: So sánh

III. RÚT RA NÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG

– Đối với đât nước: Để trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, đòi hỏi con người ta phải chọn con đường rút ngắn, phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của dân tộc, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ tri thức; ngăn ngừa nạ chảy máu chất xám. Cụ thể là cần có chính sách giúp đỡ, phát hiện, đánh giá, bồi dưỡng và trọng dụng hiền tài, đồng thời cũng cần quan tâm đén sự nghiệp giáo dục, tôn vinh những người có công chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục, giúp đỡ hiền tài.

– Đối với bản thân: Học tập chăm chỉ, nghiêm túc để nâng cao trình độ, khả năng sáng tạo, năng lực làm việc và rèn luyện nhân cách để chở thành hiền tài góp phần xây dựng đất nước.

IV. THAM KHẢO THÊM

– Nếu ai có thể tạo ra quả bom nguyên tử, thì người đó là bác học, chỉ khi nào ông bác học ý thức được cái khí giới giết người ghê gớm ấy, đứng lên hô hào chống bom nguyên tử, lúc đó ông ta là trí thức.(J.P.Sartre)

– Trí thức là sức mạnh.(Francis Bacon)

– Tần Thủy Hoàng – vị Hoàng đế Trung Hoa đầu tiên, có công thống nhất đất nước, nhưng cai trị đất nước bằng bao quyền, đốt sách, phỉ bách tri thức cho nên chỉ được thời gian ngắn nhà tần đã suy vong.


Nghị luận về câu nói: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia – Bài làm

Đối với mỗi một quốc gia, muốn phát triển giàu mạnh, bền vững thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng. Dân có giàu thì nước mới mạnh. Một đất nước với nhiều người tài giỏi, thì sẽ có khả năng làm giàu cho đất nước. Và câu nói: “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” của Thân Nhân Trung có giá trị thúc đẩy vô cùng to lớn về vấn đề này.

Chúng ta hiểu thế nào là hiền tài? Hiền tài nghĩa là những con người tài giỏi, có khả năng làm việc, cùng với sự đức độ, có tâm có đức. Họ có những đóng góp quan trọng và ý kiến đúng đắn cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và đất nước nói chung. Những người tài giỏi, có lương thiện sẽ đóng góp không nhỏ cho sự phát triển phồn vinh của đất nước. Theo như ý kiến của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.” Có thể thấy, đây là một quy luật tất yếu của mỗi quốc gia. Những quốc gia coi trọng con người, luôn xem trọng người tài thì đất nước sẽ phát triển bền vững. Có thể lấy ví dụ như đất nước Nhật Bản, họ luôn khẳng định mình là quốc gia vững mạnh trên thế giới, nhờ vào sự xem trọng hiền tài để phát huy khả năng của họ.

Xem thêm:  Suy nghĩ về câu Biết thêm một ngoại ngữ là biết thêm một thế giới

Còn như ở dân tộc ta, câu nói này lại càng khẳng định điều đó. Đất nước ta đã trải qua hàng ngàn năm với những mất mát, hi sinh để chống lại quân xâm lược, giành lại độc lập tự do như ngày hôm nay. Và để làm được điều đó, chắc chắn không thể không kể đến công lao của những bậc hiền tài, tiêu biểu là Hồ Chí Minh, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt… Nếu như không có những bậc hiền tài, những công thần đó đã đi đúng hướng, thì liệu chúng ta có được như ngày hôm nay hay không? Đó chính là nhờ tài đức của những bậc hiền tài đó. Họ là người tài giỏi, và họ lại có đức, họ sẵn sàng hy sinh bản thân mình đề cống hiến cho cả dân tộc. Đây đều là những tấm gương sáng để thế hệ sau noi theo và học tập.

Và điều tác giả muốn nói đến ở đây, không chỉ đơn giản là coi trọng hiền tài. Mà chúng ta cần phải tìm kiếm, đào tạo, phát triển những người có khả năng gánh vác và đóng góp cho quốc gia. Một quốc gia có nhiều hiền tài, người vừa có tài lại vừa có đức, quốc gia đó sẽ nhanh chóng phát triển.

Nhưng để nói và làm lại là hai điều hoàn toàn khác nhau. Thực trạng đáng buồn hiện nay là những người tài giỏi lại không có cơ hội để phát triển vì nhiều lý do. Có thể do môi trường không đủ điều kiện để họ phát triển, cũng có thể do họ không được trao cho cơ hội, định hướng để phát triển đúng đắn. Vậy nên điều chúng ta cần làm hiện nay, đó là làm sao để không để xảy ra tình trạng chảy máu chất xám. Chúng ta có người tài, nhưng lại không biết làm sao để phát triển tài năng ấy. Như vậy sẽ rất lãng phí, và quan trọng là ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của đất nước.

Qua đây có thể thấy, đối với một quốc gia thì việc xem trọng người tài đức là một việc vô cùng quan trọng. Những quốc gia biết cách sử dụng người tài, sẽ là những quốc gia giàu mạnh. Mỗi người trong chúng ta hãy cùng nhau cố gắng, để đất nước ta ngày càng có nhiều hiền tài, để đất nước ngày càng phát triển hơn, như câu nói của Thân Nhân Trung: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì nước yếu, rồi xuống thấp.”

Check Also

nu sinh dep mo95757972 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *