Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 12 / Hệ thống kiến thức Nhặt chuẩn giáo án

Hệ thống kiến thức Nhặt chuẩn giáo án

Đối với những tác phẩm truyện ngắn thì việc soạn bài và đọc bài trước khi học là điều vô cùng quan trọng và nếu không làm có lẽ rất khó để tiếp thu kiến thức. Vậy nên hãy cùng Dethihay.com đến với Hệ thống kiến thức Nhặt chuẩn giáo án.

Tìm Hiểu Chung

Tác giả

Kim Luân (1920-2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê ở làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Sinh ra trong gia đình khó khăn, ông chỉ được học hết tiểu học sau đó vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong vừa viết văn.

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn, người nông dân và phong tục tập quán nơi đây. Dù viết về phong tục hay con người thì trong tác phẩm của Kim Lân thì đâu đó ta vẫn thấp bóng dáng của con người làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn những vẫn yêu đời, thật thà, chất phác mà thông minh, tài hoa.

Tác phẩm

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất xắc của nhà văn in trong tập Con chó xấu xí (1962)

Bố cục: 4 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến tự đắc với mình: Tràng tự hào vì đưa được người vợ về nhà.
  • Phần 2: Tiếp theo đến đẩy xe bò: Hai vợ chồng gặp được nhau và nên duyên vợ chồng.
  • Phần 3 tiếp theo đến nước mắt chảy dòng dòng: Tình thương của người mẹ nghèo khổ.
  • Phần 4: Còn lại: Niềm tin vào tương lai tươi sáng.

Kiến thức trọng tâm của tác phẩm

Nhân vật Tràng

+ Tràng là nhân vật có bề ngoài thô, xấu, thân phận lại nghèo hèn, mắc tật hay vừa đi vừa nói một mình,…

Xem thêm:  Suy nghĩ câu "Muốn sống có ý nghĩa, trước hết phải sống có bản lĩnh”

+ Tràng “nhặt” được vợ trong hoàn cảnh đói khát. “Chậc, kệ”, cái tặc lưỡi của Tràng không phải là sự liều lĩnh mà là một sự cưu mang, một tấm lòng nhân hậu không thể chối từ. Quyết định có vẻ giản đơn nhưng chứa đựng nhiều tình thương của con người trong cảnh khốn cùng.

+ Tất cả biến đổi từ giây phút ấy. Trên đường về xóm ngụ cư, Tràng không cúi xuống lầm lũi như mọi ngày mà “phởn phơ”, “vênh vênh ra điều”. Trong phút chốc, Tràng quên tất cả tăm tối, “chỉ còn tình nghĩa với người đàn bà đi bên” và cảm giác êm dịu của một anh Tràng lần đầu tiên đi cạnh cô vợ mới.

+ Buổi sáng đầu tiên có vợ, Tràng biến đổi hẳn: “Hắn thấy bây giờ hắn mới nên người”. Tràng thấy trách nhiệm và biết gắn bó với tổ ấm của mình.

Người vợ nhặt

+ Thị theo Tràng trước hết là vì miếng ăn (chạy trốn cái đói).

+ Nhưng trên đường theo Tràng về, cái vẻ “cong cớn” biến mất, chỉ còn người phụ nữ xấu hổ, ngượng ngừng và cũng đầy nữ tính (đi sau Tràng ba bốn bước, cái nón rách che nghiêng, ngồi mớm ở mép giường,…). Tâm trạng lo âu, băn khoăn, hồi hộp khi bước chân về “làm dâu ngà người”.

+ Buổi sớm mai, chị ta dậy sớm, quét tước, dọn dẹp. Đó là hình ảnh của một người vợ biết lo toan, thu vén cho cuộc sống gia đình, hình ảnh của một người “vợ hiền dâu thảo”.

Xem thêm:  Tuyển tập 22 đề nghị luận văn học dạng so sánh

Người phụ nữ xuất hiện không tên, không tuổi, không quê như “rơi” vào giữa thiên truyện để Tràng “nhặt” làm vợ. Từ chỗ nhân cách bị bóp méo vì cái đói, thiên chức, bổn phận làm vợ, làm dâu được đánh thức khi người phụ nữ này quyết định gắn sinh mạng mình với Tràng. Chính chị cũng đã làm cho niềm hi vọng của mọi người trỗi dậy khi kể chuyện ở Bắc Giang, Thái Nguyên người ta đi phá kho thóc Nhật.

Bà cụ Tứ

+ Tâm trạng bà cụ Tứ: mừng, vui, xót, tủi, “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”. Đối với người đàn bà thì “lòng bà đầy xót thương”. Nén vào lòng tất cả, bà dang tay đón người đàn bà xa lạ làm con dâu mình: “ừ, thôi thì các con phải duyên, phải số với nhau, u cũng mừng lòng”.

+ Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới, bà cụ Tứ đã nhen nhóm cho các con niềm tin, niềm hi vọng: “tao tính khi nào có tiền mua lấy con gà về nuôi, chả mấy mà có đàn gà cho xem”.

-> Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa. Từ ngạc nhiên đến xót thương nhưng trên hết vẫn là tình yêu thương. Cũng chính bà cụ là người nói nhiều nhất về tương lai, một tương lai rất cụ thể thiết thực với những gà, lợn, ruộng, vườn,… một tương lai khiến các con tin tưởng bởi nó không quá xa vời. Kim Lân đã khám phá ra một nét độc đáo khi để cho một bà cụ cập kề miệng lỗ nói nhiều với đôi trẻ về ngày mai.

Xem thêm:  Bình giảng bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Đặc sắc nghệ thuật

+ Cách kể chuyện tự nhiên, lôi cuốn, hấp dẫn.

+ Dựng cảnh chân thật, gây ấn tượng: cảnh chết đói, cảnh bữa cơm ngày đói,…

+ Miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế nhưng bộc lộ tự nhiên, chân thật.

+ Ngôn ngữ nông thôn nhuần nhị, tự nhiên

Kết luận

+Vợ nhặt tạo được một tình huống truyện độc đáo, cách kể chuyện hấp dẫn, miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đối thoại sinh động.

+ Truyện thể hiện được thảm cảnh của nhân dân ta trong nạn đói năm 1945. Đặc biệt thể hiện được tấm lòng nhân ái, sức sống kì diệu của con người ngay bên bờ vực thẳm của cái chết vẫn hướng về sự sống và khát khao tổ ấm gia đình.

Bài soạn Vợ Nhặt của Dethihay.com kết thúc tại đây có thể nói nó khá ngắn gọn và kết hợp với sơ đồ tư duy vợ nhặt sẽ tạo ra cho bạn hệ thống kiến thức rõ ràng để có thể tự tin học và ôn luyện tác phẩm nay.

Tham gia Khóa học cơ bản ngữ văn 12 miễn phí của Baitapsachgiaokhoa

Theo Dethihay.com

Check Also

hoaphuong 27 310x165 - Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Đề bài: Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh Bài …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *