Home / Văn mẫu THPT / Văn mẫu lớp 10 / Giới thiệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đầy đủ chi tiết nhất

Giới thiệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đầy đủ chi tiết nhất

Giới thiệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc đầy đủ chi tiết nhất

Hướng dẫn

Giới thiệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm dưới đây sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về tác giả, đặc sắc nội dung của tác phẩm. Để có thêm những đơn vị kiến thức hữu ích nhất, các bạn hãy cùng tham khảo nhé.

1. Tác giả của Chinh phụ ngâm

– Chinh phụ ngâm là tác phẩm chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn

Chinh phụ ngâm là tác phẩm chữ Hán của tác giả Đặng Trần Côn được sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII. Ngay khi vừa ra đời tác phẩm đã gây được tiếng vang lớ và nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Bởi lẽ đó, nhiều bản dịch xuất hiện, trong đó bản dịch sang chữ Nôm của bà Đoàn Thị Điểm được coi là hoàn hảo hơn cả, thể hiện thành công lẫn trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.

– Bản dịch của chữ Nôm của Đoàn Thị Điểm

Được biết, trong khoảng thời gian xa chồng đằng đẵng, nhận được bản Chinh phụ ngâm khúc viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn, đồng cảm với tâm trạng của người chinh phụ đó, bà đã viết nên bản dịch này. Đây chính là một trong những điểm mới, điểm thu hút của tác phẩm.

2. Đặc sắc về nội dung

Chinh phụ ngâm là câu chuyện về người phụ nữ tiễn chồng ra trận với mong muốn người chồng sẽ lập được công danh và trở về cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng rồi ngay sau buổi tiễn đưa, người phụ nữ phải sống trong tình cảnh lẻ loi, ngày đêm xót xa lo lắng cho chồng. Sống trong cảnh cô đơn, tuổi xuân cũng ngày một qua đi nàng nhận ra cảnh lứa đôi đoàn tụ hạnh phúc ngày càng xa vời đã khiến người chinh phụ rơi vào tâm trạng cô đơn đến cùng cực. Có thể thấy qua những tâm tư tình cảm này, tác phẩm đã thể hiện thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người. Hạnh phúc mà tác giả đề cập ở đây không chỉ trên phương diện tinh thần mà ít nhiều mang màu sắc một sự khát khao mãnh liệt được gần gũi, được ân ái trong sự đối lập với lý tưởng công danh của chế độ phong kiếm thậm chí đối lập với cả những quan niệm thông thường về “quả phúc” của nhà, thể hiện một giá trị nhân đạo sâu sắc.

Ở nguyên tác, bút pháp được nâng tầm khi Đặng Trần Côn biết chắt lọc từ kho tàng thơ văn cổ những câu phù hợp nhất với ý tứ của mình và dụng công sắp xếp thành một kết cấu hoàn chỉnh. Ở bản dịch, Đoàn Thị Điểm đã cho thấy khả năng của mình qua việc phát huy những ưu điểm vốn có của nguyên tác và gạn lọc cả những thành tựu của các bản dịch trước đó. Tác phẩm còn hay ở cách sử dụng ưu thế của thể thơ song thất lục bát, ngôn ngữ trong sáng, hiện đại, kết cấu thanh vận khéo léo, sử dụng từ láy, gieo vần tinh tế.

Xem thêm:  Phân tích chi tiết bát cháo hành của Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Như vậy, bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, bằng những xúc cảm và trải nghiệm của bản thân tác giả đã diễn tả được những diễn biến phong phú, tinh vi các cung bậc tình cảm của người chinh phụ

Theo Vanmautuyenchon.com

Check Also

anh con gai hoc sinh 310x165 - Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Nghị luận xã hội về lòng vị tha

Đề bài: Nghị luận xã hội về lòng vị tha Bài làm Từ xa xưa, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *