Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu thơ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Giải thích câu thơ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Giải thích câu thơ Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ

Bài làm

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một thiên truyện bất hủ, đặc sắc và có giá trị tiêu biểu muôn đời. Tác phẩm ấy cũng đánh dấu cho biết bao những lời thơ quen thuộc trong cuộc sống hôm nay, và một trong số đó chính là hai câu thơ “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Đây là hai câu thơ được trích trong đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, một đoạn thơ mà ở đó người đọc có thể cảm nhận được biết bao nỗi đau đớn, xót xa, tủi nhục của nàng Kiều trong kiếp đoạn trường. Xuất phát từ nét tâm trạng ấy của Kiều, hai câu thơ trên cũng từ đó mà mở ra tầng ý nghĩa, đó là nói về sự tác động của cảm xúc, tâm hồn con người đến với ngoại cảnh, cụ thể ở đây là khi con người sầu bi, buồn bã, ngoại cảnh xung quanh cũng từ đó dưới cái nhìn của con người mà cũng như đang buồn theo chính người ấy. Quan niệm này của Nguyễn Du cũng không phải hoàn toàn là không có căn cứ, nó thiên về bàn đến mặt tâm lý nói chung của con người. Nếu nàng Kiều trong hoàn cảnh ở lầu Ngưng Bích ấy, nhìn đâu cũng thấy nỗi buồn “Buồn trông ngọn nước mới sa/ Hoa trôi man mác biết là về đâu”, hay “Buồn trông nội cỏ rầu rầu/ Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”, cảnh sắc thiên nhiên đã nhuốm màu tâm trạng, nàng buồn, buồn đến mức cảm thấy tuyệt vọng, mờ mịt ở tương lai. Trong cuộc sống cũng vậy, đôi khi con người ta có những nỗi buồn thì dù là thiên nhiên xung quanh có rực rỡ, sinh động đến thế nào, con người ta cũng khó mà có thể vui lên được, nếu như nỗi buồn ấy quá sâu sắc. Câu thơ mang ý nghĩa nhiều hơn đến việc thể hiện sự tác động của tâm trạng đến ngoại cảnh, nói rằng “cảnh có vui đâu bao giờ” cũng là để khẳng định tâm trạng buồn bã đến mức cùng cực của con người, khiến liên tưởng đến việc tác động đến cả môi trường xung quanh. Khi ta vui, ta nhìn cuộc sống đâu cũng thấy màu sắc, sức sống, ngược lại, khi ta buồn, vạn vật dưới cái nhìn của ta cũng đầy ảm đạm, nhạt nhòa. Nếu xét về mặt tâm lý chung của con người, ý thơ của Nguyễn Du là hoàn toàn phù hợp, ta hiểu vì sao dù là trong quá khứ hay hiện tại, trong văn chương nói riêng, các nhà thơ, nhà văn bao giờ cũng sử dụng bút pháp trên để làm một trong những yếu tố sáng tạo tác phẩm của mình vì nó giúp cho văn chương trở nên giàu cảm xúc, sinh động và nhiều sức sống hơn, “Đoạn trường tân thanh” chính là một minh chứng tiêu biểu. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là một ý thơ dù là trong bất kỳ thời địa nào, giá trị của nó vẫn còn vẹn nguyên và đầy ý nghĩa muôn đời.

Check Also

hoaphuong 26 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *