Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 7 / Giải thích câu thành ngữ Kẻ tám lạng người nửa cân

Giải thích câu thành ngữ Kẻ tám lạng người nửa cân

Giải thích câu thành ngữ Kẻ tám lạng người nửa cân

Bài làm

Xuất phát từ đời sống hàng ngày, ca dao tục ngữ đi vào trong lòng người đọc không chỉ là những bài học đạo lý sâu sắc mà còn là những quy luật, những hiện tượng đời sống, đôi khi là những lời nhắn nhủ tuy nhẹ nhàng mà thấm thía, và câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân” chính là một trong số đó. Câu tục ngữ chỉ đơn thuần như cách nói về những con người cân bằng nhau về nhiều mặt trong cuộc sống. “Tám lạng” và “nửa cân” là hai đại lượng cân nặng chính xác là ngang bằng nhau khi cân bằng loại cân ngày xưa với một cân được coi là 16 lạng, “kẻ tám lạng người nửa cân” không chỉ nói đến sự ngang bằng trong cân nặng thuộc về thể chất, mà từ đó, ông cha ta còn muốn nói nói đến sự ngang bằng trong tâm hồn, trong khả năng, trong nhận biết cũng như nhiều mặt khác giữa con người với con người. Câu tục ngữ được dùng phổ biến hàng ngày trong cuộc sống hôm nay, để chỉ sự tương đương giữa người này và người kia, chẳng hạn, hai người giàu có như nhau, hai người tài giỏi như nhau, hai người lười biếng như nhau,.., sẽ được tựu chung lại, thể hiện qua câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân”. Trong truyền thuyết khi xưa, Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng chính là trường hợp của “kẻ tám lạng người nửa cân”, ngang tài ngang sức nhau, mỗi người có thế mạnh riêng về một lĩnh vực, cả hai đều xứng đáng để rồi vua Hùng phải đưa ra điều kiện thì mới có thể chọn ra được người có được công chúa Mỵ Nương. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh khác nhau mà câu tục ngữ trên mang ý tốt hoặc xấu, tích cực hay tiêu cực. Từ đó, mỗi người cũng cần nhận thức được rõ hơn về vị trí, khả năng của mình, không ngừng trau dồi, rèn luyện bản thân để vượt qua hay có được điều mà mình mong muốn. Đối với những người có mục tiêu cao đẹp, hãy lấy câu tục ngữ như một động lực đặt bên cạnh hình mẫu lý tưởng mà mình hướng đến để rồi phấn đấu được như chính ý nghĩa của nó. Đối với những người mang thói xấu, không nên để người khác nhìn nhận mình với ý nghĩ mình giống như những kẻ xấu xa khác trong xã hội, mà cần lấy đó làm sự thúc đẩy để vượt qua khỏi ý nghĩa của câu tục ngữ. Nhìn chung, câu tục ngữ “Kẻ tám lạng người nửa cân” tuy ngắn gọn nhưng giá trị phổ biến của nó vẫn còn vẹn nguyên đến tận bây giờ như một lời nói truyền miệng quen thuộc trong cuộc sống hôm nay.

Check Also

ao dai2 310x165 - Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Phân tích nhân vật chú bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *