Home / Văn mẫu tiểu học / Văn mẫu lớp 5 / Dấu câu – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Dấu câu – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Dấu câu – Ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5 thi vào lớp 6

Hướng dẫn

DẤU CÂU

Tiếng Việt có 10 dấu câu:

(1) Dấu chấm đặt cuối câu kể, báo hiệu câu đã kết thúc ; đặt ở cuối đoạn văn để kết thúc đoạn văn ; khi đọc, gặp câu có dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi.

(2) Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi ; khi đọc, gặp câu có dấu chấm hỏi phải đọc cao giọng ở cuối câu.

(3) Dấu chấm than đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến ; khi đọc, gặp câu có dấu chấm than, phải thay đổi giọng cho phù hợp với tình cảm, thái độ được thể hiện trong câu.

(4) Dấu phẩy có tác dụng ngăn cách các vế câu trong câu ghép, ngăn cách thành phần phụ của câu (trạng ngữ) với bộ phận chủ ngữ – vị ngữ, ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

(5) Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập ; khi đọc phải ngắt hơi ở dấu chấm phẩy.

(6) Dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật (được dùng kèm với dấu gạch ngang hoặc dấu ngoặc kép), báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.

(7) Dấu gạch ngang có tác dụng đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật trong đối thoại, đánh dấu phần chú thích trong câu, đánh dấu các ý trong một đoạn liệt kê.

Xem thêm:  Đề 33 – Đề bài luyện tập – Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 5

(8) Dấu ngoặc kép được dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc ý nghĩ của nhân vật hoặc đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

(9) Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần ghi nguồn trích dẫn hoặc đánh dấu bộ phận giải thích thêm.

(10) Dấu ba chấm dùng để thể hiện sự liệt kê chưa hết, thể hiện sự đứt quãng trong lời nói hoặc diễn tả sự vang động của âm thanh.

Bài tập 1. Đánh dấu x vào ô trống trước câu nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm (:) được sử dụng trong câu.

Những cảnh tuyệt đẹp của đốt nuớc hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

[……]Dấu hai chấm dùng để dẫn lời nói trực tiếp.

[……] Dấu hai chấm dùng để báo hiệu những từ ngữ sau đó là lời giải thích.

[……] Dấu hai chấm dùng để báo hiệu những từ ngữ sau đó liệt kê sự vật, sự việc.

Bài tập 2. Điền dấu câu thích hợp vào ô trống trong đoạn văn sau:

Đêm rằm Trung thu, có tiếng hát từ rất xa vọng lại [……]

Chú Cuội ngồi gốc cây đa

Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời…

Tôi hỏi bà [……]

– Bà ơi, ai hát đấy hở bà [……]

– Chị Hằng hát đấy [……] [……] Bà tôi thỉ thầm [……]

– Chị Hằng là ai hả bà [……] [……] Tôi tò mò I[……]

Xem thêm:  40 MỞ BÀI CHỌN LỌC CHO LỚP 11 (phần 2)

– Chị Hằng cũng là người nhà trời [……] nhưng chị Hằng thương chú Cuội bị phạt nên hát cho chú Cuội nghe đỡ buồn đấy.

(Theo Kao Sơn)

Bài tập 3. Hãy so sánh và giải thích cách dùng dấu ngoặc kép và dấu ngoặc đơn trong câu văn sau:

Bài thơ “Chiều tối” (Nhật kí trong tù — Hồ Chí Minh) cho ta thấy niềm mơ ước thầm kín về một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm.

(Theo Trần Đình Sử)

Bài tập 4. Hãy cho biết, trong các câu hỏi dưới đây, câu hỏi nào dùng để hỏi, câu hỏi nào dùng vào mục đích khác.

a) Lão Tác người làng tôi đã bỏ nhà cửa, vợ con để theo người ta đi buôn. Nguyên nhân nào đã thúc đẩy lão làm chuyện đó? Có phải lão mơ làm giàu nhanh chóng hay lão chán ngán cuộc sống lầm lụi, bấp bênh của cuộc đời cày cuốc?

(Theo Kao Sơn)

b) Bà ơi! ô mai sấu bà làm ngon lắm. Cháu ăn sấu bà cho, cháu cứ ứa nước mắt ra. Không phải tại sấu chua đâu. Tại vì cháu yêu bà. Sau này lớn lên, cháu biết lấy gì đền đáp lại tấm lòng thương cháu của bà?

(Theo Vũ Tú Nam)

Bài tập 5. Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào các ô trống sau:

a) Càng về khuya, bầu tròi càng xanh trong[……] trăng càng sáng.

b) Bóng tối dày đặc, bốn bề im ắng [……]đêm đã khuya.

Xem thêm:  Tả dòng sông quê hương em – Sông Trà Khúc Quãng Ngãi

c) Mở gói quà, Hà tròn mắt ngạc nhiên [……]một con búp bê đẹp tuyệt!

d) Mở gói quà, Hà thấy có một con búp bê [……] chiếc cặp tóc và một cuốn truyện cổ tích.

Bài tập 6. Đọc hai đoạn truyện sau và giải thích vì sao cùng là dẫn lời nói của nhân vật nhưng cách trình bày và cách dùng dấu câu ở hai đoạn khác nhau.

a) Đi cùng Loan một vòng quanh làng mới biết Loan được nhiều người yêu mến. Bọn bạn trong làng cứ gọi rối lên: “Loan ơi! Đi đâu đấy?”. Mấy đứa bé đi học về cũng chèo kéo: “Tối nay chị Loan tập cho chúng em một bài hát nữa nhé!”. Ngay các cô bác gặp Loan cũng niềm nở: “Cô Loan ra ruộng đấy à?

(Theo Lã Khắc Hoan)

b) Một đoàn khách đang đi giữa trưa hè nóng bức. Bỗng họ nhìn thấy cây ngô đồng bèn kéo đến nằm nghỉ dưới bóng mát của nó. Một hồi lâu, thấy đã khoẻ lại, họ ngước nhìn lên cây và kháo nhau:

– Loài cây này chẳng có trái nên chẳng có ích lợi gì!

Cây ngô đồng đáp lời họ:

– Các người thật vô ơn! Chính các người đang nương nhờ bóng mát của ta, nhưng lại báo ta chẳng có ích gỉ!

(Theo Ngụ ngôn thế giới chọn lọc)

Tags:Bồi dưỡng học sinh vào lớp 6 môn Tiếng Việt · Dấu câu · Tiếng Việt 5

Theo Dethihay.com

Từ khóa tìm kiếm

  • https://baivanhay com/dau-cau-on-tap-mon-tieng-viet-lop-5-thi-vao-lop-6-2

Check Also

nu sinh lop 12 sa735311 310x165 - Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em

Tả về chiếc xe đạp của em Bài làm Nhắc về kỷ niệm tuổi thơ, …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *