Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt

Dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của tác giả Bằng Việt

Đề bài: Em hãy lập dàn ý phân tích bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt

Bài làm

+ Mở bài:

– Giới thiệu qua về xuất xứ của tác giả tác phẩm: Bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt được sáng tác vào năm 1963 khi tác giả đang đi tu nghiệp tại Nga giữa trời đông buốt giá, trong tâm trạng nhớ quê hương, tác giả Bằng Việt đã viết ra bài thơ với những rung động tự tận đáy lòng.

+ Thân bài:

– Ngay từ khổ thơ đầu tiên hình ảnh chiếc bếp lửa hiện lên vừa xa, vừa gần, vừa thực vừa hư. “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm” Nó như là sự khắc khoải của tác giả về một miền ký ức dù đã bị thời gian vùi lấp, nhưng chưa bao giờ lãng quên mà chỉ chờ cơ hội để quay trở về đánh thức nỗi nhớ trong lòng tác giả.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

– Hình ảnh người bà như bà tiên trong chuyện cổ tích hiện lên đầy rõ nét chân thực chứ không ẩn hiện, hư thực như chiếc bếp lửa. Hình ảnh người bà thân thương luôn chở che cho con cháu được tác giả nhắc tới đầy cảm xúc bằng những lời lẽ hết sức mộc mạc, giản dị.

“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói

Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi

Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy

Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu

Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”

– Trong những câu thơ tiếp theo tác giả đã vẽ rõ nét hơn bức tranh về quê hương về vùng quê nơi có những người thân yêu của mình. Trong đó tác giả nhắc tới mùi khói cái mùi thơm thơm ngai ngái mà bất kỳ ai đã từng đun cơm bằng bếp lửa cháy bằng rơm rạ ở những vùng quê sau mùa gặt đều nhớ mãi.

Xem thêm:  Trọn bộ những stt mùa hè hài hước đặc sắc được yêu thích nhất

“Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế”

– Những lời thơ như thấm đẫm những dòng nước mắt chứa đựng biết bao tâm sự của người cháu muốn nói với bà về quá bi ai nhưng cũng nhiều kỷ niệm, khắc cốt ghi tâm.

-Tiếng tu hú hiện lên trong những vần thơ làm cho lời thơ bỗng nhiên vang vọng giống như tiếng réo gọi từ quá khứ gọi về. Tiếng tu hú xuất hiện là nhịp thơ trở nên nhanh hơn bồi hồi xúc động hơn nó như nhịp tim của tác giả đang loạn nhịp khi nhớ về một miền quê ký ức.

“Mẹ cùng cha công tác bận không về

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc

Tu hú ơi, chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa!”

– Ở những câu thơ này hình ảnh người bà và cháu ở bên nhau như những kỷ niệm êm đềm, nhưng cũng đầy hưu quạnh.

-Trong cuộc kháng chiến đầy cam go khó liệt những người có sức khỏe thường đi xa để làm ăn hoặc đi kháng chiến ở lại làng quê chỉ còn lại người già và trẻ nhỏ những thành phần yếu ớt, tự nương tựa vào nhau để sống.

Xem thêm:  Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn – Ngữ văn 9 Tập 1

“Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu bố còn việc bố

Mày viết thư chớ kể này kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!”

– Trong khổ thơ này tác giả đã tác giả đã khéo léo hòa nỗi đau riêng của mình của cá nhân một gia đình, một ngôi làng vào nỗi đau chung của toàn dân tộc.

– Qua những câu thơ “ giặc đốt làng” tác giả đã tố cáo tội ác của giặc khi chà đạp lên những vùng quê Việt Nam, nơi chỉ có toàn người già trẻ nhỏ không có sức chống cự nhưng chúng vẫn không tha.

– Tấm lòng của bà thật không từ ngữ nào có thể tả hết được sự hiên ngang, tinh thần hy sinh quả cảm.

“Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”.

– Hình ảnh bếp lửa và người bà hiện lên mang theo sự ấm áp, mang theo sự kiên cường, không ngại hy sinh. Ở những câu cuối một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

“Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu

Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả

Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở

Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?”

– Hình ảnh trong khổ thơ cuối tác giả đã trở về với hiện thực khi mình đã đi xa bà, xa quê hương, được hưởng lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng chưa giây phút nào hình ảnh người bà và chiếc bếp lửa thân thương gắn liền với tuổi thơ lam lũ bị tác giả quên lãng.

Xem thêm:  Thuyết minh về cây mơ và quả mơ

+ Kết

– Bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Hoàng Việt là một bài thơ hay của thi ca Việt Nam đọc xong bài thơ mỗi chúng ta đều muốn được chạy về nhà để sà vào lòng bà để mà được nghe bà hát ru trong những trưa hè oi ả.

    Check Also

    truong 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *