Home / Văn mẫu THCS / Văn mẫu lớp 9 / Dàn ý bài: Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Dàn ý bài: Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao

Em hãy lập dàn ý cho đề bài sau: Phân tích nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao.

A, Mở bài:

1. Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm:

– Khi còn là nhà văn hiện thực, hay khi trở thành nhà văn cách mạng, Nam Cao luôn tâm huyết với nghề cầm bút.

– Đôi mắt là truyện ngắn về đề tài người tri thức viết năm 1948, là thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ và ác liệt, cùng thời kì cũng là thời kì “nhận đường” của lớp văn nghệ sĩ cũ đi theo kháng chiến. Tác phẩm lúc đầu có tên Tiên sư thằng Tào Tháo, sau Nam Cao đổi là Đôi mắt. Nhà văn Tô Hoài coi Đôi mắt là “tuyên ngôn nghệ thuật” của một thế hệ nhà văn cũ đi theo kháng chiến.

– Truyện xoay quanh hai nhân vật Hoàng và Độ với hai nét tính cách khác nhau, hai cách nhìn, hai thái độ đối với quần chúng và đối với cuộc kháng chiến chung của cả dân tộc.

B, Thân bài:

-Phân tích tình cách nhân vật Hoàng.

a) Trước cuộc tổng khởi nghĩa Tháng tám, Hoàng là một nhà văn sĩ kiêm “tay chợ đen”. Gia đình Hoàng sống phong lưu, sung túc trong xã hội, mà hiếm có gia đình nào được như gia đình Hoàng.

(Chỉ ra những sở thích của gia đình Hoàng: nuôi chó dữ cúng rất sang,…)

– Tính khí của nhân vật Hoàng được xây dựng lên bởi tính bất thường, có tật hay đá bạn chỉ vì sự đố kị tài năng (chỉ ra những việc làm của Hoàng đối với bạn bè và đối với chính Độ).

b) Trong lúc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Hoàng cũng “đi theo kháng chiến”, nhưng thực ra đó chỉ làmột cuộc chạy loạn mà thôi.

– Về nông thôn nhưng anh vẫn giữ những thói quen sinh hoạt của một tri thức thượng lưu trước đây mặc dù hoàn cảnh đã thay đổi (chỉ ra những thói quen sinh hoạt của gia đình Hoàng: nuôi chó tây, đọc tiểu thuyết cổ trước khi đi ngủ…). Khẳng định bản thân những sinh hoạt ấy không đáng bị lên án, nhưng đặt trong thực tế cuộc sống, kháng chiến lúc bấy giờ, nó trở nên lạc lõng và xa lạ.

c) Mặc dầu sống giữa những người nông dân nghèo khổ lam lũ, nhưng Hoàng vẫn không hoà nhập được với họ. Anh vẫn giữ nguyên vẻ khinh bạc thậm chí là miệt thị của một người thuộc tầng lớp trên. Anh đã mang quá nhiều những mặc cảm về họ, về những người nông dân. Anh kể cho Độ nghe về những mặc cảm ấy của mình.

Thái độ của Hoàng đối với người nông dân:

– Theo Hoàng, những người nông dân đều là những kẻ “ngu độn…. bần tiện cả”

– Anh gọi những người kháng chiến là những “thằng chủ tịch”, “ông uỷ ban”, “bố tự vệ”, “các ông thanh niên”, “các bà phụ nữ”…toàn những lời lẽ thô thiển nếu xét trong vị trí của Hoàng mà nói.

– Anh cho họ là “nhiêu khê”, dốt nát nhưng hay mắc bệnh giấy tờ (lấy dẫn chứng bằng họ việc họ căn vặn giấy tờ người ra vào làng).

– Anh khinh miệt họ, những người nông dân là những người “vừa ngố vừa nhặng xị”, “viết chữ quốc ngữ sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị rối rít cả lên”, “mở miệng là thấy đề nghị, yêu cầu…”.

– Anh thấy việc anh thanh niên đọc thuộc lòng bài ba giai đoạn như một trò cười, chẳng khác nào một con vẹt biết nói…

Thái độ của anh khi kể về người nông dân

– Giọng nói “tức tối, bất bình” nặng về sự khinh miệt.

– Lúc anh trợn mắt, lúc cười gằn…

– Sự khinh bỉ của anh đã đến mức thái quá: nó “phì cả ra ngoài (…) mùi xác thối”.

Thái độ của Hoàng như vậy là sai lệch và đánh lến án, và đó cũng là hậu quả của một cái nhìn phiến diện, lệch lạc, chỉ thấy hiện tượng bề ngoài mà quên bản chất bên trong. Đó là cái nhìn của một con người thiếu hẳn lòng nhân ái, mà như Độ đã nhận xét: “anh quen nhìn đời, nhìn người một phía thôi”.

d) Khi không thể sống hoà hợp được với người lao động, với những người nông dân chăn nấm tay bùn, anh xa lánh, tuyệt giao với họ, giao du với “đám cặn bã…” chấp nhận bị gọi là “phản động”, không nhận làm việc gì cho kháng chiến. Đối với kháng chiến, anh là người đứng ngoài cuộc, với thái độ thờ ơ lạnh lùng.

e) Anh không tin ở khả năng cách mạng của quần chúng, bi quan về tương lai của kháng chiến, có một kiểu sùng bái cá nhân lãnh tụ không đúng mức.

f) Hoàng được tác giả xây dựng lên là một kiểu nghệ sĩ có cá tính của con người thuộc tầng lớp trên, có cách đối xử lạnh lùng và khinh miệt quần chúng.

C, Kết bài:

Khẳng định lại tài năng của tác giả Nam Cao khi xây dựng được nét tính cách điển hình và sự đối lập giữa hai nhân vật Hoàng Và Độ trong tác phẩm “Đôi mắt”.

    Check Also

    nu sinh d20181115 040205 310x165 - Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều của Nguyễn Du

    Đề bài: Phân tích đoạn thơ Thúy Kiều báo ân báo oán trích Truyện Kiều …

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *